TYTT-01

Chiều nay thứ bảy 13/3/2010 không khí của Chương Trình Chuyên Đề Cuối Tuần tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn mang một bầu khí rộn rã hơi khác thường một chút.Vì khán giả của Chương Trình Chuyên Đề đón nhận hai sự kiện sẽ diễn ra trong buổi chiều hôm nay.

Sự Kiện thứ nhất: Hôm nay là buổi Ban Tổ Chức và quí khán giả của Chương Trình Chuyên Đề Cuối Tuần chia tay Nhạc Sĩ Ý Vũ và gia đình đi định cư ở hải ngoại. Sau 10 năm Nhạc sĩ gắn bó với Nhóm nhạc Lửa Hồng và cộng tác với Chương Trình Chuyên Đề từ ngày Chương Trình ra mắt được hơn 1 năm nay.

Sự kiện thứ hai: Khán giả đón chào hai Giảng Viên đã được khán giả của Chương Trình Chuyên Đề rất quí mến và được mọi người gọi một tên chung là Song Thúy. Hai Giảng viên đến để chia sẻ cho mọi người hiểu biết Phương pháp và Kinh Nghiệm về Thai Giáo. Đây là một đề tài rất nóng bỏng mà khán giả của Chương Trình rất háo hức được lắng nghe, và tìm hiểu.  

TYTT-02

Song Thúy, là tên mà khán giả dành để gọi hai giảng viên cùng mang tên Thúy. Đó là:

  • Giảng viên Phạm Thị Thúy, Thạc Sĩ Xã Hội Học và Thực Hành Phương Pháp Sư Phạm. Cty Tham vấn và đào tạo Kỹ năng sống. Giảng viên Học viện Hành chính, trình bày về đề tài “Kỹ năng thai giáo. Bí quyết giúp con phát triển toàn diện”
  • Giảng viên Nguyễn Thị Thanh Thúy, Chuyên Viên Xã Hội Học. Hội Phó Hội Quán Các Bà Mẹ- Công ty Tham vấn KỸ NĂNG SỐNG trình bày đề tài “ Cả Nhà Cùng Thai Giáo”.

Song Thúy hôm nay đến với Chương Trình ngoài tư cách là một diễn giả thuyết trình còn với tư cách là những người đã từng làm mẹ và áp dụng phương pháp thai giáo cho chính đứa con của mình khi mang thai

Cả hai sự kiện hòa quyện vào nhau những tiết mục ca múa hát được xen kẽ vào các phần thuyết trình của hai giảng viên đã tạo nên một bầu khí tràn ngập niềm vui, thân thương và cởi mở.

Lời đầu tiên giảng viên Phạm Thị Thúy đưa ra là một câu kinh thánh trích trong sách Sáng Thế. Lời của Thiên Chúa phán khi tạo dựng con người. “Hãy sinh sản ra nhiều trên mặt đất và thống trị trái đất” (Sáng thế 1:28). Và một câu hỏi mà giảng viên đã đặt ra là: Vậy chúng ta đã thống trị được trái dất chưa? Chúng ta có muốn con cái chúng ta có cái tài, cái tâm như Thiên Chúa muốn hay không? Các bạn là những người may mắn hơn những người khác vì các bạn có Đức tin vào Thiên Chúa. May mắn khác nữa là Tôn giáo có những buổi sinh hoạt cộng đồng, ca hát, cầu nguyện với nhau. Đây chính là những thuận lợi hết sức tốt đẹp để giúp cho các bạn về mặt tinh thần, về tâm linh, giảm đi những bất ổn về tâm sinh lý của các bạn.

Là một khán giả lắng nghe, tôi thầm nghĩ. Câu kinh thánh trong sách Sáng thế đoạn 1 câu 28 đó là: “Lời chúc phúc của Thiên Chúa và Ngài mời gọi con người cùng cộng tác với Ngài trong công trình sáng tạo, Ngài chia sẻ quyền năng cho con người trong vai trò sáng tạo nên “một sự sống mới” và đưa sự sống đó vào cuộc đời. Như thế, con người được đứng trong vị trí ‘đồng sáng tạo và đồng thống trị’ cùng Thiên Chúa ”.

Nhưng tôi phải hiểu vai trò đồng thống trị theo nghĩa nào đây?

  • Thống trị có phải là thu tóm quyền lực, tài nguyên, kỹ thuật tiên tiến trong tay rồi để làm bá chủ hoàn cầu như một một vài quốc gia đang âm thầm muốn thực hiện?
  • Thống trị có phải là gom góp nhiều tiền của, cố chiếm cho được một chút địa vị nào đó trong xã hội, tạo cho mình một uy tín, một thế lực, để rồi một lời tôi nói ra mọi người răm rắp phải tuân theo?
  • Thống trị có phải là ăn trên ngồi trước và ra lệnh cho người này làm việc này, người kia làm việc nọ theo ý mình muốn, mà bất chấp những điều mình muốn có hợp lý hay không?

Chắc chắn không phải thống trị theo cách này rồi, vì nó không đem con người lại gần nhau hơn, nó chỉ làm cho con người thêm thù nghịch và xa cách nhau. Những gì không đem lại lợi ích cho con người, không đem lại sự bình an, sự yêu thương, niềm hạnh phúc cho con người là những thứ mà chúng ta không thể nào đón nhận.

Giảng viên Phạm Thị Thúy đã đưa ra 4 điều lợi ích khi áp dụng thai giáo là:

  1. Tốt đẹp cho con
  2. Gắn bó gia đình
  3. Tu dưỡng được mình
  4. Lợi nhà, ích nước

TYTT-03

Áp dụng thai giáo nghĩa là nuôi dạy con từ lúc 0 tuổi, từ khi còn là bào thai. Công việc này được tiến hành đồng thời cả hai mặt thể chất và tinh thần. Vì thời kỳ trong bụng mẹ là thời gian vàng để bà mẹ giúp con NÊN NGƯỜI TỐT ĐẸP sau này. Và người mẹ là người thầy vĩ đại nhất của người con. Đây là một bản năng tự nhiên gắn liền với những ai mang nỗi khát khao làm cha làm mẹ.

Giảng viên cũng chia sẻ các bài tập tác động đến 5 giác quan của mẹ và bé. Vì  những gì người mẹ nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy… đều tác động rất lớn đến đứa con thân yêu của mình giúp nuôi dưỡng tinh thần, tình cảm, trí tuệ của trẻ.

Thính giác

  • Bài 1: Người mẹ nằm thư giãn nghe nhạc có âm điệu nhẹ nhàng, du dương. Có thể là nhạc cổ điển, nhạc dân ca, nhạc không lời…2 mẹ con nên nghe ngày 2 lần, vào những giờ nhất định, liên tục hàng ngày.

Kích thích sự phát triển trí tuệ và tình cảm của trẻ

“Nếu con người nghe những âm thanh như những bản giao hưởng nổi tiếng của Beethovan, những bản sonat của Schubert, Mozart, Chopin… thì con người sẽ có những tính cách anh hùng, đại trượng phu… Còn nghe những bản nhạc thời hiện đại nghe lắm chỉ sinh ra những con người hạn hẹp đầu óc, những kẻ bần tiện tiểu nhân” (Trích trong sách Thai giáo – Tủ sách thực dưỡng) 

  • Bài 2: Người mẹ nghe tiếng nhạc từ thiên nhiên: tiếng chim hót, lá reo, nước chảy. 
  • Bài 3: Người mẹ nghe những lời nói dịu dàng từ người bố, giọng tôn trọng thương yêu từ mọi người xung quanh.
  • Bài 4: Người mẹ hát hoặc hát ru, nói chuyện cho con nghe càng có lợi cho cả 2 mẹ con.

- Điều GS.Khê trăn trở, trong lúc tại Canada các bà mẹ tương lai tìm mua đĩa hát ru 3 miền của Việt Nam cho thai nhi nghe. Rồi có bà mẹ Hà Lan lại học hát ru, con gái cô ấy hát được ru bằng tiếng Việt cho GS nghe...

- Vậy mà các bà mẹ Việt Nam hiện đại lại tìm đến nhiều đĩa nhạc giao hưởng nước ngoài...

- Các bài tập này giúp em bé sẽ biết nói và biết cách dùng những từ phức tạp rất sớm. Những đứa trẻ này sẽ có phản xạ nhanh hơn đối với những tác động từ bên ngoài, dễ thích nghi với ngoại cảnh, chịu lắng nghe bố mẹ nói lâu hơn, ít khóc, ít hờn dỗi hơn so với những đứa trẻ khác.

- Một thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ, với sự tham gia của 700 người sắp làm bố mẹ, có một người tên R. Danienxo tham gia cuộc thí nghiệm đã áp má vào bụng vợ và nói: Bé ơi, bố đây”, Thai nhi trả lời bằng cách đạp chân. Đấy là phản xạ trước tiếng nói. Khi đứa trẻ sinh ra, người bố ngay lập tức nói chuyện với đứa trẻ và nhắc lại Bé ơi, bố đây”. Nghe câu nói đó, bé quay lại nhìn bố. Đứa bé phát triển nhanh một cách lạ thường. Mới 4 tháng em đã gọi mẹ và bố, lên 7 tháng đã bắt đầu biết đi, lên 15 tháng đã biết nói sõi những tiếng phức tạp.

Bằng cách này có thể dạy trẻ các nội dung như:

- Toán học: đọc cho con nghe từ 1-10, từ 1-100, phép cộng trừ đơn giản...

- Tiếng Anh hay tiếng Việt: đọc bảng chữ cái, những từ đơn giản, những đoạn hội thoại ngắn…

- Đọc những câu chuyện thiếu nhi, chuyện danh nhân, gương người tài đức…

Thị giác:

  • Bài 1: Người mẹ nhìn những cảnh đẹp, tranh đẹp trong lòng thư thái yêu đời rất có lợi cho tâm tính của đứa con sau này.
  • Bài 2: Người mẹ ngắm những đứa trẻ đáng yêu, những người mình thương mến, trân trọng, tôn kính.
  • Bài 3: Nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, có hoa tươi trong phòng.
  • Bài 4: Người mẹ trang điểm nhẹ, sửa soạn quần áo để ngắm mình thấy tự tin.

Khứu giác

  • Bài 1: Người mẹ ngửi những hương thơm mà mình thích như nước hoa, mùi hoa quả, cây cỏ.
  • Bài 2: Người mẹ được ngửi những thức ăn ưa thích

Vị giác:

  • Bài 1: Người mẹ ăn những thức ăn ngon, hợp khẩu vị, giàu chất dinh dưỡng theo chỉ dẫn của bác sỹ.
  • Bài 2: Người mẹ uống các loại nước bổ dưỡng như các loại sữa, nước sinh tố, …

Xúc giác:

  • Bài 1: Người mẹ mát xa bụng nhẹ nhàng như đang giao tiếp, vuốt ve con mình,
  • Bài 2: Người mẹ được người bố xoa lưng, mát xa cũng là cách tác động rất tốt đến tâm trạng người mẹ và làm em bé trong bụng thấy hạnh phúc, yên tâm.
  • Bài 3: Người mẹ đi bộ, thả lỏng cơ thể.
  • Bài 4: Người mẹ đung đưa người theo nhạc, di chuyển nhẹ nhàng theo nhạc

Lưu ý quan trọng

- Để thai giáo hiệu quả, mọi tác động tới thai nhi nên tương tự nhau, đơn giản, đúng giờ, lặp đi lặp lại và mỗi hình thức phải phù hợp với từng thời kỳ thai

TYTT-04

Bí quyết sanh dưỡng của Tổ danh y Tuệ Tĩnh

  1. Ý: nên vui vẻ, kiêng lo nghĩ
  2. Cơ thể: nên vận động, kiêng ở dưng
  3. Lòng: nên tiết độ, kiêng thèm muốn
  4. Ở: nên mát mẻ, kiêng nóng bức
  5. Ăn: nên ấm áp, kiêng nguội lạnh
  6. Mặc: nên thích ứng thời tiết, kiêng quá lạnh, quá nóng
  7. Gân cốt: nên thường vận động, kiêng đứng lâu.
  8. Thân thể: nên điều hoà hơi thở, kiêng ngồi lâu
  9. Chân: nên đi bách bộ, kiêng đi lâu

10. Lưng: nên lăn trở, kiêng nằm lâu

11. Nằm: nên ổn định, kiêng nghiêng lệch

12. Ngồi: nên ngay ngắn, kiêng siêu vẹo

13. Đứng: nên thẳng hàng, kiêng co chân

14. Nói: nên hiền lành, kiêng quỷ quyệt

15. Mắt: nên trông cái tốt, kiêng xấu xa, ô uế

16. Tai: nên nghe chuyện tốt lành, tránh nghe tiếng thô bỉ, dâm tà.

  • Tuân thủ những điều trên sẽ sinh con ngoan, tài giỏi hơn người.
  • Xã hội tiến bộ hay suy thoái nhờ chính vào các bà mẹ. Chín tháng mười ngày nền tảng của đứa con do các bà mẹ cưu mang là nền tảng của xã hội tốt hay xấu sau này.

TYTT-05

Giảng viên Nguyễn Thị Thanh Thúy chia sẻ cho mọi người đề tài “Cả nhà cùng Thai giáo”. Đề cập và nhấn mạnh đến vai trò của người cha trong gia đình.

Vì trong thời gian mang thai tâm trạng của người phụ nữ có nhiều hay đổi, từ tháng thứ 3 thay đổi hoóc môn, tháng thứ 6 thay đổi nội tiết tố. Do đó, tính khí trở nên thất thường, hay quên, trở nên khó chịu. Vì thế, người mẹ cần phải chuẩn bị về tâm lý, về sức khỏe về kiến thức dinh dưỡng, thai kì, thai giáo để nuôi dưỡng bào thai và sinh con khỏe mạnh. Như Napoleon cũng đã nói: “Tương Lai của một đứa con luôn luôn là công trình của bà mẹ”       

Đặc biệt khi thai nhi được từ 16-20 tuần tuổi. Bé có biết biểu hiện tình cảm trên khuôn mặt, có cảm xúc sâu sắc, biết nghe, biết phản ứng lại bằng cách đạp vào bụng mẹ, tế bào thần kinh phát triển như người lớn.

  • Cho nên, vai trò của người cha cũng rất quan trọng trong giai đoạn này, cần biết và thấu hiểu những thay đổi mà người vợ phải trải qua: kiên nhẫn chịu đựng tính khí thất thường, đoán được nhu cầu, có thái độ cảm thông, quan tâm, đến vợ nhiều hơn.
  • Biết chia sẻ cảm xúc về những cử động của bé khi ở trong bụng mẹ. Biết chăm sóc đến sức khỏe và tâm lý tình cảm của cả mẹ và con qua các hành vi xoa lưng, xoa bụng và nắn bóp tay chân cho người mẹ và đồng thời cũng là giao tiếp với con. Điều đó tạo nên một bầu khí hạnh phúc trong gia đình là cảm nghiệm được về sự hiện diện của bé trong gia đình.

Theo lời khuyên của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • “Bà mẹ bằng trực giác đã biết ân cần với con, biết hát ru con, biết trò chuyện cùng con.Khi con máy đạp, dù bị đau đớn khó chịu, bà vẫn vui mừng khôn  xiết, mầm sống đã cựa mình, đã quậy phá và bà mỉm cười với nó, hãnh diện vì nó. Ông bố cũng vậy, sẵn sàng bỏ rượu, bỏ thuốc lá…vì con theo lời khuyên của bác sĩ. Vợ chồng trở nên đằm thắm dịu dàng hơn trong lời ăn tiếng nói để con không bị vấy bẩn tâm hồn ngay khi còn trứng nước”

 Theo Paris Match

  • “Nếu cha mẹ xây dựng mối liên hệ mật thiết với thai nhi khi nó mới tượng hình, điều đó sẽ giúp cho việc sinh nở được dễ dàng hơn, tự nhiên hơn và có thể không cần đến sự can thiệp bằng những phương pháp gây tê cục bộ hoặc phẫu thuật cục bộ”.

Theo Bác sĩ Frans Veldman ( người Hà Lan)

  • Phương pháp HAPTONOMIE: Khoa học của sự trìu mến và yêu thương. Đem lại nhiều lợi ích. Người chồng cùng mang thai với vợ bằng cách chia sẻ, gánh vác những công việc nặng, quan tâm đến nhu cầu tâm lý tình cảm của vợ. Qua đó, tổ ấm gia đình được củng cố, quan hệ tình cảm giữa con cái với bố mẹ đã hình thành ngay khi đứa bé còn trong lòng mẹ. Xem thai nhi như 1 đứa trẻ thật sự, biết cảm xúc, biết tiếp nhận tình cảm thương yêu của bố mẹ. Cả 2 vợ chồng cùng âu yếm, vuốt ve, nói chuyện, hát, nói đùa với thai nhi, hình thành một quang cảnh gia đình đầm ấm, cả nhà đang vui đùa cùng con.
  •  Mẹ cần giữ nét mặt thật rạng rỡ, cùng cười vui với mọi người, vợ chồng cùng nhau đi dạo, đặt tên thân mật cho bé và dùng tên này để nói chuyện với bé khoảng 15 phút/ngày. Cùng vuốt ve và kể chuyện cho bé nghe bằng những lời nói đằm thắm, dịu dàng.

Theo bác sĩ Miriam Stoppard.

  • Thời kỳ trong bụng mẹ (tiên thiên) quan trọng gấp nhiều lần sau khi sinh (hậu thiên), là cơ may số một, là thời gian vàng để bà mẹ giúp con NÊN NGƯỜI TỐT ĐẸP sau này.
  • “Nếu bố mẹ thường xuyên tiếp xúc, trò chuyện với con (trong thai) bằng lòng yêu thương trìu mến, sẵn sàng đón nhận đứa con ra đời thì đứa trẻ ấy sẽ linh hoạt hơn, mau biết nói và phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Hơi ấm và giọng nói của ba mẹ đã được bé ghi vào bộ nhớ, đến khi bé chào đời, những ấn tượng thân quen này sẽ tạo nơi bé cảm giác an toàn, gắn bó.”

Cẩm nang mang thai và sinh con" của giáo sư – bác sĩ Miriam Stoppard. Người dịch: Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh (khoa Tâm lý, BV Nhi Đồng 1 TPHCM).

TYTT-06

TYTT-07

TYTT-08Đan xen vào giữa các phần thuyết trình là những ca khúc vui tươi của Nhạc Sĩ Ý Vũ mang tâm tình dấn thân, hy sinh, bước theo con đường từ bỏ mà Chúa Giêsu đã đi như bài: “Tôi Chọn Giêsu; Cơn Cám Dỗ; Con Bước Theo Thầy; Tình Yêu Cứu Thoát; Chung Sống; Lên Đường …v..v.…”. Mọi người cùng hòa chung lời ca tiếng hát và các động tác múa được hướng dẫn, không có sự cách biệt giữa giảng viên, khán giả, ca sĩ hay nhạc sĩ, tất cả đều hòa chung một nhịp đập của tình yêu đang rộn rã trỗi dậy trong tim. Mọi người say sưa ca hát, các khán giả và giảng viên cũng múa máy tay chân theo các ca nhạc sĩ đang làm mẫu, một niềm vui khó diễn tả đang tràn ngập hội trường. Vì mọi người nơi đây, không phần biệt tôn giáo, trình độ văn hóa, địa vị xã hội cùng hòa chung một tấm lòng yêu thương cởi mở. Tôi thầm nghĩ, phải chăng đây chính là lúc chúng ta đang thống trị địa cầu, thống trị thời gian, bắt thời gian phải ngừng trôi để niềm vui được lan tỏa nơi mỗi tâm hồn?

Các khán giả đặt ra những câu hỏi và được các giảng viên trả lời cặn kẽ từng câu. Nhưng vì thời gian có hạn không thể trả lời hết được nên các giảng viên hẹn 2 tuần nữa sẽ trở lại để đáp ứng những nhu cầu thắc mắc của khán giả. 

Có một câu hỏi đã cho tôi đôi điều suy nghĩ là câu hỏi của Nhạc sĩ Đức Hùng trưởng nhóm nhạc “Lửa Hồng” anh nói: “Thật là tiếc, đến bây giờ tôi mới nghe nói về thai giáo, tôi lập gia đình đã lâu, các con tôi cũng đã lớn. Nếu muốn áp dụng thai giáo có lẽ tôi phải chuyển qua “Hồi giáo” vì Hồi giáo cho phép lấy nhiều vợ. Tôi xin đưa ra một câu hỏi của một người bạn trẻ ngồi sát bên tôi vì ngại ngùng mà không dám hỏi là: Khi người vợ mang thai, quan hệ vợ chồng có nên tiếp tục không, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, vì ông bà ta dạy rằng khi vợ mang thai không nên gần nhau sợ ảnh hưởng đến em bé?” Song Thúy đã trả lời thật rõ ràng và cụ thể có dẫn chứng khoa học. Không có một lý do nào cấm cản vợ chồng quan hệ thân xác trong thời gian vợ có thai, mà ngược lại còn khuyến khích vợ chồng càng gần gũi nhau hơn để chăm sóc thai nhi, còn khi giao hợp cần biết chọn phương cách nào cho thích hợp mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Theo một nghiên cứu mới vào tháng cuối của thai kỳ, vợ chồng có giao hợp thì người mẹ khi sanh nở lại được dễ dàng hơn.

Theo niềm tin của người Kitô hữu, con người được Thiên Chúa tạo dựng, Ngài dựng nên họ có nam và nữ và Ngài chúc phúc: “Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều đầy trên mặt đất và hãy làm chủ và thống trị muôn loài.” (St 1, 28). Và trong thư của Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Êphêsô Ngài nói: “Người chồng hãy yêu thương vợ mình như Chúa Giêsu Kitô yêu Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh” (Ep 5, 25). Chúa Giêsu Kitô đã minh chứng tình yêu đó qua cái chết của Ngài trên thập giá. Thiên Chúa mời gọi con người hãy sống trong tình yêu và đồng sáng tạo sự sống cùng làm chủ và thống trị muôn loài.

TYTT-09

Trong đời sống vợ chồng khi sống những giây phút ân ái, vợ chồng trao ban tình yêu cho nhau qua những hành vi thân xác, khi đón nhận nơi nhau những cảm giác hạnh phúc tuyệt vời lên đến tột đỉnh. Người chồng đã để lại một phần thân thể của mình nơi cung lòng vợ, lúc mà tinh trùng và trứng gặp nhau, thì một sự sống mới được bắt đầu. Lúc đó, mới là khởi điểm của sự sống mới, mà ông bà ta thường nói: “Công trồng là công bỏ, công làm cỏ mới là công ăn”, để nói lên tinh thần và trách nhiệm của ta khi gieo trồng một cái gì đó mà muốn thu gặt kết quả. Trong tình yêu vợ chồng, sự sống mới được gieo trồng thì đòi hỏi chúng ta phải biết chăm sóc và vun xới cho hạt giống được phát triển, mà phát triển một cách dồi dào và sung mãn. Vì thế, việc xoa lưng đấm bóp cho vợ khi mang thai không những là một việc cần làm mà đó còn là một bổn phận và trách nhiệm của một người cha biết quan tâm, sống có trách nhiệm với đứa con mà mình đã tạo nên. Và tôi nghĩ rằng đó chính là “nét duyên, nét đẹp của những kẻ làm chồng”.

Qua những kiến thức mà Song Thúy hôm nay đưa ra, mọi ngươi đều cảm thấy giá trị của thai giáo thật rất lớn lao. Chúng ta biết yêu quí sự sống, yêu quí mầm sống tạo nên những con người hữu ích cho gia đình và cho cộng đồng xã hội, những mầm sống tạo nên những nhân tài cho đất nước, quê hương. Những điều cần biết về thai giáo, về những đặc tính của thai giáo, những việc cần nên làm và những việc cần nên tránh. Tôi thiết nghĩ nó không những chỉ cần thiết cho thai nhi mà còn cần thiết cho tất cả mọi người chúng ta nữa. 

Tất cả chúng ta cũng cần được thai giáo. Nếu các mối quan hệ trong mạng xã hội của chúng ta như hàng xóm, bà con, nhà trường, hội đoàn, công sở ..v…v… cũng áp dụng những đặc tính của thai giáo như là: biết quan tâm đến nhau, nói những lời nhẹ nhàng, yêu thương trìu mến, biết tôn trọng nhau, tạo bầu khí vui tươi cho nhau …v…v…. Tránh những lời to tiếng, la mắng, quát nạt, tránh những lời gian ngoa quỷ quyệt, tránh những điều gây ô uế, xấu xa, tránh nói và có những hành vi bỉ ổi dâm tà …v…v…thì cuộc sống chung quanh chúng ta thật đẹp đẽ biết bao. 

Và như vậy thì, anh Đức Hùng ơi! Anh không cần phải chuyển sang tôn giáo nào hết mà anh và tất cả chúng ta “hãy cứ là chính mình”, chúng ta vẫn có thể áp dụng thai giáo cho nhau, vì tất cả chúng ta đang thai nghén “hạt mầm tình yêu nhân ái” trong lòng mỗi người, chúng ta cũng muốn hạt mầm sự sống đó được triển nở và đơm hoa kết trái nơi bản thân, gia đình và xã hội mà bầu khí của buổi chiều hôm nay là một minh chứng. Mọi người hôm qua chưa quen biết nhau, nhưng hôm nay cùng nhau vui cười múa hát, điều gì đã làm nên bầu khí này, phải chăng đó chính là tình yêu đang ngự trị nơi tâm hồn chúng ta. Khi chúng ta biết đến với nhau và trao cho nhau những điều tốt đẹp. 

TYTT-10

Như hai giảng viên Song Thúy hôm nay, đã mang những cái đẹp của kiến thức, cái đẹp của nhân cách và cái đẹp của tâm hồn rộng mở đến với mọi người. Như Nhạc sĩ Ý Vũ và nhóm ca nhạc sĩ “Lửa Hồng” đem đến cái đẹp của âm nhạc, cái đẹp của sự hy sinh, phục vụ miễn phí, cái đẹp của tình người. Như khán giả đem cái đẹp của tâm hồn biết lắng nghe, tôn trọng giảng viên, khiêm tốn học hỏi. Tất cả những cái đẹp đó cùng hòa quyện với nhau, để tạo nên một khung trời hạnh phúc giữa con người với nhau. Phải chăng là chúng ta đang cùng thai giáo cho nhau? Và đang cùng nhau thống trị địa cầu?

Như vậy, phải chăng bài toán hóc búa về sự suy đồi đạo đức, nhân cách và kiến thức hạn hẹp của lớp người trẻ ngày nay đã có phương hướng giải quyết, nếu như tất cả mọi người chúng ta từ trong gia đình đến ngoài xã hội cùng áp dụng thai giáo?

Vì hệ quả lan tỏa của vấn đề thai giáo sẽ ảnh hưởng đến không những lớp người trẻ mà cả những người chồng, người cha, người mẹ, người vợ mà bấy lâu nay đã thiếu sót trách nhiệm và bổn phận của mình với gia đình, với con cái cũng sẽ được thay đổi.

Ước mong lắm thay không phải chỉ cả nhà thai giáo, mà nhà nhà thai giáo, xã hội thai giáo, cả nước thai giáo để Tình Yêu được thống trị nơi con tim của mỗi người, thống trị trong mỗi gia đình, thống trị nơi mỗi quốc gia và thống trị toàn cõi địa cầu. Amen

A.P Mặc Trầm Cung cảm nhận, tường trình

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch