Khi trận sóng thần dữ dội ập vào thành phố Banda Aceh, Indonesia, 10 năm trước, những gì còn sót lại ở nhiều khu dân cư chính là các thánh đường.

Các chuyên gia kiến trúc cho rằng các thánh đường ở thành phố Banda Aceh sống sót được trong cơn đại hồng thủy là vì chúng được xây dựng rất kiên cố và có nền móng vững chắc hơn so với các công trình xung quanh.

Tuy nhiên, nhiều nạn nhân sống sót lại tin rằng các nhà thờ đã được Chúa ban ơn và che chở.

thanh-duong-2970-1419580267Thánh đường Rahmatullah Lampuuk nguyên vẹn sau trận sóng thần năm 2004 ở vùng Lhoknga, gần tỉnh Banda Aceh, Indonesia. Ảnh: AP

"Đó là vì thánh đường là nhà của thánh Allah, người tạo ra sóng thần, nên nó mới được bảo vệ", Ahmad Junaidi, một người dân, nói. Junaidi từng trú ẩn trong nhà thờ lớn Baiturrahman, một công trình nổi bật của thành phố với những ngọn tháp cao 35 m, những bức thành trắng và 7 mái vòm màu đen.

Thánh đường này do thực dân Hà Lan xây dựng và hoàn thành từ năm 1881. Nó hầu như không hề hấn gì suốt trận sóng thần ngày 26/12/2004, dù cả thành phố bị tàn phá và hơn 230.000 người ở hơn 10 quốc gia ven Ấn Độ Dương thiệt mạng.

Reza Nasir, một nam thiếu niên 18 tuổi, đã chạy trốn những con sóng dữ bằng cách trèo lên một trong những mái vòm của Baiturrahman. Từ vị trí này, Nasir đã chứng kiến đại dương san lấp cả thành phố và vượt qua những bức tường bao quanh thánh đường, để lại hàng trăm thi thể trên sân. Cậu chưa bao giờ thấy nhiều xác chết như thế.

Đó cũng là khi Nasir bắt đầu cầu nguyện 5 lần mỗi ngày.

Nhiều người ở tỉnh Aceh, nơi có số tín đồ Hồi giáo lớn nhất Indonesia, xem thảm họa này là một hình phạt vì họ thiếu lòng sùng kính với Chúa trời. Trận sóng thần đã thực sự khiến nhiều người sùng đạo hơn, Faisal Ali, một giáo sĩ có tiếng, cho biết.

Với niềm tin tôn giáo mới trong nhiều người ở Aceh, khu vực nằm trên mũi phía bắc của đảo Sumatra này cũng trở thành nơi duy nhất ở Indonesia mà luật Hồi giáo Sharia thống trị. Đây là một phần trong thỏa thuận hòa bình với chính phủ nhằm chấm dứt cuộc chiến ly khai kéo dài hàng thập kỷ giúp khu vực này đạt được một số quyền tự trị.

Mirza Irwansyah, một chuyên gia kiến trúc ở đại học Syiah Kuala tại Banda Aceh, cho hay có ít nhất 27 thánh đường trong thành phố sống sót trong trận sóng thần cách đây 10 năm và là những tòa nhà duy nhất ở các khu dân cư làm được điều kỳ diệu đó.

Những bức ảnh cho thấy các công trình này vẫn đứng hiên ngang giữa vùng đất đổ nát đã lan truyền khắp Internet sau thảm họa. Nhiều người gọi đó là một phép màu.

Tuy nhiên, chúng đứng vững chủ yếu là nhờ cấu trúc kiên cố hơn so với các tòa nhà xung quanh, ông Irwansyah nói, ví dụ như nhà thờ lớn Baiturrahman do người châu Âu xây dựng.

Nhiều thánh đường và các nhà thờ khác do các tổ chức từ thiện xây nên cũng tránh được tình trạng bị các nhà thầu tham ô dùng vật liệu kém chất lượng để ăn bớt kinh phí.

Cậu bé Reza Nasir, nay đã 28 tuổi, hôm qua thức dậy từ sáng sớm để cùng hàng chục người khác cầu nguyện tại nhà thờ lớn, nơi anh từng trốn trên mái nhà để tránh sóng thần. Họ cùng nhau cúi rạp đầu trên sàn đá trắng từng bị bao phủ bởi hàng lớp thi thể.

"Tôi thấy như mình có được cơ hội thứ hai trong đời sau khi sống sót qua trận sóng thần", Nasir nói. "Tôi rất biết ơn. Điều đó đã tạo động lực cho tôi sống tốt hơn".

Anh Ngọc (theo AP) / VnExpress

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch