CN 29 TN, A: Trả cho Xêda và trả cho Thiên Chúa

CN29_thuong_nien_nam_AChúa Nhật 29 Thường Niên, Năm A

Is 45:1,4-6; 1Tx 1:1-5b; Mt 22:15-21

Nhóm người Pharisêu trong Phúc âm hôm nay kết cấu với nhóm Hêrôđê để đưa Chúa Giêsu vào cuộc tranh chấp chính trị-tôn giáo. Nhóm người Pharisêu lại hậm hực với chính quyền La mã vì phải trả thuế người ngoại bang. Còn nhóm Hêrôđê là những người phò đế quốc La mã và do đó phò cả vua bù nhìn Hêrôđê. Trước khi đưa Chúa vào tròng, họ tỏ ra nịnh bợ trước đã như khen Chúa là người chân thật và không thiên vị (Mt 22:16).

Thế rồi họ đặt câu hỏi với Chúa: Có được phép nộp thuế cho Xêda không? (Mt 22:17). Câu hỏi có vẻ đơn sơ, nhưng ý đồ của họ lại khác. Nếu Chúa trả lời: có, nghĩa là phải nộp thuế cho Xêda, thì Người sẽ bị coi là phản động và mất thế giá trước mặt người Do thái thời bấy giờ vì họ muốn thoát khỏi quyền lực của vua ngoại bang. Nếu Chúa trả lời: không, nghĩa là không cần nộp thuế cho Xêda, thì phe Hêrôđê sẽ tố cáo với nhà chức trách La mã là chống đối chính quyền ngoại bang. Chúa Giêsu biết rõ thâm ý của họ nên dùng chính đồng tiền nộp thuế có hình Xêda để giải thích cho họ. Chỉ vào hình Xêda trên đồng tiền, Chúa bảo họ: Của Xêda, trả về Xêda, của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa (Mt 22:21).

Xem thêm: CN 29 TN, A: Trả cho Xêda và trả cho Thiên Chúa

Write comment (0 Comments)

CN 17 TN, A: Ước muốn và lựa chọn giá trị Nước Trời

CN17_thuong_nien_nam_AChuá Nhật 17 Thường Niên, Năm A

1V 3:5, 7-12; Rm 8:28-30; Mt 13:44-52

Mỗi người đều có những ước muốn và lựa chọn khác nhau: người thì muốn giàu sang,  người ham thích chức quyền, người khác muốn có nhiều bạn hữu.. Trẻ con cũng có những ước muốn khác nhau. Nếu hỏi trẻ con sau này lớn lên muốn làm gì, người ta sẽ được nghe các em trả lời: con muốn làm bác sĩ, con muốn làm linh mục, em muốn làm luật sư, em muốn làm cảnh sát, cháu muốn chơi đá banh, cháu muốn đấu đô vật. Ước muốn của trẻ con thường được thể hiện bằng cách thần tượng hoá mẫu người lý tưởng. Chẳng vậy mà trẻ con thường thích xin chữ kí của người lí tưởng hay nổi danh về phương diện nào đó để làm kỷ niệm. Có những trẻ em làm bộ bắt chước linh mục cử hành thánh lễ tại gia. Trẻ gái cũng có những ước muốn khác nhau. Tuy nhiên nhiều nghành chưa được mở rộng cho nữ giới, nên ước muốn của trẻ gái thường bị giới hạn.

Xem thêm: CN 17 TN, A: Ước muốn và lựa chọn giá trị Nước Trời

Write comment (0 Comments)

CN 27 TN, A: Được gọi làm vườn nho của Chúa

CN27_thuong_nien_nam_A_copy_copyChúa Nhật 27 Thường Niên, Năm A

Is 5:1-7; Pl 4:6-9; Mt 21:33-43

Trong thời Cựu ước, Thiên Chúa nói với loài người qua các tổ phụ và ngôn sứ. Chúa sai các ngôn sứ loan báo sứ điệp của Người cho dân tộc mà Chúa tuyển chọn. Dân tộc của Chúa thường được ví như vườn nho mà Chúa vun trồng. Vào thời Chúa Giêsu, những người giàu có thường đầu tư vào vườn nho. Họ không phải đích thân canh tác vườn nho mà chỉ cần thuê người làm quản lí vườn nho cho họ. Theo luật lệ Do thái thời bấy giờ thì nếu ông chủ vườn nho chết đi mà không có con thừa tự, thì vườn nho sẽ thuộc về người nào chiếm được trước tiên.

Phúc âm hôm nay cho thấy Chúa Giêsu cũng dùng hình ảnh vườn nho để dạy loài người bài học luân lí. Theo cốt chuyện dụ ngôn, thì vườn nho được coi là dân tộc của Chúa. Thiên Chúa là chủ vườn nho và cũng là người trồng nho; tá điền là những thượng tế, kì lão và những nhà lãnh đạo dân; đầy tớ của chủ được hiểu là các ngôn sứ; Con một ông chủ là Ðấng Cứu thế. Tá điền khác là dân ngoại đến sau này, là dân tộc biết làm trổ sinh hoa trái. Như vậy mỗi nhân vật trong ngụ ngôn đều có vai trò để đóng với ý nghĩa riêng.

Xem thêm: CN 27 TN, A: Được gọi làm vườn nho của Chúa

Write comment (0 Comments)

CN 15, A: Xin cho Lời Chúa sinh hoa kết quả trong đời sống

CN15_thuong_nien_nam_AChúa Nhật 15 Thường Niên, Năm A

Is 55:10-11; Rm 8:18-23; Mt 13:1-23

Ðọc Thánh kinh ta nhận thấy Thiên Chúa bày tỏ cho loài người về căn nguyên, cùng đích của loài người và đường lối họ phải theo để duy trì mối liên hệ thân thiết giữa Ðấng Sáng tạo và loài thụ sinh. Tuy nhiên lời Chúa không phải là tiếng nói một chiều, nhưng bao hàm việc đáp trả. Lời Chúa không phải là tiếng nói độc thoại, nhưng là việc đối thoại giữa Thiên Chúa với loài người. Lời Chúa chứa đầy sức sống, làm tăng triển và sinh hoa kết quả trong đời sống người tín hữu một khi có sự cộng tác của loài người. Lời Chúa còn có sức thay đổi đời sống con người, có quyền lực để cứu độ hoặc kết án.

Xem thêm: CN 15, A: Xin cho Lời Chúa sinh hoa kết quả trong đời sống

Write comment (0 Comments)

CN 25 TN, A: Bằng lòng với của Chúa ban

CN25_thuong_nien_nam_AChúa Nhật 25 Thường Niên, Năm A

Is 55:6-9; Pl 1:20c-24, 27a; Mt 20:1-16a

Chiều kích của thế giới mà người ta đang sống, tuỳ thuộc vào cái nhìn của mỗi người. Người ta có thể mở rộng hay thu hẹp thế giới lại trong đầu óc mình. Khi người ta thu hẹp cái nhìn đời, là người ta chọn sống trong thế giới nhỏ bé. Và khi người ta càng chọn cái nhìn hẹp hòi, người ta càng mất hạnh phúc. Ðó là cách thế cắt nghĩa cho việc bất mãn của những người làm vườn nho cả ngày từ sáng sớm tinh sương trong Phúc âm hôm nay. 

Thợ làm vườn nho từ sáng sớm đã thỏa thuận với chủ về đồng tiền lương (Mt 20:2), nhưng rồi họ lại cằn nhằn vì chủ trả cho những người đến sau cũng bằng họ. Xét về một vài khía cạnh, thì dụ ngôn hôm nay cũng giống dụ ngôn người cha nhân lành đối xử khoan hậu với người con phung phá. Khi người con phung phá trở về thì người cha cho mở đại tiệc ăn mừng khiến người con trưởng nổi ghen. Ðó cũng là phản ứng tiêu biểu của loài người.

Xem thêm: CN 25 TN, A: Bằng lòng với của Chúa ban

Write comment (0 Comments)

Lễ MM Thánh Chúa, A: Ai ăn Bánh này sẽ được sống muôn đời

Le_Minh_Mau_Thanh_Chua_Kito_nam_ALễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, Năm A

Ðnl 8:2-3, 14b-16a; 1Cr 10:16-17; Ga 6:51-59

Trước khi về trời, Chúa Giêsu ban tặng cho loài người một kỉ vật cao qúi nhất do động lực yêu thương thúc đẩy. Ðó chính là Mình và Máu thánh của Người. Trong bữa Tiệc li, Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể (1) để làm của ăn uống thiêng liêng cho loài người và để ở lại với loài người cho tới ngày tận thế. Bữa Tiệc li là thánh lễ đầu tiên mà Chúa cử hành với các tông đồ trước khi chịu khổ hình thập giá. Qua lễ hi sinh thánh giá, Chúa lập một giao ước vĩnh cửu với loài người. Các thánh lễ được cử hành kế tiếp trên khắp hoàn cầu theo lệnh truyền của Chúa: Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thày (Lc 22:19) là việc làm mới lại lễ hi sinh thánh giá. Tham dự vào bàn tiệc của lễ hi sinh thánh giá là dấu chỉ người tín hữu chấp nhận giao ước mới với Thiên Chúa.

Xem thêm: Lễ MM Thánh Chúa, A: Ai ăn Bánh này sẽ được sống muôn đời

Write comment (0 Comments)

CN 23 TN, A: Sửa lỗi theo lời Chúa dạy

CN23_thuong_nien_nam_AChúa Nhật 23 Thường Niên, Năm A

Ed 33:7-9; Rm 13:8-10; Mt 18:15-20

Muốn tìm điểm nổi bật nơi cộng đồng đức tin Kitô giáo, người ta phải tìm những giá trị tinh thần và thiêng liêng. Cộng đồng đức tin không chủ trương phe phái cũng không nhắm đến việc tranh chấp thắng bại. Cộng đồng đức tin chú tâm đến việc chữa trị cá nhân đã lỗi phạm cũng như chữa trị cộng đồng bị sứt mẻ vì lỗi phạm của cá nhân. Người Do Thái cổ xưa coi việc sửa trị như là phương thế giáo dục luân lý. Họ tin việc cha mẹ đưa con cái vào vòng kỷ luật là cần thiết. Vì thế trong sách Êdêkien, Thiên Chúa truyền cho vị ngôn sứ cảnh giác và sửa dạy dân chúng. Còn lời Chúa trong Phúc âm hôm nay dạy ta đi theo ba giai đoạn trong việc sửa lỗi khi người anh em phạm tội. Giai đoạn một là sửa riêng người súc phạm nhằm tránh làm mất mặt đương sự. Giai đoạn hai là gọi hai người làm chứng để thuyết phục phạm nhân. Giai đoạn ba là đưa vấn đề ra trình bày trước cộng đồng tín hữu để bảo toàn sức khoẻ tâm thần của cá nhân cũng như cộng đoàn (Mt 18:15-16).

Xem thêm: CN 23 TN, A: Sửa lỗi theo lời Chúa dạy

Write comment (0 Comments)

Lễ Chúa Hiện Xuống, A: Việc Làm cản trở ơn Chúa Thánh Thần

Le__Hien__XuongLễ Chúa Hiện Xuống, Năm A

Cv 2:1-11; 1Cr12:3b-7,12-13; Ga 20:19-23

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống có thể nói được là ngày sinh nhật của Giáo hội và cũng là ngày các tông đồ chính thức lãnh sứ vụ rao giảng Tin mừng Cứu rỗi. Trước ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, người ta thấy cảnh một tông đồ bán Thầy. Còn mười một ông kia thì nhát như cáy. Khi Chúa Giêsu bị bắt, một tông đồ đã chối Thày ba lần, số còn lại tìm chỗ lẩn trốn. Khi được tiếp nhận Thánh Thần: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần (Ga 20:22), các tông đồ đổi mới tận gốc. Các ông không còn sợ hãi, như Sách Công Vụ Tông Ðồ ghi lại: Ai nấy được đầy tràn ơn Thánh Thần (Cv 2:4). Họ bắt đầu rao giảng lời Chúa cách tự tin (Cv 4:31) với quyền năng Chúa trao ban, họ làm chứng cho việc Chúa sống lại (Cv 4:33) và làm nhiều phép lạ cho người ta tin tưởng (Cv 5:12).

Xem thêm: Lễ Chúa Hiện Xuống, A: Việc Làm cản trở ơn Chúa Thánh Thần

Write comment (0 Comments)

CN 21 TN, A: Thầy sẽ xây Hội Thánh trên tảng đá này

CN21_thuong_nien_nam_AChúa Nhật 21 Thường Niên, Năm A

Is 22:19-23; Rm 11:33-36; Mt 16:13-20

Ðá mang ý nghĩa dồi dào trong Thánh kinh. Ðá tượng trưng cho sự vững chắc và kiên cố. Vì thế Chúa Giêsu bảo các tông đồ phải xây nhà đức tin trên đá, để khi mưa to, bão lớn, gió cuốn, căn nhà vẫn có thể đứng vững. Khi ông Simon theo Chúa làm tông đồ, Chúa đổi tên ông thành Phêrô, có nghĩa là đá. Và Chúa hứa đặt Phêrô làm nền tảng Giáo Hội. Phúc âm hôm nay ghi lại việc Chúa trao chìa khoá nước Trời cho Phêrô: Thầy sẽ  trao cho con chìa khoá nước Trời: Dưới đất con ràng buộc điều gì, trên trời cũng sẽ ràng buộc như vậy; dưới đất con tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy (Mt 16:19). Chìa khoá theo nghĩa Thánh kinh là biểu hiệu của trách nhiệm và uy quyền. Người mang chìa khoá có quyền quyết định cho ai vào và ai không được vào như chìa khoá nhà Ðavít được trao cho Engiakim để canh giữ triều đình (Is 22:22). Chìa khoá Chúa trao cho Phêrô tượng trưng cho quyền bính của các vị giáo hoàng.

Xem thêm: CN 21 TN, A: Thầy sẽ xây Hội Thánh trên tảng đá này

Write comment (0 Comments)

CN 6 PS, A: Tin vào lời hứa ban Chúa Thánh Thần

Chua_Nhat_6_Phuc_SinhChúa nhật 6 Phục sinh, Năm A

Cv 8:5-8,14-17; 1Pr 3:15-18; Ga 14:15-21

Khi còn tại thế, Ðức Giêsu hiện diện với các tông đồ bằng thân xác, ngũ quan của Người. Khi về trời thì một sự hiện diện mới cần phải được thiết lập như lời Người hứa: ‘Thày sẽ xin Chúa Cha ban cho chúng con một Ðấng Phù Trợ khác để Ngài ở lại với các con luôn mãi’ (Ga 14:16). Chúa Giêsu biết chẳng còn bao lâu nữa các tông đồ sẽ thấy họ phải tự lập giữa thế gian; họ sẽ bị thế gian ghét bỏ, bách hại, tù đầy và bị kết án tử hình. Lời hứa ban Ðấng Phù Trợ là Thần Chân lý phải là lời an ủi, khích lệ cho các Tông Ðồ. Ðó cũng là lời hứa để sửa soạn cho các ông đón nhận ơn Chúa Thánh Thần trong ngày lễ Hiện Xuống.

Xem thêm: CN 6 PS, A: Tin vào lời hứa ban Chúa Thánh Thần

Write comment (0 Comments)

CN 19 TN, A: Chúa ở đó khi ta cầu cứu

CN19_thuong_nien_nam_AChúa Nhât 19 Thường Niên, Năm A

1V 19:9a,11-13a; Rm 9:1-5; Mt 14:22-33

Biển hồ Galilê, còn được gọi là biển hồ Giênêsarét hoặc biển hồ Tibêria. Biển hồ mang hình trái lê, dài khoảng 20 kilômét, điểm rộng nhất gần 13 kilômét. Mặt hồ thấp hơn mặt nước biển Ðịa Trung Hải là 210 mét và sâu khoảng 60 mét. Sự thường thì mặt nước hồ phẳng lặng. Tuy nhiên đôi khi có những luồng gió lộng bất chợt từ núi thổi xuống khuấy động mặt nước dữ dội. Sau phép lạ hoá năm chiếc bánh và hai con cá nuôi năm ngàn người không kể đàn bà và trẻ con, Chúa Giêsu biết được ý định của dân chúng muốn tôn vinh Người làm vua (Ga 6:15), nên quyết định giải tán dân chúng, và truyền cho các tông đồ xuống thuyền qua bờ bên kia trước. Rồi Chúa lên núi cầu nguyện một mình và cũng ở lại trên núi một mình vì Người không muốn dính líu và can dự gì tới ý đồ trần tục của dân chúng.

Xem thêm: CN 19 TN, A: Chúa ở đó khi ta cầu cứu

Write comment (0 Comments)

CN 4 PS, A: Xin cho được ở lại trong Giáo Hội như chiên trong chuồng

Chua_Nhat_4_Phuc_Sinh_4Chúa Nhật 4 Phục Sinh, Năm A

Cv 2:14a, 36-41; 1 Pr 2:20b-25; Ga 10:1-10

Dân Do Thái thời Cựu ước là dân du mục. Vì thế văn chương của họ là bộ sách Cựu ước có nhiều dẫn chứng về đời sống chăn nuôi như là chiên, cừu, dê, người chăn chiên, lúa miến, cỏ dại, cây nho, hạt cải, chim sẻ, hoa cỏ đồng nội... Vào thời Chúa Giêsu tại đất Pa-lét-tin, chăn nuôi là một nghề vất vả khó nhọc. Trước hết, người chăn chiên phải biết chiên của mình: con nào thuộc đàn nào, con nào đau ốm, con nào bị lạc. Thứ đến người chăn chiên phải nuôi dưỡng chiên của mình, dẫn chiên đến suối nước uống, cho chiên đến đồng cỏ ăn; không để chiên ăn cỏ độc. Sau cùng, người chăn chiên phải bảo vệ đàn chiên khỏi sói rừng tấn công, khỏi mỏm đá dốc..

Xem thêm: CN 4 PS, A: Xin cho được ở lại trong Giáo Hội như chiên trong chuồng

Write comment (0 Comments)

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch