Kitô hữu chúng ta phải luôn luôn gần gũi các gia đình bị nghèo túng thử thách. Sự bần cùng xã hội đả thương gia đình và đôi khi phá hủy nó.

Việc thiếu hay mất công ăn việc làm hoặc tình trạng bấp bênh ảnh hưởng sâu đậm trên cuôc sống gia đình và thử thách các tương quan của nó một cách nặng nề. Chúng ta còn lại gì, nếu nhượng bộ thần tiền bạc, bạo lực và từ bỏ cả tình thương yêu gia đình?

OSSROM55801_ArticoloĐTC hỏi chuyện và chúc lành cho các đôi tân hôn trong buổi tiếp kiên chung 3-5-2015 - OSS_ROM

Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung hàng tuần sáng thứ tư hôm qua. Ngoài các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ và Âu châu, cũng có các nhóm hành  hương thuộc các nước Á châu như Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Philippines, Đài Loan. Cũng có một vài tín hữu Việt Nam đến từ Tulsa Hoa Kỳ. Từ châu Mỹ Latinh có các nhóm Argentina, Mêhicô, Venezuela, Guatemala, Uruguay và Brasil.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài giáo lý liên quan tới tính cách dễ bị tổn thương của gia đình trong các điều kiện thử thách của cuộc sống. Ngài nói: gia đình có biết bao nhiếu vấn đề thử thách nó. Một trong những thử thách đó là sự nghèo túng. Chúng ta hãy nghĩ tới biết bao nhiêu gia đình sống trong các vùng ngoại biên của các thành phố lớn, nhưng cả trong các vùng quê nữa… Có biết bao nhiêu bần cùng, biết bao nhiêu đồi tệ! Thế rồi còn có cả chiến tranh khiến cho hoàn cảnh thêm trầm trọng hơn. ĐTC định nghĩa chiến tranh như sau:

Chiến tranh luôn luôn là một điều kinh khủng. Ngoài ra nó còn gây thiệt hại, đặc biệt cho các thường dân, các gia đình. Nó khiến cho gia đình nghèo đi. Qủa thật, chiến tranh là “mẹ của tất cả mọi nghèo túng”, là kẻ ăn cướp sự sống, linh hồn và các tình thương mến thánh thiêng và thân yêu nhất.

Mặc dù mọi điều đó vẫn có các gia đình nghèo túng với phẩm giá tìm tiếp tục cuộc sống thường ngày của mình, thường khi một cách công khai tín thác nơi phước lành của Thiên Chúa. Tuy nhiên, bài học này không được biện minh cho sự thờ ơ của chúng ta, nếu không phải là gia tăng sự xấu hổ của chúng ta! Có biết bao nghèo túng!

Hầu như là một phép lạ, khi cả trong cảnh nghèo túng gia đình tiếp tục thành hình và tới chỗ giữ gìn được – như có thể - tình nhân bản trong các tương quan của nó. Sự kiện này gây khó chịu cho các chuyên viên đề ra các chương trình hạnh phúc coi các tình thương mến, việc sinh sản con cái, các liên hệ gia đình như là một yếu tố thay đổi phụ thuộc của phẩm chất cuộc sống. Họ không hiểu gì hết! Trái lại, chúng ta phải qùy gối xuống trước các gia đình ấy, là một trường học nhân bản cứu vớt các xã hội khỏi sự man rợ.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Thật vậy chúng ta còn lại gì, nếu nhượng bộ sự tống tiền của Cesar và thần Mammona, bạo lực và tiền bạc, và khước từ cả các thương mến gia đình? Một nền luân lý đạo đức dân sự sẽ chí có thể đến, khi các giới chức trách nhiệm cuộc sống công cộng tái tổ chức trở lại mối dây tương quan xã hội, và khởi hành từ cuộc chiến đấu chống lại vòng xoáy tồi bại giữa gia đình với nghèo túng, dẫn đưa chúng ta tới vực thẳm.

Nền kinh tế hiện nay thường chuyên môn trong hưởng thụ hạnh phúc cá nhân, nhưng lại rộng rãi thực thi việc khai thác bóc lột các liên hệ gia đình. Đó là một mâu thuẫn trầm trọng!  Công việc mênh mông của gia đình không được đưa ra trong các ngân sách, dĩ nhiên! Thật vậy, kinh tế và chính trị hà tiện các thừa nhận liên quan tới điều này. Thế nhưng việc đào tạo nội tại của con người và sự chuyển động các tình thương mến của xã hội lại có cột trụ của chúng tại đây. Nếu bạn lấy nó đi, thì tất cả sụp đổ.

Đây không phải chỉ là vấn đề cơm bánh. Chúng ta nói tới công ăn việc làm, chúng ta nói tới giáo dục, chúng ta nói tới y tế. Hiểu biết điều này thật là quan trọng. Chúng ta luôn luôn cảm động, khi trông thấy hình ảnh của các trẻ em thiếu dinh dưỡng và bệnh tật được chỉ cho chúng ta thấy tại biết bao nhiêu vùng trên thế giới này. Đồng thời chúng ta cũng cảm động trước cái nhìn rạng rỡ của nhiều trẻ em, tuy thiếu thốn mọi sự, ở trong các trường học không có gì hết, nhưng hãnh diện cho chúng ta thấy cái viết chì và cuốn tập của chúng. Và các em nhìn thầy cô của các em với biết bao tình thương mến! Thật thế, các trẻ em biết rằng con người không chỉ sống bằng cơm bánh mà thôi! Nhưng cả tình yêu thương gia đình nữa. Khi có sự bần cùng, các trẻ em đau khổ, bởi vì các em muốn tình yêu, muốn các tương quan gia đình.

Nói thêm trong bài huấn dụ ĐTC nhấn mạnh nhiệm vụ của các kitô hữu như sau:

Chúng ta các kitô hữu, chúng ta phải luôn luôn gần gũi các gia đình bị nghèo túng thử thách. Anh chị em hãy nghĩ coi, tất cả anh chị em đều biết một ai đó: người cha không việc làm, người mẹ không việc làm, và gia đình đau khổ, các liện hệ suy yếu. Điều này thật xấu xa! Sự bần cùng xã hội đả thương gia đình, và đôi khi phá hủy nó. Việc thiếu hay mất công ăn việc làm, hoặc tình trạng bấp bênh ảnh hưởng sâu đậm trên cuôc sống gia đình và thử thách các tương quan của nó một cách nặng nề. Các điều kiện cuộc sống trong các khu phố nghèo thiếu tiện nghi nhất, với các vấn đề nhà ở và di chuyển, cũng như việc giảm thiểu các phục vụ xã hội, y tế, và trường học  gây ra các khó khăn sau đó. Thêm vào các yếu tố vật chất này là sự thiệt hại gây ra cho gia đình bởi các mô thức giả dối, do các phương tiện truyền thông phổ biến, dựa trên chủ thuyết tiêu thụ và tôn thờ dáng vẻ bề ngoại, ảnh hưởng trên các giai tầng xã hội nghèo hơn, và gia tăng việc đập nát các tương quan gia đình. Săn sóc các gia đình, săn sóc tình thương mến, nhưng sự bần cùng thử thách gia đình.

Giáo Hội là mẹ, và không được quên thảm cảnh này của con cái mình. Cả Giáo Hội cũng phải nghèo, để trở nên phong phú và trả lời cho biết bao nhiêu bần cùng ấy. Một Giáo Hội nghèo là một Giáo Hội  cố ý thực thi một sự đơn sơ trong cuộc sống của mình – trong chính các cơ quan của mình, trong chính kiểu sống của các chi thể mình. Cần phải cầu nguyện và hành động. Chúng ta hãy mạnh mẽ cầu xin Chúa lay động chúng ta, để khiến cho các gia đình kitô của chúng ta trở thành các tác nhân cuộc cách mạng này của sự gần gũi gia đình, giờ đây cần thiết hơn bao giờ hết! Ngay từ đầu Giáo Hội được làm thành bởi sự gân gũi ấy của gia đình. Và chúng ta đừng quên rằng sự phán xử của những người cần được giúp đỡ, của những người bé nhỏ, của những người nghèo đi trước sự phán xử của Thiên Chúa. Chúng ta đừng quên điều này và chúng ta hãy làm tất cả, tất cả những gì chúng ta có thể làm để trọ giúp các gia đình tiếp tục đi tới trong thử thách của nghèo túng và bần cùng đả thương các tình thương mến, các liên hệ gia đình. Tôi muôn đọc lại một lần nữa văn bàn Thánh Kinh mà chúng ta đã nghe ban đầu và mỗi người trong chúng ta hãy nghĩ tới các gia đình găp thử thách, bị thử thách bởi nghèo túng. Thánh Kinh nói như thế này: “Con ơi, đừng từ chối người nghèo điều cần thiết cho cuộc sống, đừng vô cảm trước cái nhìn của người thiếu thốn”. Chúng ta hãy nghĩ tới từng chữ một nhé! “Đừng làm cho kẻ đói phải buồn tủi, đừng chọc tức ai khi họ phải ngặt nghèo, kẻ khốn khổ nài xin con đừng từ chối, gặp người nghèo con đừng ngoảnh mặt đi. Đừng làm ngơ không nhìn đến kẻ thiếu thốn, kẻo nên cớ cho người ta nguyền rủa con”, bởi vì đó là điều Chúa sẽ làm”. Phúc Âm nói điều đó, nếu chúng ta không làm các điều này.

ĐTC đã chào tín hữu và cầu chúc mọi người có những ngày hành hương sốt sắng và bổ ích. Ngài đã đặc biệt chào một nhóm phó tế vĩnh viễn tổng giáo phận Freiburg. Chào các tín hữu Ba Lan ĐTC đặc biệt hưóng tới giới trẻ tụ tập nhau tại Lednica để cũng cố mối dây liên hệ với Chúa Kitô và Giáo Hội. Ngài chia sẻ niềm vui, lòng hăng say và ước muốn của họ có Chúa Thánh Thần. Ngài khích lệ họ rộng mở con tim cho Chúa và các ơn thánh của Chúa Thánh Thần, cũng như tiếp nhận đầy tràn sự hiện diện và hoạt động thánh hóa của Chúa Thánh Thần, để Ngài đồng hành với họ trong cuộc sống, trong khi học hành, làm việc, cầu nguyện và trong các quyết định của họ, để họ được mạnh mẽ và cùng Chúa Thánh Thần biến đổi thế giới.

ĐTC cũng chào các tu sĩ dòng Thánh Philiphê Neri trong năm kỷ niệm 500 năm ngày sinh của  thánh lập dòng, được biết tới như “vị thánh của niềm vui”. Ngài cầu chúc các tu sĩ làm chứng cho niềm vui Phúc Âm.

Ngài cũng chào các công nhân xưởng Whirlpool tỉnh Carinaro, và cầu mong họ tìm ra giải pháp công bằng cho cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hiện có trong vùng, trong đó quyền của mọi người, đặc biệt của các gia đình, được tôn trọng.

Chào các bạn trẻ người đau yếu và các đôi tân hôn ngài nhắc cho mọi ngươi biết tháng 6 là tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Xin Thánh Tâm Chúa đạy cho người trẻ biết vẻ đẹp của việc yêu thương và được yêu; nâng đỡ các anh chị em bệnh tật trong khổ đau, và trợ lực các đôi tân hôn trong cuộc sống gia đình.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi người

Linh Tiến Khải / Radio Vatican

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch