CN18_thuong_nien_nam_AChúa Nhật 18 Thường Niên, Năm A

Is 55:1-3; Rm 8: 35, 37-39; Mt 14:13-21

Lời Chúa trong Thánh kinh hôm nay cho thấy hình ảnh của việc Thiên Chúa quan phòng. Không những Chúa hướng dẫn loài người theo đường lối của Chúa, mà còn săn sóc đến nhu cầu vật chất của họ.

Trong suốt bốn mươi năm trường theo Chúa, dân Do Thái được giải thoát khỏi ách nô lệ bên Ai cập, vượt qua biển Ðỏ ráo chân. Họ làm cuộc hành trình theo Môsê băng qua sa mạc, đi về đất hứa, dừng lại ở mỗi chặng đường: cắm trại, nghỉ ngơi, chăn nuôi, trồng cấy để tích trữ lương thực, rồi lại tiếp tục đi. Trong suốt thời gian lưu lạc, dân Chúa đã trải qua nhiều thăng trầm. Họ đã nhiều lần bất trung phản nghịch cùng Chúa, bằng cách bỏ Chúa đi thờ các thần ngoại lai. Họ còn đúc bò vàng để thờ. Tuy nhiên Chúa vẩn săn sóc họ, còn mưa manna từ trời xuống nuôi dưỡng họ. Sách ngôn sứ Isaia hôm nay chứng tỏ lòng ưu ái của Chúa đối với dân Người khi ghi lại: Ðến cả đi, hỡi những ai đang khát, nước đã sẵn đây! Dẫu không có tiền bạc, cứ đến mua mà dùng; đến mua rượu mua sữa, không phải trả đồng nào (Is 55:1). Việc quan phòng của Chúa đối với người Do thái trong Cựu ước chỉ là để sửa soạn cho chương trình quan phòng của Chúa cho toàn thể nhân loại, chứ không riêng gì cho dân tộc nọ, dân tộc kia mà thôi.

Ðám đông dân chúng trong Phúc âm  hôm nay đi theo Chúa mà không mang theo thức ăn. Ðến chiều, các môn đệ đề nghị với Chúa giải tán dân để họ vào các làng mạc kiếm thức ăn. Chúa bảo các ông: Hãy cho họ ăn (Mt 14:16). Chúa muốn các ông cộng tác với Người trong việc nuôi dưỡng dân chúng. Tuy nhiên các ông chỉ có năm cái bánh và hai con cá. Chúa cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, bẻ ra và trao cho các môn môn đệ, để các ông phân phát cho dân chúng. Số người ăn có tới năm ngàn người, không kể đàn bà và trẻ con, được ăn no nê mà người ta còn thu lại được mười hai giỏ đầy bánh vụn.

Ðiều cần lưu ý ở đây là trước khi bẻ bánh cho dân chúng ăn, Chúa Giêsu dâng lời chúc tụng tạ ơn. Ðó là truyền thống Do thái cổ xưa. Người Do thái ngồi vào bàn ăn thường đọc kinh làm phép của ăn. Và đây cũng là truyền thống của người công giáo. Truyền thống công giáo nhắc nhở ta tạ ơn Thiên Chúa trước khi ăn. Truyền thống công giáo còn nhắc nhở ta cảm tạ Chúa về mọi sự Chúa đã ban. Khi người tín hữu thời Giáo hội sơ khai dâng lễ, họ mang trong đầu óc ý niệm tạ ơn vì thánh lễ theo nguyên tự Hy lạp có nghĩa là tạ ơn. Mọi sự ta có đều do Chúa ban do lòng rộng lượng và săn sóc của Chúa. Không những Chúa ban cho ta sự sống mà còn ban phương tiện để duy trì sự sống. Là người con thảo, ta cần được nhắc nhở để cảm tạ Chúa về mọi ân huệ Chúa ban.

Phép lạ hoá bánh hôm nay có tầm mức quan trọng vì được cả bốn phúc âm ghi lại đầy đủ với vài chi tiết khác nhau (Mc 6:30-44; Lc 9:10-17; Ga 6: 1-14). Nhiều học giả Thánh kinh cho rằng việc Chúa làm phép lạ hoá bánh ra nhiều là để tiên báo phép Thánh thể. Thật vậy khi làm phép lạ hoá bánh, Chúa dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ (Mt 14:19; Mc 6:41; Lc 9:16; Ga 6:11) như khi lập phép Thánh thể (Mt 26:26; Mc 14:22; Lc 22:19;  1Cr 11:23-24). Ngay trước phép lạ hoá bánh, thánh Gioan còn nhắc đến lễ Vượt Qua. Chính trong bối cảnh của lễ Vuợt Qua mà Chúa lập Bí tích Thánh thể. Và ngay sau phép lạ hoá bánh, thánh Gioan dành cả chương sáu còn lại để ghi lại lời cắt nghĩa cuả Chúa về Bánh hằng sống.

Mỗi người cần nhận thức tầm quan trọng của việc ăn uống để duy trì sự sống. Khi mà kiến bò bụng, người ta sẽ cảm thấy khó cầm trí để phụng sự Chúa. Ðúng như cha ông ta thường nói: có thực, mới vực được đạo. Ðọc Phúc âm ta thấy Chúa làm phép lạ là do người ta xin. Lần này Chúa tự làm phép lạ hoá bánh nuôi dân mà không có người xin. Như vậy ta thấy việc quan phòng của Chúa được thể hiện qua lòng thương xót của Chúa, qua việc quan tâm đến nhu cầu vật chất của loài người. Việc quan phòng của Chúa còn được thể hiện trong thế gian qua việc quan tâm của người đối với người, bằng việc quan tâm của các tông đồ khi thấy dân chúng đói lả, bằng những hành động giúp đỡ của người này đối với người khác. Hằng triệu người Việt Nam đã trải qua hai cuộc di cư vĩ đại: một lần từ Bắc vào Nam năm 1954, lần khác từ quê hương ra ngoại quốc năm 1975, hầu như với hai bàn tay trắng. Thế mà qua sự quan phòng của Chúa, họ không phải chết đói, lại còn được những cơ quan chính phủ và tư nhân giúp đỡ để tái tạo nhà cửa và sự nghiệp.

Qua Phúc âm hôm nay Chúa còn dạy ta tránh việc phung phí đồ ăn. Sau khi nuôi dân chúng bằng phép lạ hoá bánh, Chúa bảo các tông đồ thu vụn bánh còn dư lại kẻo phí phạm. Không phải khi có dư thừa đồ ăn thức uống mà ta phung phí thức ăn uống, trong khi có cả hằng triệu người phải đói, không đủ cơm ăn trên thế giới.

Lời cầu nguyện xin cho đủ lương thực hằng ngày:

Lạy Chúa, chúng con xin tạ ơn Chúa cho lương thực hằng ngày.

Xin tha thứ những lần con cho rằng tự mình cung ứng thực phẩm,

những lần con tỏ ra vô ơn bội nghĩa cùng Chúa.

Xin thứ tha những lần con phí phạm đồ ăn thức uống,

những lần con tỏ ra ích kỉ không chia sẻ với người nghèo đói.

Xin cho con được nhân thức rằng mọi sự con có là do Chúa ban,

để con biết sống trong tâm tình biết ơn, bằng việc chia sẻ.

Cũng xin cho những quốc gia giầu có, ý thức về trách nhiệm liên đới

trong việc giúp đỡ những quốc gia đói nghèo. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch