KYLUC._VNjpgĐã từ lâu, háo danh đã trở thành một căn bệnh trầm kha ở nước ta, lan rộng và lây nhiễm đến nhiều lãnh vực đạo cũng như đời. Người ta đổ xô đua nhau thực hiện những “cái nhất” rồi kết cục cũng chẳng biết để làm gì.

Là một quốc gia nhỏ, nghèo nàn về kinh tế, chậm tiến về kỹ thuật, yếu kém về văn hóa, lạc hậu về giao thông, nhưng Việt Nam lại có rất nhiều công trình “nhất khu vực” rồi còn toan tính làm những việc “nhất thế giới” nữa. Người ta đặt câu hỏi: liệu những cái nhất đó có đem lại sự phát triển bền vững cho quốc gia hay không?

Cách đây vài tháng, dư luận xôn xao về “tô hủ tiếu lớn nhất thế giới” ở Sa Đéc (Đồng Tháp). Hầu hết các độc giả trên các trang mạng đều phê phán loại “kỷ lục” này. Tô hủ tiếu khổng lồ với những chi tiết được diễn tả như sau: Tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam có đường kính miệng 1,5 m, cao 70 cm, thể tích 900 lít, gồm 100kg hủ tiếu, 100kg thịt heo và 600 lít nước súp… có thể phục vụ cho 1.000 thực khách. Đi cùng kỷ lục này còn có đĩa lót tô đường kính 150 cm, muỗng inox có chiều dài 120cm, đôi đũa gỗ dài 180cm. Đối với đòn bánh phồng tôm dài 2,2 m; đường kính 0,4 m, trọng lượng 160 kg. Theo nhà sản xuất, nguyên liệu làm nên gồm 30% tôm, 70% tinh bột khoai mì với gia vị tiêu, hành, ớt (Bài đăng trên báo điện tử Đất Việt, ngày 18-2-2015). Oái ăm thay, sau khi đạt được danh hiệu kỷ lục, tô hủ tiếu khổng lồ phải bỏ đi vì đã ôi thiu không ai ăn được. Tác giả bài viết này đã than phiền về cái gọi là hiện tượng “nghiện kỷ lục” ở nước ta. Đây là một trong những lý do khiến nước ta cứ nghèo mãi chẳng biết đến bao giờ. Trong khi dân ta còn nghèo, nhiều người còn thiếu ăn, tô hủ tiếu khổng lồ chỉ để đạt được kỷ lục rồi bỏ, đây là sự xúc phạm đến người nghèo.

Gần đây, một vấn đề bị nhiều người phê phán, đó là dự án xây tháp truyền hình ở Hà Nội. Cây tháp dự tính xây này sẽ có chiều cao là 636 mét. Được biết tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay là Tokyo Skytree (Nhật Bản) với chiều cao 634m, được xây dựng từ năm 2008 đến năm 2012. Như vậy, tháp truyền hình Việt Nam sẽ cao hơn 2 mét. Khi nhà báo đặt câu hỏi: “Tháp truyền hình Việt Nam có vai trò trong việc thu phát sóng truyền hình hay chỉ có giá trị biểu tượng?”  Ông Nguyễn Thành Lương, phó tổng giám đốc VTV trả lời: “Khu vực xây tháp truyền hình Việt Nam sau này sẽ là đầu tàu kinh tế của Hà Nội và Việt Nam. Trên thế giới cũng vậy, khu vực nào có tháp truyền hình thì khu đó sẽ thành đầu tàu kinh tế, trung tâm thương mại rất lớn của địa phương đó” (Trang tin Tuổi trẻ online, ngày 30-3-2015). Nhiều người đọc những dòng này không khỏi băn khoăn: tại sao một tháp truyền hình lại có vai trò quan trọng đến mức trở thành “đầu tàu kinh tế” của Hà Nội và cả nước! Cứ theo lập luận của ông phó tổng giám đốc trên đây, thì chắc các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp… phải có những tháp truyền hình cao chọc trời. Còn nhớ cách đây vài năm, để biện hộ cho dự án xây đường sắt cao tốc Bắc-Nam, một vị cán bộ cao cấp nào đó đã lập luận: chỉ số IQ của người Việt cao như thế thì xây dựng đường sắt cao tốc là điều chính đáng. Nghe những phát ngôn kiểu này, người đọc có cảm giác như đang đối diện với em học sinh tiểu học làm bài thi lạc đề. Không biết dự án xây tháp truyền hình có được thực hiện hay không, nhưng những ý kiến phản đối thì rất nhiều.

Một kỷ lục mới vừa được thành lập, đó là công trình tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng tại Quảng Nam. Công trình này được diễn tả như sau: Tượng đài cao 18m, dài theo hình cánh cung 120m; được chế tác từ gần 30.000m3 đá hoa cương, nặng gần 20.000 (Bài viết trên báo điện tử Vnnews ngày 13-3-2015). Tượng đài này không chỉ lớn nhất Việt Nam, mà là lớn nhất Đông Nam Á (Báo điện tử Kiến Thức, ngày 24-3-2015), mức tổng kinh phí lên đến 411 tỷ đồng. Liền sau những thông tin về một cuộc khánh thành hoành tráng được tổ chức ngày 24-3-2015, báo chí đã chộp được những hỉnh ảnh cho thấy sự cẩu thả về chất lượng của công trình: 60 viên gạch bên cạnh hồ nước bị vỡ vụn. Đền ơn đáp nghĩa là nét đẹp trong truyền thống Việt Nam. Vẫn biết“ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” là những điều Ông Bà ta luôn răn dạy con cháu. Không ai phủ nhận việc tôn vinh công lao những người mẹ, người vợ Việt Nam, vì đã hy sinh rất nhiều trong những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Đất nước có được như hôm nay là nhờ biết bao người hy sinh xương máu nơi chiến trường. Quê hương được an bình là có công đóng góp của những người phụ nữ âm thầm hy sinh. Nhắc đến công lao của những người đã hy sinh cũng nhằm giáo dục cho thế hệ tương lai biết trân trọng giữ gìn những thành quả do ông cha đã giành được. Tuy vậy, trong một đất nước mà tỷ lệ người nghèo còn rất cao, thì việc xây những công trình tốn kém cần phải cân nhắc thật kỹ, để không tạo nên những bất cập trong xã hội.

Nếu liệt kê những công trình - rất tốn kém và cũng rất nhanh xuống cấp -  được xây dựng để đạt kỷ lục, thì danh sách sẽ rất dài.

Trước những cái gọi là “kỷ lục” của Việt Nam, hãy dành một chút thời gian xem thân phận của những người nghèo ở nước ta như thế nào:

Theo số liệu của Ban chỉ đạo, tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2010 là 14,2%, năm 2011 là 11,76%, năm 2012 là 9,6% (Trang báo điện tử Vnexpress 20-2-2014). Chưa rõ con thống kê của ba năm gần đây là bao nhiêu, nhưng chắc chắn số người nghèo trong xã hội còn rất nhiều. Thêm vào đó, nhiều nơi chưa có trạm y tế khám bệnh, thiếu trường học cho trẻ em. Vẫn còn đó những cây cầu mà mỗi khi đi qua là chấp nhận đánh bạc với tử thần, những con đường quanh năm lầy lội, những trẻ em dân tộc thiếu cơm thiếu áo trong mùa đông cắt da cắt thịt. Còn biết bao những mảnh đời bất hạnh do bệnh tật không có thuốc chữa đành nằm chờ chết, những người già cô thế cô thân không nơi nương tựa. Nếu tìm trong trang Google với đề tài “người bất hạnh tại Việt Nam”, kết quả cho thấy 4.300.000 bài viết có liên quan.  Trên các trang mạng xã hội, liên tục có những lời kêu gọi giúp đỡ những trường hợp nghèo khổ, bệnh tật. Như vậy, người nghèo luôn hiện hữu xung quanh chúng ta. Họ là những “pho tượng” bị chìm vào quên lãng, giữa một xã hội ồn ào náo nhiệt. Chi tiêu những khoản tiền khổng lồ để làm những công trình hoang phí sẽ là sự xúc phạm đến người nghèo.

Có lẽ chúng ta quá chú trọng đến những cái “nhất” mà quên rằng, mọi tiến bộ và phát triển phải khởi đi từ con người. Vì nhân bản, đạo đức và văn hóa là nền tảng của tòa nhà xã hội. Một chiếc cáp treo “nhất Đông Nam Á” sẽ trở thành vô nghĩa nếu chất lượng dịch vụ quá kém. Một cây tháp truyền hình “nhất thế giới” sẽ trở thành vô duyên kệch cỡm giữa một xã hội đa số dân còn nghèo. Một khu du lịch với những công trình được quảng cáo “nhất châu Á” sẽ bị du khách xa lánh nếu thái độ của nhân viên phục vụ hách dịch. Ai cũng biết, sự phát triển bền vững của một quốc gia không được đánh giá dựa trên có nhiều kỷ lục hay không, nhưng dựa trên sự tăng trưởng kinh tế và mọi khía cạnh khác nhau của đời sống dân sinh, nhất là ở trách nhiệm của mọi người đối với xã hội mình đang sống. Chỉ chú trọng tới “bề nổi” mà lãng quên cốt lõi làm nên sự phát triển bền vững của xã hội, sẽ là viển vông và chỉ là “đuổi hình, bắt bóng” mà thôi.

+Gm Giuse Vũ Văn Thiên

Nguồn: gphaiphong.org

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch