LE_CHUA_THANG_THIEN_BLễ Chúa Thăng Thiên, Năm B

Cv 1:1-15; Ep 1:17-23; Mc 16:15-20

Việc Ðức Giêsu lên trời xem ra đã hoàn tất sứ mệnh của Người tại thế: sinh ra, lớn lên, chết đi và sống lại, nhưng thực ra Người vẫn hiện diện trong Giáo hội qua Thần trí của Người.

Theo Phúc âm thánh Luca, Ðức Giêsu: Ðược lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa (Mk 16:10). Sách Công vụ Tông Ðồ thì ghi: Người được cất lên ngay trước mắt các ông và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa (Cv 1:9). Còn thánh Phaolô thì bảo: Ðức Kitô trỗi dậy từ cõi chết và đặt ngự bên hữu Người (Chúa Cha) trên trời (Ep 1:20). Việc Chúa lên trời dạy ta nhiều bài học. Là người tín hữu, ta biết thế đứng của mình, điều gì mình phải tin, việc gì mình phải làm, tại sao ta được sinh ra ở trần gian này và phải đi về đâu, bởi vì Ðức Giêsu đã đi trước để dọn đường cho ta. Ðó là điều Giáo hội tuyên xưng trong kinh Vinh danh: Chúa ngự bên hữu Chúa Cha, xin thương xót chúng con, và còn tuyên xưng trong kinh Tin kính: Người lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha.

Vậy thì trời là gì? Theo quan niệm của dân gian Việt nam thì trời là bầu trời, khoảng không gian, giống như một vòm vô biên úp trên trái đất. Trời cũng được hiểu là quyền lực siêu nhiên trên trời cao, đóng vai trò tạo dựng, điều hành và thưởng phạt. Khi hiểu theo nghĩa này, thì người mình thường thêm từ ông vào trước và gọi là Ông Trời. Ông Trời đó của dân gian Việt Nam, một phần nào cũng là Thượng Ðế và là Thiên Chúa của người Kitô giáo. Theo Thánk kinh, thì trời vừa là hiện tượng tự nhiên, vừa mang ý niệm thần học. Người Do thái thời bấy giờ coi trời là nơi ngự trị của Thiên Chúa ở bên trên bầu trời. Còn Thiên Chúa giáo coi trời hay thiên đàng hoặc thiên đường là nơi hạnh phúc, chốn an nghỉ hay trạng thái của linh hồn người đã được công chính hoá, hay đã được thanh luyện khỏi tội lỗi. Thi sĩ Nguyễn Du đã đọc hay nghe nói về lẽ đạo của Thiên Chúa giáo hay sao, mà trong  truyện Kiều, có viết: Biết đâu địa ngục, thiên đường là đâu.

Việc Chúa về trời hay về thiên đàng là dấu chỉ cho cùng đích của người tín hữu. Dẫu có luyến tiếc nhà cửa, tài sản và sự nghiệp thế gian, một ngày nào đó, ta sẽ phải rời khỏi trần thế. Mặc dù loài người được coi là trung tâm điểm của vũ trụ, con người vẫn phải tìm cứu cánh cho mình để có thể trở về nguồn gốc và cội rễ của mình. Nếu không thì đời sống con người ở trần gian sẽ mất ý nghĩa và sẽ qua đi như loài vật, cỏ cây và hoa lá.

Hôm nay mỗi người cần tự hỏi: Có bao giờ ta đã hướng lòng trí về trời, về những lí tưởng cao đẹp, vị tha và bác ái chăng? Việc hướng lòng trí về trời sẽ giúp cho lòng trí ta siêu thoát dần dần khỏi những sự vật trần thế, mặc dầu ta vẫn phải sử dụng những sự vật này  hằng ngày. Việc hướng lòng trí về trời sẽ giúp ta nghĩ đến việc sửa soạn thanh toán sổ sách nợ nần với Chúa và tha nhân (Mt 25:19). Việc hướng lòng trí về trời phải giúp ta sửa soạn rời khỏi đời này dần dần về tâm trí để đối diện trước toà phán xét công minh. Ta cũng sửa soạn cho con cháu làm tăng triển mối liên hệ với Chúa và với anh chị em theo tình huynh đệ khi ta đã ra đi vĩnh viễn.

Mỗi tuần ta đã dành cho Nước trời được bao nhiêu thời giờ để đến nhà thờ dâng thánh lễ, đọc kinh, cầu nguyện. Ta đã làm việc cho Nước trời được bao nhiêu thời giờ trong việc phục vụ, việc từ thiện bác ái? Hay ta chỉ mải miết cặm cụi: bảy ngày một tuần với những sự việc trần thế? Có phải ta coi Nước trời là quá cao siêu, xa vời về thời gian cũng như không gian như trời cao đất thấp, cho nên ta đặt cùng đích của cuộc sống vào đời này cho xong chuyện? Trong Phúc âm Chúa nhắn nhủ ta: Trước hết hãy tìm kiếm nước Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những sự khác, Người sẽ ban sau (Mt 6:33).

Khi suy gẫm về Mầu Nhiệm thứ hai trong chuỗi Mân Côi Năm sự Mừng: Thứ Hai thì ngắm Ðức Chúa Giêsu lên trời, Ta xin cho được ái mộ những sự trên trời. Vậy ta có ý thức được điều mình xin hay ta chỉ đọc kinh một cách máy móc? Và nếu ý thức được điều mình xin, ta có thực hành những điều mà ta ái mộ về Nước trời không? Vậy những sự trên trời là gì? Những sự trên trời là những giá trị Phúc âm: chân thật, công chính, thanh liêm, ngay thẳng, vị tha, bác ái.. Những sự trên trời là Tám mối Phúc thật: Phúc cho những ai thế nọ, thế kia .. vì nước Trời là của họ. Khi thánh Mạc-tin thành Tours gần chết trên giường bệnh, ngài nhìn thẳng lên, suy niệm về đường Chúa lên trời, để cho tư tưởng hướng về trời. Việc Chúa lên trời phải là dấu hi vọng cho người tín hữu ở trần thế. Ðó là điều mà thánh Phaolô bảo tín hữu Êphêsô: Xin Người soi lòng mở trí cho anh em thấy rõ, đâu là niềm hi vọng anh em đã nhận được (Ep 1: 18).

 

Ngày lễ Chúa lên trời phải nhắc nhở cho ta về quê hương vĩnh cửu của ta ở trên trời. Trước khi về trời Ðức Giêsu hứa sẽ trở lại đón ta khi Người phán: Thầy đi và dọn chỗ cho chúng con rồi, Thầy lại đến đón chúng con về cùng Thầy, cốt cho Thầy ở đâu, các con cũng được ở đó (Ga 14:2-3). Và Chúa còn cầu nguyện cho ý hướng đó: Lậy Cha, đối với những kẻ Cha đã trao phó cho con, thì con muốn rằng, hễ con ở đâu, họ cũng được ở đó với con, để họ mục kích sự vinh hiển Cha đã ban cho con (Ga 17:24).

Lời cầu nguyện: xin cho được yêu mến những sự trên trời:

Lậy Ðức Giêsu, qua việc lên trời,

Chúa dậy con quê hương vĩnh cửu,

không phải ở tại đời này,

nhưng hệ tại vào đời sau.

Xin khơi dậy trong con một tâm hồn,

biết ái mộ và tìm kiếm những sự trên trời,

để mai sau con được đón vào thiên giới. Amen.

 

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch