imagesXG0VT689

Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (24 Tháng 11):  Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: “Hãy coi chừng người đời, họ sẽ nộp các con cho hội đồng, và sẽ đánh đập các con nơi hội đường của họ.

Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại được biết. Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì. vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Chúa Cha nói trong anh em. Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét, nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát”. (Mt 10, 17-22)

Suy Niệm

Các vị tử đạo Việt Nam đều có kinh nghiệm sống từng lời của đoạn Tin Mừng : bị nộp, bị đánh đập, bị điệu ra trước vua quan, bị tra hỏi, bị thù ghét và cuối cùng là bị giết. Tất cả những gì các ngài phải chịu đều vì Danh Đức Giêsu, và vì Tin Mừng. Trong niềm tin vào Đức Kitô, các thánh tử đạo đã có qúa nhiều kinh nghiệm về sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống tại thế của các ngài, những lo lắng sợ hãi, các ngài không thể nào tránh khỏi trước những tra vấn nhục hình của các vua chúa trần gian. Các ngài tin vào Chúa Kitô, vì : “Ngài là Ánh sáng thế gian. Ai theo Ngài sẽ không đi trong đêm tối, Ngài là  Đường là sự thật và là là sự sống” (Ga 8,12 + 14,6).

Các ngài cảm nghiệm như được thôi thúc bởi :

“Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em trên trời thật lớn lao”. (Mt 5,10-12). Vì tin vào Chúa Kitô và làm chứng cho một niềm tin hằng có ấy, nên không có một sức mạnh nào có thển làm lung lạc ý chí mãnh liệt của các ngài. Các ngài ý thức  rằng các thế lực vua chúa trần gian luôn luôn tìm cách bách hại niềm tin, bách hại người tín hữu, bởi “chúng đã bắt bớ Thầy, chúng sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15,20). Này, Thầy sai anh em như chiên đi vào giữa bày sói… Hãy coi chừng người đời, họ sẽ nộp các con nơi toà án. Khi họ bắt bớ, các con đừng lo phải nói thế nào, vì không phải các con, nhưng Thánh Linh của Thầy sẽ nói trong các con… Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ vì danh Thầy. Nhưng ai bền đỗ đến cùng, người ấy sẽ được cứu độ.” (Mt 10,16-25).

Chúa còn ban một lời hứa như một phần thưởng đời đời : “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em trên trời thật lớn lao” (Mt 5,10-12; x.Lc 6,22).

Cuộc tử đạo của các ngài đều xác tín rằng: “sống là Đức Kitô, và chết là một mối lợi”, vì thế  “Trong mọi thử thách, các ngài đã toàn thắng nhờ Đấng yêu mến các ngài” (x. Rm 8, 37). Và, giờ chết của các ngài là một bằng chứng hùng hồn về tình yêu tuyệt đối mà cha ông chúng ta đã dâng lên Thiên Chúa như của lễ tinh tuyền thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa. Thật vậy: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, gươm giáo? sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8, 35. 38-39).

Các Thánh tử đạo đã  hết lòng trung tín vào Chúa Kitô vì như lời Chúa nói “Ai muốn theo Thầy phải từ bỏ chính mình, vác Thập Giá mình mà theo Thầy. Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai mất mạng sống vì Thầy thì sẽ tìm lại được” (Mt 16:24). Các ngài không phải là những bậc khôn ngoan thông thái, nhưng các ngài là những chứng nhân cho “Đức Kitô bị đóng đinh vào Thập Giá”. Vì thế, Thiên Chúa đã chọn các ngài, những người mà thế gian coi như điên rồ, (và các ngài) được hưởng phúc trên Nước Trời. (1Cr 1,17-25).

Ý nghĩa của tử đạo trong cuộc sống hôm nay: Tử đạo trước hết là sống Đức Tin bằng sự hy sinh quên mình phục vụ, sẵn sàng chấp nhận thua thiệt, kể cả hy sinh mạng sống của mình noi gương các thánh Tử Đạo. Sứ mệnh của người tín hữu là phải trở thành “muối cho đời...  là ánh sáng cho trần gian. Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (x. Mt 5,13-16).

Các Thánh Tử Đạo là những chứng nhân can trường dám chết cho niềm tin, sống cho tình yêu, và loan báo chân lý Tin Mừng làm chứng cho Chúa,. Ngày nay các tín hữu chúng ta dù không đồng hành với  Chúa, nhưng vẫn có thể thi hành sứ mệnh làm chứng cho Người bằng các phương thế như :

- Làm chứng bằng việc thuật lại cho người khác về cuộc đời và lời rao giảng của Đức Giê-su như bà Maria Ma-da-la đã làm (Ga 20,18).

- Làm chứng bằng cách để Chúa ngỏ lời với người khác qua miệng chúng ta: Đức Giê-su đang sống và hiện diện nơi ta, và ta có bổn phận chia sẻ sự xác tín, niềm vui và̀ bình an hạnh phúc mình đang cảm nghiệm được cho tha nhân. Cách làm chứng này đã được Nhóm Mười Một Tông đồ áp dụng. Sau khi đón nhận ơn Thánh Thần, Tông đồ Phê-rô đã rao giảng và làm chứng về Đức Giê-su như sau: “Chính Đức Giê-su đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại. Về điều này tất cả chúng tôi xin làm chứng. Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống. Đó là điều anh em đang thấy đang nghe…” (Cv 2,32-33).

- Làm chứng bằng lối sống hy sinh quên mình, vị tha bác ái noi gương cộng đòan tín hữu thời Hội Thánh sơ khai như sách Công vụ thuật lại: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kính sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được tòan dân thương mến. Và Chúa cho cộng đòan mỗi ngày thêm những người được cứu độ” (Cv 2,42-47).

- Làm chứng cho Đức Giêsu bằng việc sẵn sàng chịu bách hại vì đức tin, quyết không hèn nhát trước áp lực “siêu quyền lực thống trị thế giới bởi văn hóa dối trá, văn hóa sự dữ và sự chết, chối bỏ Sự Thật và sự hiện hữu của Thiên Chúa”. Người tín hữu hết lòng noi gương các thánh Tử Đạo để làm “Chứng nhân đức tin”. mặc dù phải chấp nhận cuộc sống đức tin đầy thách đố : cơ cực nghèo đói, bất công, áp bức, tra tấn, tù đày, niềm tin bị khủng bố quấy phá, sách nhiễu, các cơ sở, phương tiện truyền thông bị phá hủy v.v...  Đời sống người tín hữu bị mất mát thiệt thòi, cũng chỉ vì Danh Chúa Kitô và vì Tin Mừng. Qủa thật - Có ích chi : “nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có ích gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình”. (Mt 16:26). Đó cũng là điều mà Chúa Giêsu nhắc bảo và an ủi các tín hữu. Vì vậy, người tín hữu nhiệt thành trung tín “Sống là Đức Kitô, và chết là một mối lợi” (Pl 1,22).

Tử đạo chính là làm chứng cho Chúa: Chúa Giê-su đã sai các Tông đồ đi rao giảng Tin mừng và tiên báo các khó khăn sẽ gặp phải: “Anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết” (Mt 10,18). Người cũng truyền cho các Tông đồ phải làm chứng nhân cho Người: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và̀ cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8). Các thánh Tử đạo Việt Nam đã chu toàn sứ mệnh làm chứng cho Chúa bằng việc chấp nhận chịu chết vì đức Tin. Còn chúng ta hôm nay tuy không có cơ hội chịu chết vì Danh Chúa như xưa, nhưng chúng ta vẫn có thể làm chứng cho Chúa bằng một lối sống hy sinh quên mình, khiêm nhường vị tha và luôn yêu thương phục vụ tha nhân vô vụ lợi và làm cho nhiều người nh6an biết Chúa.

Lạy Chúa, khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, xin Chúa cho chúng con xác tín rằng: quê hương của chúng con ở trên Trời, chúng con nguyện một điều duy nhất là làm mọi việc vì Chúa và vì phần rỗi cho mình cũng như cho tha nhân, và hằng ý thức rằng :

Thế gian vật chất xa hoa,

Sát nhân trộm cướp gian tà đảo điên.

Giêsu công chính nhân hiền

Một lòng theo Chúa đến giờ lâm chung.

Các Thánh Tử Đạo - Vì tin vào Chúa Kitô, mà ngay cả những liên hệ những tình cảm thân thiêt nhất cũng phải được xét lại. Các ngài đã đặt tình yêu Chúa Kitô lên trên mọi tương quan gia đình, trên chính mạng sống mình. Qủa là một đòi hỏi hy hiến quyết liệt và tuyệt đối, trên đời này chưa hề thấy có một ông thầy nào dám đưa ra những nguyên tắc sống tuyệt đối với Thầy mình như vậy. Nguyên điều này cũng mặc nhiên cho thấy Chúa Kitô chính là Thiên Chúa.

Lạy Chúa,

Xin cho chúng con biết luôn sống đức tin noi gương các thánh Tử Đạo Việt Nam. Xin cho chúng con biết nhiệt thành làm chứng cho Chúa, bằng một lối sống hy sinh quên mình và khiêm nhường phục vụ. Ước gì ngọn lửa đức tin mà các thánh Tử đạo đã thắp lên sẽ được chúng con tiếp tục làm bùng sáng trên quê hương Việt nam thân yêu. Ước gì máu các ngài đổ ra sẽ làm phát sinh thêm nhiều Ki-tô hữu vừa có lòng nhiệt thành mến Chúa lại vừa yêu mến xây dựng quê hương Việt Nam ngày càng tăng tiến tốt đẹp.

Vũ Công Chính

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch