Ý CHỈ CẦU NGUYỆN TRONG TUẦN LỄ HIỆP NHẤT: 18-25/01/2010

Ngày 18/1 : Cầu cho phong trào Đại kết đạt được kết quả

Ngày 19/1 : Cầu cho sự hiệp nhất trong Giáo hội Công Giáo

Ngày 20/1 : Cầu cho sự Hiệp nhất giữa Giáo Hội Công giáo và Chính thống.

Ngày 21/1 : Cầu cho sự Hiệp nhất giữa các anh em Tin Lành và Công Giáo

Ngày 22/1 : Cầu cho sự Hiệp nhất giữa các anh em Anh Giáo và Công Giáo

Ngày 23/1 : Cầu cho sự Hiệp nhất giữa anh em Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Công Giáo

Ngày 24/1 : Cầu cho các Kitô hữu được trở nên chứng nhân đích thực của Chúa.

Ngày 25/1 : Cầu cho những người chưa biết Chúa.

 

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

(Lược soạn theo tài liệu “Tuần lễ cầu nguyện

cho các Kitô hữu hiệp nhất” của ĐCV thánh Giuse Sài Gòn, 2002)

 

VÀI NÉT LỊCH SỬ VỀ TUẦN LỄ CẦU NGUYỆN CHO CÁC KITÔ HỮU HIỆP NHẤT

Tuần lễ cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất được cử hành hằng năm từ ngày 18 đến 25 tháng giêng. Tất cả các tín hữu tin vào Chúa Kitô trên khắp thế giới (Công giáo, Chính Thống giáo, Tin lành, Anh Giáo) đều cử hành tuần lễ cầu nguyện này.

WK_OF_PRAYER_FOR_XIAN_UNITY_PICTURETuần lễ cầu nguyện này bắt nguồn từ đầu thế kỷ XX, do sáng kiến của một linh mục Công giáo, trước đó là một tín hữu Anh Giáo. Được sự hỗ trợ của Đức Giáo Hoàng Piô X, vị linh mục này đã tổ chức hằng năm, từ ngày 18 đến ngày 25 tháng giêng, một tuần bát nhật "cầu cho những người lạc giáo và những người thuộc các bè rối trở lại với Giáo Hội Rôma". Đức giáo hoàng Bênêđictô XV đã mở rộng việc cầu nguyện này cho toàn thể Giáo Hội Công Giáo. 

Năm 1935, Cha Paul Couturier, linh mục thuộc giáo phận Lyon, người tiên phong trong phong trào Đại Kết, đã lấy lại sáng kiến trên với một tinh thần mới. Xác tín rằng việc cầu nguyện là hình thức hiệp nhất duy nhất có thể có được trong hoàn cảnh lúc đó, đồng thời việc cầu nguyện của những tín hữu đơn sơ nhỏ bé nhất cũng quan trọng như những cuộc tranh luận của các nhà thần học, cha Couturier đề nghị các kitô hữu gặp gỡ nhau hằng năm để cùng nhau cầu xin cho "sự hiệp nhất mà Chúa Kitô muốn, bằng những phương thế mà Ngài muốn" (unité que le Dieu veut par des moyens qu'il voudra). 

Lời đề nghị của cha Couturier đã được Đức Hồng Y Gerlier, Tổng Giám Mục Lyon nâng đỡ và đã được các giáo hội khác nhiệt tình đón nhận : năm 1936 Giáo Hội Cải Cách ở Pháp đã hỗ trợ tích cực… năm 1954 Hội Đồng Hiệp Nhất Các Giáo Hội (thành lập năm 1948) yêu cầu các thành viên (cụ thể là tất cả các Giáo Hội Kitô ngoài Giáo Hội Công Giáo Rôma) tham dự vào việc cử hành Tuần Hiệp Nhất hằng năm. 

Từ năm 1958, những bản văn cầu nguyện và những bản văn kinh thánh được đề nghị cho những cuộc gặp gỡ này được phía Công giáo và Hội Đồng Hiệp Nhất Các Giáo Hội cùng nhau chọn. Trong Giáo Hội Công Giáo, Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục trong các giáo phận, các giáo xứ đã cho thấy những âm hưởng đối với tuần lễ Hiệp Nhất. Các giáo xứ của các Giáo Hội khác nhau chuẩn bị và thực hiện những cuộc biểu lộ chung thường được kéo dài bởi những hoạt động liên-giáo-hội (hoạt động bác ái-xã hội, những nhóm cầu nguyện, hoặc những nhóm kinh thánh …).

(Théo, Droguet-Ardant/Fayard 1992, p. 589)

 

Vài con số thống kê về tình hình đại kết trên thế giới dựa trên thống kê dân số Công Giáo trên thế giới do Tòa Thánh đã công bố hôm 15.9.2009, vào cuối năm 2007.

-         Dân số Thế giới là 6.617.097.000 người.

-         Công giáo là 1.146.656.000, tăng thêm 15.906.000 so với năm trước, đều trên năm châu : Châu Phi : + 6.612.000; Châu

          Mỹ : + 5.535.000; Châu Á: + 2.428.000; Châu Âu : + 1.132.000; Châu Úc : + 199.000.

         Tỷ lệ Công giáo tăng 0,05%, đạt 17,33%.

 

CÁC TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI.

- Kitô Giáo tính chung 2,1 tỷ khắp thế giới, trừ Tây Phi, Bắc Phi, bán đảo Ả Rập và một phần của Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á.

- Hồi Giáo 1,5 tỷ Trung Đông, Bắc và Đông Phi, Trung Á, Nam Á, Tiểu Lục địa Ấn Độ, quần đảo Mã Lai, một phần lãnh thổ Nga.

- Ấn Độ Giáo 900 triệu Tiểu Lục địa Ấn Độ, Fiji, Guyana, Mauritus.

- Phật Giáo 376 triệu Tiểu Lục địa Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Á, Đông Dương.

- Khổng Giáo 150 triệu Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam.

- Do Thái Giáo 14 triệu Israel, Mỹ, châu Âu.

- Tôn giáo dân gian Trung Quốc 394 triệu Trung Quốc.

- Tôn giáo của các bộ tộc 300 triệu Châu Á, Ấn Độ.

- Tôn giáo truyền thống Châu Phi 100 triệu Châu Phi, Châu Mỹ.

- Đạo Sikh 23 triệu Ấn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ, Anh.

- Bahá'í Giáo 7 triệu Tín đồ phân bố rải rác nhiều nơi trên thế giới.

- Đạo Jain 4,2 triệu Ấn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ, Anh.

- Đạo Shintō 4 triệu Nhật Bản.

- Đạo Cao Đài 2 triệu Việt Nam.

- Lão Giáo 400 triệu Trung Quốc, cộng đồng người Hoa hải ngoại

Niềm tin và thực tiễn tôn giáo vô cùng đa dạng và có rất nhiều tôn giáo trên thế giới ngày nay, có tôn giáo chỉ hạn chế trong một vùng địa lý không lớn nhưng có những tôn giáo có thể gọi là tôn giáo thế giới với nhiều triệu tín đồ ở khắp nơi trên thế giới. Nói chung có khoảng 87 phần trăm dân số thế giới đang gắn bó với một tôn giáo nào đó; chỉ có khoảng 13 phần trăm là không tôn giáo.

(Nguồn số liệu theo Adherents.com [1] 

KINH XIN ƠN HIỆP NHẤT

Lạy Chúa Giêsu, hôm trước ngày chịu chết vì chúng con, Chúa đã cầu xin cho tất cả các môn đệ được hiệp nhất, như sự hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa. Xin cho chúng con biết đau lòng cảm thấy sự bất trung gây chia rẽ của chúng con. Xin cho chúng con biết trung thực nhìn nhận, và can đảm bỏ đi những gì là thờ ơ ngờ vực, và ngay cả hận thù lẫn nhau đang tiềm tàng nơi chúng con. Xin ban cho tất cả chúng con được gặp nhau trong Chúa, để từ tâm hồn và môi miệng chúng con, không ngớt cất lên lời Chúa nguyện cầu cho các tín hữu Kitô, được hiệp nhất như ý định của Chúa, theo phương cách và thời điểm Chúa an bài. Xin cho chúng con tìm thấy con đường đi đến hiệp nhất nơi Chúa là Đức Ái hoàn hảo, trong sự vâng phục Tình Thương và Chân Lý của Chúa. Amen.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch