162015104528535Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, Năm B

Mc 14: 12-16, 22-26

Trường sinh bất tử là một ước mơ của con người mọi thời. Các bậc vua chúa, những người lắm tiền, nhiều của xưa nay vẫn tìm mọi cách thế, nhiều phương dược để mong được cải lão hoàn đồng hay kéo dài tuổi thọ nhưng đã hoài công.

Dù biết rằng ít có ai can đảm đối diện với sự chết, nhưng rồi người ta vẫn phải chân nhận sự thật là kiếp người đã có sinh thời có tử. Chúng ta không lạ gì chuyện người Do Thái xưa kia cảm thấy chướng tai khi nghe Chúa Giêsu nói về lương thực trường sinh, vì Abraham đã chết và các ngôn sứ cũng đã chết ( x. Ga 8,52). Vậy thế nào là trường sinh ?

Là Kitô hữu, chúng ta tin nhận rằng sự sống đời đời là được hiệp thông với Thiên Chúa. Ai ở trong Thiên Chúa, ai có Chúa ở cùng thì đó là người đang sống, nghĩa là có sự sống như thưở ban đầu tạo dựng. Khi tội lỗi xuất hiện thì mới có sự chết. Ngày nay ít có ai hiểu sự chết về mặt thể lý, mà sự chết ở đây có nghĩa là tình trạng chối từ Thiên Chúa, cắt đứt sự hiệp thông với Người. Đến thế gian, sứ vụ của chính yếu của Chúa Kitô chính là nối kết mối dây hiệp thông giữa Thiên Chúa và loài người vốn đã bị cắt lìa ấy.

Thiên Chúa đã tự nguyện đi bước trước trong việc trao ban chính mình qua Người Con Một nhập thể làm người. Và Chúa Kitô đã thể hiện việc trao ban ấy cách cụ thể và trọn vẹn qua bí tích Thánh Thể. Hãy cầm lấy mà ăn…Hãy cầm lấy mà uống…nghĩa là hãy đón nhận chính Đấng vốn là Thiên Chúa nhưng đã đi bước trước để nối lại mối dây giao hòa, thông hiệp. Được giao hòa với Thiên Chúa thì nhân loại chúng ta được hiệp thông với Người và sự sống đích thực sẽ lại ban cho chúng ta. Có sự sống trong mình thì đương nhiên sẽ không còn ở trong bóng tối sự chết và như thế tội lỗi đã được thứ tha.

Tác giả thư Do Thái đã so sánh cách cụ thể rằng xưa máu con dê, con bò được rảy trên dân còn có sức thanh tẩy những người nhiễm uế thì huống là máu cực thánh châu báu Chúa Kitô. “ Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống” ( Dt 9,14 ). Chính Chúa Kitô đã minh nhiên phán trong đêm Tiệc ly: Máu Người là máu giao ước mới, đổ ra cho anh em và muôn người đựơc tha tội ( x.Mt 26,28). Được tha tội là được hiệp thông với Thiên Chúa và đương nhiên là có sự sống đời đời.

Để có sự sống đời đời, Chúa Kitô cũng đã từng mời gọi là hãy tin vào Người là Đấng mà Thiên Chúa sai đến ( x.Ga 6,29 ). Và Người khẳng định: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ ( Ga 6,35 ). Đón nhận Chúa Kitô, đặc biệt trong bí tích Thánh Thể, đòi hỏi phải có niềm tin và tiếp nhận Thánh Thể cũng là cách thế tuyên xưng đức tin. “Đây là mầu nhiệm đức tin”. Câu xướng sau khi truyền phép khẳng định chân lý này. Thánh Tông đồ dân ngoại đã phiền trách một số tín hữu thành Côrintô, vì say xỉnh, vì chia rẽ, nên đã không có thái độ đức tin mỗi khi tham dự Lễ Bẻ Bánh, và vì thế sẽ chẳng nhận được ơn ích lại còn gánh lấy án phạt ( x. 1.Cor 11,17-33).

Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều tường thuật lời khẳng định của Chúa Kitô: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” ( Mc 2,17; x. Mt 9,13; Lc5,32). Trong phần hiệp Lễ, các tín hữu thành khẩn: “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con…”, và còn thú nhận: “con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con…” Những lời này nhắc nhủ đoàn tín hữu về thân phận tội lỗi và bất xứng của mình. Chỉ nhờ quyền năng và tình yêu của Đấng Cứu Độ, qua việc Người trao ban chính Người thì chúng ta mới nên xứng đáng, tức là nên lành mạnh. Đọc Tin Mừng, đặc biệt qua câu chuyên của Lêvi, của Giakêu, Mađalêna, chúng ta thấy được sự thật này: không phải vì chúng ta xứng đáng nên Chúa mới ngự đến, nhưng nhờ Chúa đoái thương ngự đến nên chúng ta mới nên xứng đáng.

“Hãy cầm lấy mà ăn ! Hãy cầm lấy mà uống !” Chúa đã tự nguyện đến với chúng ta trước, nhưng phần chúng ta cũng cần phải biết tiếp đón Người thì hiệu quả mới phát sinh. Và thái độ tiếp đón Chúa Kitô đẹp lòng Người nhất, đó là khiêm nhu nhìn nhận sự yếu đuối, tội lỗi của mình và tin tưởng, phó thác vào tình yêu và quyền năng của Người. Được hiệp thông với Chúa Kitô Thánh Thể là được thông phần sự sống đời đời. Cho dù sự thông phần ấy có giới hạn trong thời gian hình bánh và rượu còn nguyên thể dạng trong lòng ta, nhưng đó chính là dấu bảo đảm cho sự trường sinh sau này. Được nếm trước chút thực tại vĩnh cửu là động lực giúp ta vững bước tiến về quê trời. Việc trao “của ăn đàng” cho người gặp cơn nguy tử hay đang hấp hối giúp ta thêm xác tín điều này.

Bí tích Thánh Thể là bí tích biệt loại, vì dấu chỉ cũng là thực tại. Thánh Thể vừa là ân ban vừa là chính nguồn của mọi ân lộc. Trước mầu nhiệm cao cả, khôn dò này, mọi diễn suy chỉ là nước bỏ biển. Không gì hơn, hãy thẳm sâu tôn thờ, đón nhận Mình Máu châu báu của Đấng Cứu độ trong sự khiêm nhu và tín thác.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch