LE_TAN_NIEN_BLễ Tân Niên, Mẫu B

Is 65:17-21; Kh 21:1-6; Mt 5:43-48

Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ công giáo mà chỉ là ngày lễ có tính cách văn hoá dân tộc. Ðể đáp ứng lời kêu gọi hội nhập văn hoá của Giáo hội hoàn vũ, Hội Ðồng Giám mục Việt nam đã đưa ý nghĩa tôn giáo vào những ngày Tết. Hội Ðồng Giám Mục ấn định những ý chỉ cầu nguyện cho các ngày Tết như sau: (1) Lễ Tất Niên.

Trong thánh lễ người tín hữu dâng ý chỉ tạ ơn Thiên Chúa cho năm cũ: tạ ơn cho thời giờ, năm tháng và ân huệ Chúa đã ban, đồng thời xin Chúa tha thứ những lỗi lầm, những thiếu sót trong năm cũ.. (2) Lễ Giao Thừa là ngày cầu bình an cho Năm Mới: cho Quê Hương, Giáo Hội, cho cá nhân và gia đình. (3) Lễ Tân Niên vào ngày Mồng Một Tết là ngày mừng xuân mới sang với ý hướng đổi mới con người. (4) Lễ Mồng Hai Tết là ngày kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ. (5) Lễ Mồng Ba Tết là ngày thánh hoá Công Ăn Việc Làm.

Tác gỉa bài trích sách ngôn sứ Isaia dùng loại ngôn ngữ khải huyền để ghi lại việc Chúa sáng tạo trời mới và đất mới (Is 65:17). Theo sách Khải huyền, thánh Gioan trong một thị kiến cũng nhìn thấy một trời mới và một đất mới (Kh 21:1). Dựa theo ý nghĩa của các bài đọc Thánh kinh và theo ý nghĩa của việc mừng xuân mới, hôm nay người tín hữu cầu xin Chúa đổi mới tâm hồn và đời sống: gồm việc đổi mới lời nói, tư tưởng và hành động theo tinh thần Phúc âm. Vào ngày đầu năm mới, nhiều người tín hữu có thói quen làm quyết định bỏ một nết xấu như tính hay nóng giận gây bất hoà cho mọi người. Có những người quyết định bỏ một thói quen có thể làm hại đến sức khoẻ trong tương lai như hút sách, nghiện ngập, hay một thói quen có thể làm đổ vỡ gia đình như cờ bạc. Người nghiền đánh bạc thường nuôi hi vọng là được, và khi thua thì nuôi hi vọng gỡ lại. Về vấn đề này, người ta phải ghi nhớ lời cha ông đã răn: Cờ bạc là bác thằng bần. Ngày nay với những nghiên cứu chuyên môn, người ta coi cờ bạc, nghiện ngập là một thứ bệnh. Để trị bệnh, người ta phải nhận mình có bệnh. Không nhận bệnh là bệnh sẽ không tìm đến những cơ quan chữa trị và không tìm đến những người muốn chừa bệnh để được phê bình và khuyến khích lẫn nhau để mà chừa. Bỏ được nết xấu là đổi mới, tức là trở nên hoàn thiện dần dần như Chúa dạy trong Phúc âm hôm nay (Mc 5:48).

Phúc âm thánh Lễ Tân Niên, mẫu B giống Phúc âm Chúa nhật 7 Thường niên, Năm A (Mt 5:38-48) dạy về luật thương xót theo luật đổi mới. Để sống theo luật thương xót mà Chúa dạy, ta cần cầu xin cho được đổi mới tâm hồn và đời sống để ta có thể nhìn tha nhân như là hình ảnh của Thiên Chúa, nhận ra sự hiện diện của Chúa nơi tha nhân như lời Chúa phán: Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta (Mt 25:40).

Như vậy ta có thể đưa quan niệm đổi mới vào việc suy niệm lời Chúa trong Phúc âm hôm nay về luật thương xót (xem Chúa Nhật 7 Thường Niên, Năm A). Cũng có thể dựa vào suy niệm Phúc âm Chúa nhật này để chia sẻ lời Chúa hoặc khai triển theo cách thế suy niệm của mỗi người

Lời cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho năm mới:

Lạy Thiên Chúa là Chúa của mùa Xuân.

Trong ngày đầu Xuân hôm nay

xin Chúa chúc lành cho Quê hương, Giáo hội Việt nam

và cho người dân Việt chúng con.

Nguyện xin Chúa chúc lành cho ông bà cha mẹ,

chú bác, cô dì, cậu mợ, anh chị em, họ hàng chúng con.

Xin Chúa ban bình an và phúc lộc cho đời chúng con. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch