Như bao người có đạo trên cả nước quan tâm đến việc đức TGM Ngô Quang Kiệt sắp phải rời khỏi chức vụ TGM Hà Nội “vì lý do sức khỏe”, nhưng lại không thể trực tiếp đến nhà thờ chính tòa Hà Nội để cùng tham dự thánh lễ chào mừng Đức cha Phêrô sắp kế nhiệm Ngài vừa diễn ra tại sáng nay (7/5/2010), nên tôi chỉ còn biết theo dõi qua mạng internet. Tuy nhiên, với tất cả lòng khát khao và dù được dự gián tiếp qua phương tiện truyền thông này chúng ta vẫn có thể phần nào chia sẻ được không khí của buổi lễ.

1. ‘Trên - dưới’ chưa thông?

Cảm nhận đầu tiên đó là mặc dù thông cáo của TGM Hà Nội về buổi lễ này từ hôm 29/4 đã lưu ý giáo dân khi đến tham dự “xin anh chị em không mang những gì không cần thiết”. Thế nhưng thực tế cho thấy, dường như rất nhiều người vẫn không thể ngăn được việc bày tỏ sự lưu luyến với đức cha Kiệt, nên đã đem theo khá nhiều băng rôn khẩu hiệu và cả hình ảnh chụp vị mục tử nhân lành Giuse của họ quần xắn ống tay chống gậy lội nước bì bõm đi thăm giáo dân trong trận lụt ‘đại hồng thuỷ’ hồi 11/2008, đem trưng ra ngay trước khu vực cửa chính nhà thờ chính tòa, trông không khác gì một cuộc biểu tình ‘mini’ là mấy (may mà TGM đã lưu ý rồi, chứ nếu không thì chưa biết sẽ còn ‘lộn xộn’ đến đâu?)

Thánh Lễ Chào Mừng Đức Tâm TGM Phó Hà Nội

Trong số những tấm ảnh chụp buổi lễ, ‘biết nói’ nhất có lẽ là tấm ảnh đính kèm này: trên thì nhà thờ bảo “hân hoan chào mừng đức tân TGM phó Phêrô” nhưng chỉ vài mét ngay dưới tấm băng rôn này giáo dân lại dương ra những khẩu hiệu trông có vẻ rất ư là ‘lạc đề’: thay vì ‘hân hoan’ thì nhiều giáo dân lại xin được “đồng hành cùng đức cha Giuse“, có nghĩa là muốn ra đi cùng người sắp ‘bị tống’ đi chứ chuẩn bị để sẵn sàng đón nhận vị chủ chăn mới vừa được tòa thánh cử đến.

Ngẫm nghĩ một buổi lễ đón tiếp mà như vậy kể ra thấy cũng ‘bất công’ cho đức cha Phêrô nhưng biết sao được? Sau nhiều năm sống gần gũi và nhất là sau biến cố Tòa Khâm Sứ, nhiều giáo dân Hà Nội từng được núp dưới một ‘cây cao bóng cả’ như đức cha Kiệt sự bày tỏ tình cảm lưu luyến của giáo dân cũng là điều hợp lý và phải đạo thôi, nào ai có thể ngăn cản?

Tuy nhiên cũng rất đáng khen cho bác ‘phó nhòm’ nào đã khéo chụp được bức ảnh có nội dung ‘trống đánh xuôi kèn thổi ngược’ này, bởi nó phản ánh khá chính xác thực trạng ‘trên và dưới’ đang mâu thuẫn nhau trong giáo hội hiện nay.

Bức ảnh còn có thể xem là ‘thay lời muốn nói’ của nhiều người có đạo khác chưa có điều kiện lên tiếng trong vụ việc.

2. Thấy gì qua phát biểu của các Đức Cha?

Ba lời phát biểu của 3 nhân vật chính của buổi lễ của các Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt trong cương vị là chủ nhà, là người đón tiếp giới thiệu Đức cha khách Phêrô Nguyễn Văn Nhơn với cộng đoàn và cuối cùng là lời chúc mừng của Đức cha Nguyễn Chí Linh thay mặt HĐGMVN có lẽ thu hút nhiều người quan tâm hơn cả.

Xin phép các Đức Cha nêu vài nhận xét cá nhân:

- Cái nhìn về tương lai (đồng thời cũng là ‘nỗi lo’) của Đức cha Kiệt:

Trước hết, vẫn bằng một chất giọng sang sảng, hết sức khỏe khoắn y hệt như hôm Ngài nói thẳng vào mặt các quan chức Hà Nội ‘tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái phải đi xin’, ai nghe đoạn record giới thiệu Đ/c Nhơn hôm nay chắc cũng đều có chung cảm nhận rằng Ngài không những khỏe mạnh về thể lý mà tinh thần vẫn mạnh mẽ không hề suy suyển so với ngày nào. Chẳng phải là bác sĩ cũng có thể nhận ra rằng một người bệnh tật yếu đuối thì không thể nào có nổi một chất giọng đầy nghị lực như thế được.

Nhưng quan trọng hơn vẫn là nội dung phát biểu, mặc dù ngắn gọn nhưng qua đó người nghe chúng ta có thể ‘đọc được’ mấy lời nhắn nhủ của Ngài với vị kế nhiệm “Khi nhận một giáo phận, vị giám mục phải suốt đời gắn bó yêu thương giáo phận đó… Vui buồn của anh chị em là vui buồn của ngài. Nguyện vọng của anh chị em là nguyện vọng của ngài. Từ nay ngài không chỉ đồng cảm hay đồng hành với anh chị em nhưng sẽ đồng sinh đồng tử với anh chị em, với giáo phận.” sau khi nêu ra nỗi lo “Không biết Đức cha Phêrô có hiểu chúng ta không”?

- Cái nhìn rất chính xác về hiện tại của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh:

Bài phát biểu của đức cha hẳn đã nhận được rất nhiều đồng tình cùng sự khen ngợi của nhiều người, bởi vì Ngài đã thẳng thắn vào chính đề liền chỉ sau mấy câu mở đầu mang tính nghi thức: “Không thể phủ nhận được rằng việc bổ nhiệm này đã gây ra một số tranh cãi trong những ngày vừa qua. Có người bi quan cho đó là sai lầm của Toà Thánh Vatican, là dấu hiệu của một Hội đồng Giám mục Việt Nam đang bị phân hoá, bị khuynh loát, thậm chí là một trang sử buồn cho Giáo Hội Việt Nam và cách riêng, cho Tổng giáo phận Hà Nội.”

Đức cha đã tỏ ra rất công bằng và đầy hiểu biết khi nói:

“… mọi thành phần Dân Chúa đã có cơ hội nói lên nguyện vọng của mình một cách chân thành, đồng thời cũng có kinh nghiệm sâu sắc hơn về vai trò và sứ mệnh của các phương tiện truyền thông thời hiện đại. Kỷ niệm 50 năm thành lập, Hàng Giáo phẩm Việt Nam bước vào một giai đoạn mới qua đó, các bậc chủ chăn được lắng nghe tiếng nói cộng đồng Dân Chúa cách phong phú và cụ thể hơn, đồng thời cũng học được bài học biện phân cách bình tĩnh hơn đối với những thông tin mỗi lúc một đa dạng, đa chiều và phức tạp hơn”

Và Ngài cho còn rằng “…dù khác biệt, thậm chí có khi là đối lập, nhưng tất cả mọi quan điểm đều có một mẫu số chung là lòng yêu mến Giáo Hội. Suy nghĩ và cách biểu hiện khác nhau, nhưng lòng yêu mến vẫn là một” mà không nói như một số bài viết trên trang HĐGM-VN gần đây là ‘phá hoại sự hiệp thông đoàn kết, gây chia rẽ giáo hội v.v…”

“…chúng ta cần phải can đảm hơn khi đối diện với các dị biệt, chúng ta cần phải mổ xẻ chuyện Giáo Hội cách rốt ráo hơn, công khai hơn, nhưng đồng thời trải nghiệm được cái giá phải trả để bảo vệ tình huynh đệ trong đại gia đình Giáo Hội”

Có thể nói, phát biểu của Đ/c Linh cũng chính là những điều mà mọi người quan tâm đến giáo hội đang mong đợi, một hàng giáo phẩm năng động và gần gũi hiểu rõ ý nguyện của chính đàn chiên mình đang chăn dắt, cần hơn bất cứ nhiệm vụ nào khác.

- Và cuối cùng, là sự nhìn lùi về quá khứ của Đức cha Phêrô:

Bài ‘phát biểu’ của Đức cha Nhơn, qua video clip, cho thấy dường như cũng chính là bài giảng của Ngài trong thánh lễ.

Sáng nay chắc hẳn mọi người hiện diện trong nhà thờ lớn Hà Nội đều rất muốn nghe Đức cha Nhơn ‘tâm sự’ đôi điều về chuyện đời - việc đạo, chung quanh quyết định của Tòa thánh cử Ngài ra đây chuẩn bị thay Đức cha Giuse ra sao. Không mong sao được khi Đức cha Phệrô lại là nhân vật chính của việc bổ nhiệm này, khiến đã gây nên ‘sóng gió’ trong dư luận suốt mấy tuần qua?

Dường như Đ/cha cũng biết rõ đang có sự chờ đợi này, nên đã mở đầu bài giảng rằng “…tôi đoán chắc anh chị em cũng rất chờ đợi những lời đầu tiên của tôi trong tư cách là người cộng tác của Đức TGM Giuse trong trách vụ mục tử…” nhưng vì “tôi quả thật rất băn khoăn, không biết phải nói gì, nói như thế nào với anh chị em trong giây phút đặc biệt này” nên cuối cùng Ngài đành phải mượn Sách Công Vụ đoạn nói về những khó khăn mà các tông đồ là Phaolô, Barnaba, Giuda và Sila đã từng gặp khi được cử đi đến thành Antiôkia của xứ Hy Lạp để rao giảng tin mừng và không hề ‘đả động’ gì đến những dư luận ‘nóng bỏng’ gần đây.

Phải thừa nhận rằng Đức cha Phêrô đã chứng tỏ cho chúng ta thấy tài ứng xử rất ‘khéo léo’ của Ngài, chỉ có điều, trong lúc mọi người đang quan tâm đến những khó khăn, thuận lợi của hiện tại của giáo phận Hà Nội và giáo hội nói chung, để từ đó cùng lo âu cũng như hy vọng khi nhìn về tương lai đang chờ đón phía trước ra sao, thì sau khi nghe xong bài ‘phát biểu’ của Đức cha Phêrô xong, chắc hẳn không ít người nghe đã cảm thấy chút… thất vọng! có cảm giác rằng Ngài đang ‘né tránh’ hiện tại

Tóm lại, ba đức cha mỗi vị nhìn về một nẻo khác nhau.

Nếu cho rằng như thế thì mới đa dạng, mới đầy đủ, phong phú v.v…nghe cũng phải. Nhưng nếu đem câu ngạn ngữ “yêu nhau không phải nhìn nhau mà là cùng nhìn về một hướng” ra mà so, thì hình như còn có điều gì đó chưa ổn trong các phát biểu của ba đức cha thì phải?

Vài suy nghĩ nông cạn nếu có gì chưa đúng, kính mong các Đức cha lượng thứ cho.

Mời xem các phát biểu:

http://www.youtube.com/watch?v=1lyYuLznBjU&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?v=sQP8-SAWl08&feature=player_embedded

Sàigòn, 07/5/2010
Alf. Hoàng Gia Bảo (Nguồn: vietcatholic.net)

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch