** Khi bảo các môn đệ cho dân chúng ăn và làm phép lạ hoá bánh ra nhiều để nuôi họ, Chúa Giêsu cho các môn đệ biết con đường cần đi theo: nuôi dân chúng và giữ họ hiệp nhất, nghĩa là phục vụ sự sống và sự hiệp thông.

Mỗi người chúng ta phải là dụng cụ của hiệp thông trong gia đình mình, trong nơi làm việc, trong giáo xứ và các nhóm mình là thành phần, và là dấu chỉ lòng thương xót của Thiên Chúa.

AFP5664715_ArticoloĐTC Phanxicô chào một trẻ em tàn tật trong buổi tiếp kiến sáng thứ tư 17-8-2016 tại đại thính đường Phaolo VI - AFP

Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã nói như trên với tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua trong đại thính dường VI.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa trình thuật Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng đi theo nghe Ngài giảng dậy. Trong trình thuật thánh sử Máttthêu cho biết Chúa Giêsu mới nhận được tin cái chết của Gioan Tẩy Giả, và cùng với một chiếc thuyền ngài qua bờ hồ bên kia để tìm một nơi thanh vắng, để ở một mình (c. 13). Tuy nhiên, dân chúng hiểu và đi bộ tới trước Ngài – Ngài đi thuyền và dân chúng đi bộ - vì thế nên khi xuống thuyền Chúa trông thấy một đám đông lớn, Ngài cảm thương họ và chữa lành các người bệnh tật (c. 14).

Chúa Giêsu đã như vậy đó: luôn luôn với lòng cảm thương, luôn luôn nghĩ tới người khác. Sự cương quyết của dân chúng sợ bị  bỏ rơi một mình, gây ấn tượng. Sau khi Gioan Tẩy Giả, vị ngôn sứ đầy đặc  sủng qua đời, dân chúng tín thác nơi Chúa Giêsu, mà Gioan Tẩy Giả đã nói “Đấng đến sau tôi mạnh hơn tôi “ (Mt 3,11). Và như thế dân chúng theo Ngài khắp nơi để lắng nghe Ngài và đem các bệnh nhân tới cho Ngài. Và khi trông thấy điều này Chúa Giêsu cảm động. Chúa Giêsu không lạnh lùng, Ngài không có một trái tim lạnh lẽo. Chúa Giêsu có khả năng cảm động. Một đàng Ngài cảm thấy gắn bó với đám đông dân chúng không muốn Ngài ra đi; đàng khác Ngài cần ở một mình cầu nguyện với Thiên Chúa Cha. Biết bao lần Chúa thức đêm cầu nguyện với Cha Ngài. ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ:

** Cả ngày hôm đó vị Thầy cũng tận hiến mình cho dân chúng.  Sự cảm thương của Ngài không phải là một cảm tình mơ hồ; trái lại Ngài cho thấy tất cả sức mạnh ý chí của Ngài ở gần chúng ta và cứu rỗi chúng ta. Ngài yêu chúng ta biết bao. Chúa Giêsu yêu chúng ta biết bao. Và Ngài muốn gần gũi chúng ta.

Vào buổi chiều Chúa Giêsu lo cho tất cả dân chúng mệt và đói được ăn. Chúa Giêsu cũng lo lắng cho những ai theo Ngài. Và Ngài muốn lôi cuốn các môn đệ vào việc này. Thật thế, Ngài nói với các vị: “Chính chúng con hãy cho họ ăn đi” (c.16). Và Ngài chứng minh cho các vị thấy rằng ít chiếc bánh và cá họ có, với sức mạnh của đức tin và lời cầu nguyện, có thể được chia sẻ cho tất cả dân chúng. Đó là một phép lạ mà Ngài làm, nhưng là phép lạ của đức tin, của lời cầu nguyện, lòng cảm thương và tình yêu. Như vậy Chúa Giêsu “bẻ bánh và trao cho các môn đệ và các môn đệ trao cho dân chúng” (c.19).  Ngài cầm lấy bánh, bẻ ra, trao ban và bánh vẫn còn đó: Ngài cầm lấy một lần nữa và các môn đệ cũng đã làm như thế. Chúa đáp ứng các nhu cầu của con người, nhưng muốn cho từng người tham dự vào sự cảm thương của Ngài một cách cụ thể.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Bây giờ chúng ta dừng lại trên cử chỉ chúc lành của Chúa Giêsu: Ngài “cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trởi, đọc lời chúc tụng, bẻ bánh và trao ban chúng” (c. 19). Như ta thấy, chúng cũng chính là các dấu chỉ mà Chúa Giêsu đã làm trong Bữa Ăn chiều cuối cùng; và chúng cũng chính là các dấu chỉ mà mỗi linh mục làm khi cử hành Thánh Thể. Cộng đoàn kitô nảy sinh và tái sinh một cách liên tục từ sự hiệp thông thánh thể này. ĐTC giải thích sự hiệp thông với Chúa Kitô như sau:

** Sống sự hiệp thông với Chúa Kitô như thế hoàn toàn khác với việc thụ động và lạ lùng với cuộc sống thường ngày, trái lại, nó ngày càng tháp nhập chúng ta vào trong tương quan với các con người nam nữ của thời đại chúng ta, để cống hiến cho họ dấu chỉ cụ thể của lòng thương xót và sự chú ý của Chúa Kitô. Trong khi dưỡng nuôi chúng ta bằng Chúa Kitô, Thánh Thể mà chúng ta cử hành cũng biến đổi chúng ta từ từ thành mình Chúa Kitô và lương thực thiêng liêng cho các anh chị em khác. Chúa Giêsu muốn đến với tất cả, để đem tình yêu của Thiên  Chúa tới cho tất cả mọi người. Vì thế điều này khiến cho mọi tín hữu trở thành người phục vụ lòng thương xót. Như thế Chúa Giêsu trông thấy đám đông, cảm thương, nhân bánh lên nhiều và Ngài làm cùng điều đó với Thánh Thể. Và chúng ta tín hữu nhận bánh này chúng ta được Chúa Giêsu thúc đẩy đem sự phục vụ này tới cho các người khác, với cùng sự cảm thương của Chúa Giêsu. Đó là lộ trình.

Trình thuật hóa bánh và cá ra nhiều kết thúc với ghi nhận rằng tất cả mọi người đã no nê và việc thu các mảnh bánh còn thừa lại (c. 20). Khi vói lòng thương xót và tình yêu Chúa Giêsu ban ơn thánh cho chúng ta, tha các tội lỗi cho chúng ta, ôm chúng ta vào lòng, yêu thương chúng ta, Ngài không bao giờ làm một nửa: nhưng tất cả. Như xảy ra ở đây. Tất cả mọi người đều no nê. Chúa Giêsu làm tràn đầy con tim và cuộc sống chúng ta bằng tình yêu của Ngài, sự tha thứ của Ngài, lòng cảm thương của Ngài. Như thế Chúa Giêsu đã cho phép các môn đệ Ngài thi hành lệnh truyền của Ngài. Trong cách thức này các vị biết con đường phải theo: cho dân chúng ăn và giữ họ hiệp nhất; nghĩa là phục vụ sự sống và sự hiệp thông. Vì thế chúng ta hãy khẩn nài Chusa để Ngài khiến cho Giáo Hội luôn ngày càng có khả năng chu toàn việc phục vụ thánh thiện này, và để cho từng người trong chúng ta  có thể là dụng cụ của hiệp thông trong gia đình mình, trong công việ, trong giáo xứ và trong các nhóm mà mình là thành viên, là một dấu chỉ hữu hình lòng thương xót của Thiên Chúa, là Đấng không muốn để ai trong cô đơn và trong đói khát, để cho sự hiệp thông và hoà bình xuống giữa con người, và sự hiệp thông của con người với Thiên Chúa, bởi vì sự hiệp thông này là sự sống cho tất cả mọi người.

** ĐTC đã chào nhiều nhóm khác nhau. Trong số các nhóm nói tiếng Pháp ngài chào đoàn hành hương giáo phận Gadeloupe do ĐGM sở tại hướng dẫn, cũng như các nhóm đến từ Burkina Faso và Cộng hoà dân chủ Congo. Ngài xin Đức Mẹ hồn xác lên trời bầu cử để mỗi người trở thành dụng cụ của sự hiệp thông và dấu chỉ lòng thương xót của Chúa.

Ngài cũng chào mừng các đoàn hành hương nói tiếng Anh đến từ Ai len, Thụy Điển, Ghana, Trung Quốc và Hoa Kỳ và cầu mong Năm Thánh là dịp giúp họ lãnh nhận ơn thánh và canh tân tinh thần.

Với các tín hữu nói tiếng Đức Ngài cầu mong mỗi ngươi trở thành dụng cụ của hiệp thông và lòng thương xót Chúa.

Chào các nhóm nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ĐTC khích lệ mọi người biết liên tục dưỡng nuôi cuộc sống bằng Thánh Thể để trở thành lương thực và dụng cụ hiệp thông trong gia đình, trong nơi làm việc và mọi môi trường cuộc sống.

Trong số các nhóm nói tiếng Ý ĐTC chào các nữ tu dòng thánh Anna, tín hữu các giáo xứ Thánh Maria Cát Minh Manfredonia, nhóm cầu nguyện Borgomanero và Rivolta Adda.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, ĐTC nói lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời mà chúng ta mới cử hành mời gọi chúng ta dấn thân bước đi trên thế giới này nhưng mắt luôn hướng nhìn về các kho tàng vĩnh cửu. Ngài khuyên người trẻ biết xây dựng tương lai bằng cách đặt để tiếng Chúa kêu gọi lên hàng đầu. ĐTC chúc các bệnh nhân trong những lúc khổ đau tìm đưọc ủi an nơi sự hiện diện của Mẹ Maria; và các đôi tân hôn biết phản ánh tình yêu vô biên vĩnh cửu của Thiên Chúa trong cuộc sống gia đình.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch