LA HAYE (NV) - Đại diện Philippines hôm 24 tháng 11 đưa ra các chứng cứ để bác bỏ yêu sách chủ quyền mà Bắc Kinh tuyên bố “thuộc về Trung Quốc từ cổ xưa” tại Tòa Án Quốc Tế La Haye.

Truyền thông quốc tế cho hay, khi trình bày quan điểm trong phiên tòa khai mạc tại Tòa Án Quốc Tế tức Tòa Trọng Tài Thường Trực tại La Haye, các luật sư đại diện cho chính phủ Philippines đã bác bỏ lập luận của Trung Quốc từng được lập lại nhiều dịp khác nhau qua bản đồ 9 đoạn “Lưỡi Bò.” Gần đây lại được chính mồm chủ tịch Trung Quốc tuyên bố gần hết vùng Biển Đông là thuộc Trung Quốc “từ thời cổ xưa.”

Phi-chongTQ-AFP-600.jpgDân Philippines biểu tình trước tòa lãnh sự Trung Quốc tại Makati, Manila ngày 7 tháng 7, 2015. (Hình: Jay Directo/AFP/Getty Images)

Các luật sư của Philippines cho rằng Bắc Kinh không thể chỉ dựa vào các “sự kiện lịch sử” và “bản đồ cổ” để đòi chủ quyền ở Biển Đông. Ông Paul Reichler, một luật sư của phía Phi, đã lý luận rằng cái mà Trung Quốc cho là chủ quyền lịch sử của họ tại Biển Đông “không hề tồn tại” căn cứ vào Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Trung Quốc đã dựa vào cái vạch 9 đoạn có từ thời Tưởng Giới Thạch minh họa “chủ quyền”  lịch sử của họ kéo từ đảo Hải Nam vòng vèo xuống tận Indonesia, thâu tóm hơn 80% đến 90% gần như toàn bộ diện tích 3.5 triệu km2 của Biển Đông, bất chấp sự kiện là có vùng biển xa lục địa Trung Quốc đến 1,611km nhưng lại sát cạnh Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Nhiều đoạn của cái “Lưỡi Bò” này liếm rất sâu vào các vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines, Indonesia. Đấy là lý do Bắc Kinh đã nhiều lần ngăn chặn Việt Nam, Philippines dò tìm dầu khí trên Biển Đông nằm ở một số vị trí có cái “Lưỡi Bò” vắt ngang.

Theo lời trình bày của một luật sư khác đại diện cho Phi, ông Andrew Loewenstein, cho dù khi có chủ quyền trên các vùng biển đảo họ yêu sách, Trung Quốc đã “không đáp ứng được các điều kiện về việc xác lập (tuyên bố chủ quyền).”

Luật Sư Loewenstein lập luận rằng Trung Quốc đã không hành xử “quyền độc quyền kiểm soát trong một thời gian dài” tại vùng Biển Đông. Ông đã trình ra 8 tấm bản đồ, trong đó có một tấm có từ thời nhà Minh, cho thấy là vùng nằm bên trong đường chín đoạn của Trung Quốc chưa bao giờ được ghi nhận là lãnh thổ Trung Quốc.

Việt Nam cũng có một số bản đồ cổ của nước Trung Quốc trên đó không hề có vẽ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chưa nói gì tới 9 vạch “Lưỡi Bò.”

Phiên nhóm tại Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye dự trù kéo đến Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015. Tuy không mở ra cho công chúng theo dõi tự do, nhưng các quan sát viên đến từ Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản và Úc được vào dự khán.

Để kiện Trung Quốc, Philippines đã vận dụng một phái đoàn hùng hậu gần 50 gồm luật sư và các chuyên viên. Trong đó, nhiều người nổi tiếng về các vụ kiện chủ quyền lãnh thổ tại tòa án quốc tế. Biết là không đủ lý lẽ để thắng kiện, Bắc Kinh vẫn chỉ lập lại lời tuyên bố không chấp nhận Tòa Trọng Tài Quốc Tế là nơi phân xử cũng như không chấp nhận kết quả của phiên tòa.

Dư luận quốc tế theo dõi rất sát phiên tòa này. Đây là lần đầu tiên có những tranh luận về chủ quyền trên Biển Đông được đem ra soi rọi chính thức trong luật pháp quốc tế. Dự trù, một phán quyết sẽ được đưa ra vào mùa hè 2016 mà Bắc Kinh sẽ bị áp lực quốc tế phải tuân thủ. (TN).

Nguoi-viet.com

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch