Một trong những tư liệu gây ấn tượng là bản sao giấy chứng sinh của bà Mai Kim Quy sinh năm 1939 tại đảo Pattle (Hoàng Sa) do phái đoàn của Cộng hòa Pháp thuộc nước An Nam tại đảo Hoàng Sa (thuộc quần đảo Hoàng Sa) cấp.

Các học giả, nhà nghiên cứu quốc tế đến Đà Nẵng tham dự hội thảo “Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử” đã ấn tượng mạnh khi xem triển lãm “Hoàng Sa – Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam”.

Sáng 21/6, các đại biểu trong và ngoài nước dự hội thảo quốc tế “Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử” đã cùng tham dự khai mạc triển lãm “ Hoàng Sa – Trường Sa: phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam” do Bảo tàng Đà Nẵng phối hợp với Đại học Đà Nẵng, trường Đại học Phạm Văn Đồng và Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng tổ chức.

alt

Cắt băng khai trương cuộc triển lãm “Hoàng Sa – Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam” (Ảnh: HC)

Hơn 200 bản đồ, tư liệu, hình ảnh, hiện vật và 04 cuốn Atlas đã được đưa ra trưng bày tại cuộc triển lãm lần này. Trong đó có nhiều tư liệu, hiện vật lần đầu tiên được công bố, là những bằng chứng lịch sử khẳng định Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hòa bình, liên tục từ nhiều thế kỷ nay.

Đây là khối lượng lớn các tư liệu có giá trị lịch sử, pháp lý cao, chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa do các tổ chức, cá nhân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước sưu tầm, tập hợp gửi về nước để góp phần đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Việt Nam.

Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng nhấn mạnh, đây là sự kiện hết sức có ý nghĩa, bởi đây là lần đầu tiên một cuộc triển lãm về những bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hòa bình, liên tục từ nhiều thế kỷ nay được đón hàng chục người xem là các học giả, nhà nghiên cứu quốc tế với những nhìn nhận khách quan, đầy lương tri và trách nhiệm khoa học.

“Theo tôi, riêng sự có mặt của đông đảo các học giả, các nhà nghiên cứu quốc tế ở triển lãm lần này cũng đã là một nội dung sống động và đầy thuyết phục góp phần khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là phần lãnh thổ không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam” – ông Bùi Văn Tiếng nhấn mạnh.

alt

Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng mở tấm bản đồ Việt Nam cỡ lớn được đặt trước cửa phòng triển lãm

Ông cho rằng, ý nghĩa của cuộc triển lãm lần này còn thể hiện ở thời điểm tổ chức – “thời điểm mà Đà Nẵng một lần nữa lại đang ở trên tuyến đầu Tổ quốc” - khi ngày khai mạc triển lãm cũng là ngày thứ 52 từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nhằm hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò” sai trái của họ.

“Tôi hy vọng triển lãm lần này không chỉ góp phần vào cuộc đấu tranh ngoại giao và pháp lý để yêu cầu Trung Quốc phải rút ngay không điều kiện giàn khoan Hải dương 981 – và có khả năng sẽ tiếp tục là giàn khoan Nam Hải 09 – cùng các tàu vũ trang, tàu hộ tống quân sự ra khỏi vùng biển Việt Nam, mà còn góp phần vào việc tranh luận học thuật nhằm vạch trần, bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” và rộng hơn là ý đồ của nhà cầm quyền Trung Nam Hải muốn độc chiếm hầu như toàn bộ biển Đông cả về tài nguyên lẫn tự do hàng hải!” – ông Bùi Văn Tiếng bày tỏ.

alt

Các học giả, các nhà nghiên cứu quốc tế...

Sau khi xem triển lãm, ông Andreas Menras Hồ Cương Quyết, tác giả phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” nhận xét, cuộc triển lãm đã trưng bày những tư liệu rất có giá trị cả về mặt lịch sử và pháp lý khẳng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo ông, các đại biểu đến với hội thảo quốc tế “Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử” cũng như đến với cuộc triển lãm lần này đều là những người có trình độ rất cao.

“Đó là những chuyên gia nổi tiếng, nắm chắc vấn đề. Họ là những nhà nghiên cứu trung lập, độc lập nhưng đều tỏ ý ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam và sẽ tiếp tục nghiên cứu để công lý, luật pháp có thể được tôn trọng. Và nếu luật pháp quốc tế được tôn trọng thì Việt Nam sẽ có lợi vì Trung Quốc có nghĩa vụ phải thực hiện theo công pháp quốc tế.

alt

ký tên lên tấm bản đồ thể hiện sự ủng hộ, công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Qua tiếp xúc với họ, tôi đã học rất nhiều điều chưa biết về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là vấn đề pháp lý từ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển Việt Nam. Tôi đã đặt quan hệ với nhiều chuyên gia quốc tế để tiếp tục liên lạc, nghiên cứu chung với nhau. Đây là một cơ hội đoàn kết để quốc tế có thể ủng hộ Việt Nam một cách hiệu quả!” - ông Andreas Menras Hồ Cương Quyết nói.

GS Erik Franckx (Đại học Tự do Brussel - Bỉ; thành viên Tòa trọng tài thường trực) nhận định: “Không chỉ những bản đồ ở đây có giá trị quan trọng mà cuộc trưng bày này còn chứng tỏ sự quan tâm của nhân dân và nhà nước Việt Nam về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Chỉ riêng bản thân điều đó cũng đã phần nào có giá trị pháp lý!”.

alt

TS Nguyễn Nhã ghi vào sổ lưu niệm của Bảo tàng Đà Nẵng những cảm tưởng sau khi xem triển lãm

Trong khi đó, TS Nguyễn Nhã ghi vào sổ lưu niệm của Bảo tàng Đà Nẵng:: “Tôi rất ấn tượng về sự đầy đủ, phong phú tại triển lãm lần này, nhất là các văn bản nhà nước rất quan trọng về mặt pháp lý quốc tế để đấu tranh đòi chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và giữ vững Trường Sa. Tôi rất mong các trường học từ phổ thông đến cao đẳng, đại học tổ chức cho HS-SV tham quan cuộc triển lãm này, bởi nó là chất men làm tăng thêm lòng yêu nước và quyết tâm xây dựng đất nước thành cường quốc biển trong tương lai”.

Dưới đây là những hình ảnh đặc biệt PV Infonet ghi nhận được tại cuộc triển lãm:

alt

Trong khi chờ đợi giờ khai mạc, họ đã sôi nổi trao đổi với nhau về nội dung cuộc triển lãm

alt

TS sử học Trần Đức Anh Sơn (trái) cung cấp cho các đại biểu những thông tin ban đầu về cuộc triển lãm

alt

Nhiều người tỏ ra rất ấn tượng và ghi lại tư liệu đặc biệt được trưng bày dưới chân tượng danh tướng Nguyễn Tri Phương, ngay ở cổng vào di tích Thành Điện Hải...

alt

 

Đó là bản sao (làm tại đảo Pattle, tức Hoàng Sa, ngày 28/6/1940) giấy chứng sinh số 666 của bà Mai Kim Quy (con ông Mai Xuân Tập, nhân viên khí tượng, và bà Nguyễn Thị Thắng, nội trợ), sinh lúc 15h ngày 7/12/1939 tại đảo Pattle (Hoàng Sa) do phái đoàn của Cộng hòa Pháp thuộc nước An Nam tại đảo Hoàng Sa (thuộc quần đảo Hoàng Sa) cấp, với hai người làm chứng trên đảo là Nguyễn Tăng Chuẩn (bác sĩ Đông Dương) và Đỗ Đức Mùi (Giám đốc Đài phát thanh).

 

alt

Andreas Menras Hồ Cương Quyết, tác giả phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” cảm ơn TS Trần Đức Anh Sơn vì đã được chứng kiến một tư liệu cho thấy không chỉ có người Việt Nam được cử ra Hoàng Sa thực thi công vụ mà còn có cả những người Việt Nam được sinh ra ngay trên quần đảo này. Đây là những bằng chứng vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị pháp lý góp phần khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam!

alt

Các vị khách quốc tế chăm chút xem bản đồ do Thủ tướng Vương quốc Hà Lan MARKRUTTE tặng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (29/9/2011)

alt

alt

alt

alt

alt

alt

cùng nhiều tư liệu có giá trị lịch sử và pháp lý khác

alt

GS Erik Franckx (Đại học Tự do Brussel - Bỉ; thành viên Tòa trọng tài thường trực) tìm hiểu những tư liệu về trận hải chiến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

alt

Trong khi đó một đại biểu đến từ Ấn Độ rất ấn tượng với hình ảnh về sự thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa

alt

alt

alt

Nhiều người chụp ảnh các tư liệu, hiện vật được trưng bày

alt

Các vị khách quốc tế giới thiệu cho nhau về những tư liệu có giá trị cao được trưng bày tại cuộc triển lãm...

alt

alt

alt

alt

và trao đổi, thảo luận với nhau rất sôi nổi!

alt

Phóng viên nước ngoài phỏng vấn các vị khách quốc tế sau khi xem triển lãm.

 

Trong số các tư liệu được trưng bày, đáng chú ý có bản đồ do Thủ tướng Vương quốc Hà Lan MARKRUTTE tặng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (29/9/2011). Phiên bản một số văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do các nhà nước phong kiến Việt Nam ban hành vào thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX khẳng định các Nhà nước Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ trước đến nay.

Tập bản đồ và tư liệu của Việt Nam và các nước khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các bản đồ cổ của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước phương Tây vẽ từ thế kỷ 16, 17, 18; tuyển chọn những phần liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này trong 102 cuốn sách xuất bản tại các nước phương Tây trong các thế kỷ 18 – 19.

04 cuốn atlas là những bản đồ được sản xuất tại các nước Anh, Đức, Úc, Canada, Mỹ và Hồng Kông trong khoảng thời gian 1626 - 1980, trong đó có bản đồ ghi nhận lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, nhóm bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm sát lãnh thổ Việt Nam, nhóm bản đồ thương mại và hàng hải châu Á và Đông Nam Á có thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam.

Bên cạnh đó là tư liệu quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tư liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam cộng hòa (1954 - 1975), phản ảnh sự hiện diện thường xuyên của quân lực Việt Nam cộng hòa tại Hoàng Sa và vùng biển phụ cận. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa liên tiếp ban hành những văn bản chính sách về Hoàng Sa, thực thi hàng loạt những hoạt động kinh tế, khoa học tại các quần đảo Hoàng Sa; luôn khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa trong quan hệ quốc tế, hoạt động ngoại giao...

Hải Châu                                                                                                             Nguồn: Info.net

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch