CN_5_MCChúa Nhật 5 Mùa Chay, Năm A

Ga 11, 1-45

Trên đường rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu không ít lần thực hiện phép lạ hầu đem đến cho con người sự bình an đích thực và cũng là dịp để họ nhận ra Người chính là Con Thiên Chúa, Đấng phải đến.

Tuy nhiên, Tin mừng Gioan chỉ ghi lại bảy phép lạ tiêu biểu mà thôi và, phép lạ cho Ladarô sống lại là phép lại cuối cùng để nói lên quyền năng của Người.

Bêtania, ngôi làng nằm bên sườn núi Ôliu, chỉ cách Giêrusalem gần 3 cây số về phía đông, ngày hôm nay chứng kiến phép lạ siêu phàm Chúa Giêsu thực hiện cho gia đình của Mácta và Maria: Ladarô, người em thân yêu của họ sống lại khi đã chết trong mồ bốn ngày! Việc kẻ chết sống lại do quyền năng của Thiên Chúa được Kinh thánh ghi lại không hiếm. Chúng ta có thể thấy một lần Ngôn sứ Êlia làm cho con trai của bà goá ở Xarépta sống lại; một lần Ngôn sứ Êlisa cho cậu quý tử của bà Sunêm sống; và một lần thánh Phêrô khi còn ở Lốt và Giaphô đã khiến cho bà Linh Dương (Tabitha) ở Giaphô sống lại (x. 1V 17, 17-24; 2V 4, 18-37; Cv 9, 36-43). Tin mừng ghi lại ba lần Chúa Giêsu cho kẻ chết sống lại. Một lần cho con gái ông Giaia, một lần cho con trai bà goá thành Nain và lần này cho Ladarô. (x. Mc 5, 21-43; Lc 7, 11-17).

Rõ ràng giáo lý về sự sống lại đã có từ lâu nhưng phải đợi đến trường hợp của Ladarô, Chúa Giêsu mới tỏ hiện giáo lý ấy cách đầy đủ và sẽ hoàn thiện nó cách toàn hảo khi Người chỗi dậy từ cõi chết. Giáo lý đó Chúa Giêsu muốn gửi đến cho chúng ta mà hôm nay Mácta, chị Ladarô là đại diện.

Ai cũng biết tình cảm của Chúa Giêsu dành cho gia đình của Ladarô rất thân thiết. Thế nhưng khi nghe tin Ladarô bị bệnh, Chúa Giêsu không đi ngay, Người vẫn ở lại Épraim đến hai ngày. Điều này thật tai hại. Vì như chúng ta biết khi Chúa Giêsu đến Bêtania thì Ladarô đã chết và được chôn cất đến 4 ngày! Ngay Mácta vốn rất yêu quý Chúa Giêsu nhưng khi ra đón Chúa, câu nói của cô có gì đó chứa đựng sự trách móc, giận hờn : “Nếu có Thầy ở đây thì em con đã không chết”. Trách móc cũng phải thôi nhưng đó lại chính là khởi điểm cho một giáo huấn về sự sống lại mà Chúa Giêsu muốn dành cho chị cũng như cho mỗi người chúng ta.

Tin mừng Gioan luôn làm nổi bật mối tương quan giữa niềm tin và phép lạ. Phép lạ đưa đến niềm tin và ngược lại. Trong trường hợp Ladarô, chính niềm tin, lời tuyên tín của Mácta đưa đến phép lạ. Đây là điểm giáo lý rất quan trọng. Phép lạ đưa đến niềm tin không cần bàn cãi nhiều. Bởi chính Chúa Giêsu đã dùng nhiều phép lạ như những bằng chứng hữu hình cho thấy chính Người là Đấng Mêsia mà Cựu ước đã loan báo và để dân chúng thấy và tin theo Người. Tuy nhiên, đây chỉ là lối tiếp cận niềm tin ở mức độ thấp mà thôi, nghĩa là thấy mới tin. Chúa Giêsu muốn chúng ta tiếp cận niềm tin ở mức độ cao hơn như Người đã quả quyết với thánh Tôma ngay sau khi phục sinh : “Phúc thay những ai không thấy mà tin” (Ga 20, 29b). Trước khi cho Ladarô sống lại, điều Chúa Giêsu muốn Mácta là phải TIN. Chính Mácta đã tuyên tín niềm tin đó với tình yêu và lòng mến chân thành : “Thưa Thầy, con vẫn tin Thầy là Đức Kytô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian”. Hiệu quả của niềm tin chính là việc Ladarô, em chị được sống lại. Đây chính là niềm tin trưởng thành. Niềm tin không cần đến phép lạ. Niềm tin ấy dẫn dắt Giáo hội suốt hơn hai ngàn năm qua và sẽ mãi tiếp tục cho đến thời viên mãn.

“Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Lời tuyên xưng ấy chính là niềm tin của chúng ta, niềm tin của Giáo hội lữ hành. Chúng ta có thể nói rằng : Nếu không có sự sống đời sau, nếu xác loài người không sống lại, thì niềm tin của chúng ta quả là điên khùng. Biến cố Ladarô sống lại và không lâu sau đó, chính Chúa Giêsu cũng chỗi dậy từ cõi chết là dấu chứng hùng hồn, không thể phai mờ cho niềm tin của chúng ta. Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa đã chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho đến khi Chúa lại đến.

Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch