LE_RANG_DONG_GS_BLễ Rạng Ðông Sinh Nhật, Năm B

Is 62:11-12; Tt 3:4-7; Lc 2:15:20

Thánh lễ rạng đông của ngày Giáng sinh quen gọi là lễ mục đồng. Phúc âm hôm nay kể lại: Nào ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xẩy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết (Lc2:15). Tại sao các mục đồng lại nhanh chóng đáp lại sứ điệp của các thiên thần như vậy? Theo Thánh kinh thuật lại, thì các mục đồng là những người canh thức để trông giữ đàn chiên.

Nếu họ ngủ thì đã không nhận ra các thiên thần, không nghe được tiếng các thiên thần, và đã không thấy ánh sáng từ trời toả xuống. Các mục đồng là những người sống gần gũi với thiên nhiên, nên dễ nhận ra những dấu vết, những kỳ công của Ðấng tạo hoá. Họ có  được cảm giác kính sợ, lạ lùng trước những quyền lực thiên nhiên của tạo hoá như bão tố, sấm sét.. Ðó chính là điều mà Phúc âm đã ghi lại: Vinh quang của Thiên Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ sợ hãi, kinh hoàng (Lc 2:9).

Không phải gắn bó với những ràng buộc vật chất nên khi nghe thấy có hiện tượng lạ, các mục đồng có thể nhẹ gánh ra đi cùng với đàn chiên, không cần phải giàn xếp công việc nhà. Làm sao mục đồng có thể nhận ra hài nhi mới sinh trong máng cỏ là Ðấng cứu thế? Mỗi người có thể tìm ra những câu trả lời khác nhau. Ðể giúp ta dễ dàng trả lời, ta có thể đặt câu hỏi cách khác. Ai là những người dễ nhận ra sự hiện diện của Chúa trong đời sống? Ai là những người dễ nhận ra những dấu vết, những kỳ công của Thiên Chúa? Người ta phải có tâm hồn hay tạo ra tâm hồn như thế nào để dễ nhận ra sự hiện diện của Chúa. Hàng ngày xung quanh ta vẫn có những dấu vết của việc Thiên Chúa hiện diện. Ta chỉ cần mở mắt tâm hồn là có thể nhận ra được.

Các mục đồng là những người đơn sơ chất phác. Do đó họ dễ đặt tin tưởng vào lời các thiên thần mà làm quyết định đi thăm hiện tượng lạ ở Bê-lem. Ðể có thể đi tìm Chúa, người ta cần có tâm hồn đơn sơ và phó thác của người mục đồng. Ðơn sơ không có liên hệ tích cực với tuổi tác, của cải và học vấn. Như vậy mặc dù một người đã cao niên, mà vẫn có thể đặt tin tưởng vào Chúa. Mặc dầu một người có học thức cao rộng mà vẫn có thế sống đơn sơ trước mặt Thiên Chúa. Vậy chỉ với tinh thần đơn sơ và tin tưởng, ta mới có thể mở rộng tâm hồn đón mừng Chúa Cứu thế. Phúc âm hôm nay ghi lại: Các mục đồng trở về vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, về mọi điều họ đã được tai nghe mắt thấy theo như họ đã được loan báo (Lc 2:20). Ước chi hôm nay ta cũng trở về ca tụng Thiên Chúa về những việc lạ lùng Người đã thực hiện, về mọi sự Người đã ban phát, về món quà cao qúi là việc ban chính Con Một Người.

Trong đêm Giáng sinh đầu tiên chỉ có ít nhân vật được chứng kiến cảnh hang đá Bê-lem: Ðó là Mẹ Maria, thánh Giuse, các thiên thần, mấy người mục đồng và đàn chiên bò lừa. Lễ Sinh nhật đầu tiên được mừng nơi hang đá máng cỏ của chiên bò lừa, chứ không phải trong nhà, cũng không ở trong khách sạn, hay tại nhà thương. Ngày nay người ta thường làm những cảnh hang đá máng có trông thật đẹp mắt. Tuy nhiên chính nơi Chúa Cứu thế sinh ra chỉ là cái hang mục đồng, có thể là dơ bẩn, hôi hám. Vậy mẹ Maria mừng lễ sinh nhật đầu tiên ra sao? Thánh kinh nói rất ít về việc mẹ mừng lễ Sinh nhật đầu tiên. Thánh kinh chỉ ghi lại: Còn bà Maria hằng ghi nhớ những sự việc đó và suy đi nghĩ lại trong lòng (Lc 2:19).

Mừng lễ Sinh nhật trong lòng có nghĩa là mở rộng tâm hồn đón nhận Chúa cứu thế. Tai ta có thể nghe câu chuyện giáng sinh, nhưng chỉ có tâm hồn mới có thể rung động trước Màu nhiệm Giáng sinh. Vậy sau những ngày giờ bận rộn, sửa soạn mừng lễ Sinh nhật như làm hang đá máng cỏ, trang hoàng nhà cửa, gửi thiệp sinh nhật và quà sinh nhật, ta cần tìm thời giờ thinh lặng để suy niệm về Màu nhiệm Giáng sinh. Chỉ trong thinh lặng, người ta mới dễ dàng cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa và mầu nhiệm Giáng sinh. Một lần khi đọc kinh Truyền tin trước Giáng sinh, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II kêu gọi người tín hữu hãy sống lại biến cố Giáng sinh trong bầu khí thinh lặng và tinh thần khiêm tốn. Ðức thánh Cha nói: Mẹ Maria kêu gọi ta sống khiêm tốn để Chúa có thể tìm thấy chỗ ở trong tâm hồn ta. Mẹ còn chỉ cho ta giá trị của sự thinh lặng để ta có thể nghe tiếng hát các thiên thần và tiếng khóc con trẻ Giêsu.

Là người công giáo trưởng thành, ta không được coi Sinh nhật như một biến cố xa xưa không ăn nhập tới nếp sống hiện tại. Người công giáo trưởng thành phải tìm cho ra ý nghĩa đích thực của việc mừng lễ Sinh nhật.

Lời cầu nguyện xin cho được một tâm hồn siêu thoát đi tìm Chúa:

Lạy Chúa hài nhi Giáng sinh!

Trong ngày Sinh Nhật đầu tiên của Chúa

chỉ có Mẹ, Cha nuôi và mấy người mục đồng

cùng với chiên cừu lừa hiện diện mừng Chúa.

Xin ban cho con một tâm hồn đơn sơ siêu thoát

khỏi những bận tâm vướng mắc

để như các mục đồng,

con có thể dễ dàng đến với Chúa. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch