image006_83_copyTạ ơn hay tôn vinh, chúc tụng, là tiếng đáp lại ân sủng được ân ban, vừa tỏ ra ý thức về các hồng ân của Thiên Chúa, vừa bộc lộ lòng chân thành tri ân hân hoan kính mến trước sự cao cả và vinh quang Thiên Chúa.

Tạ ơn là công khai tuyên xưng các kỳ công hiển nhiên, các vẻ cao siêu của Người. Cảm tạ Chúa cũng là công bố, loan truyền và ca rao những việc kỳ diệu Người thực hiện và làm chứng cho các công trình của Người. Tạ ơn luôn luôn song đôi với tuyên xưng, chúc tụng và cảm phục biết ơn, diễn tả sự liên can mật thiết giữa Thiên Chúa và con người. Việc tạ ơn luôn luôn diễn tiến trong truyền thống lịch sử Thánh Kinh và kéo dài lịch sử đó cho đến ngày đợi chờ viên mãn “Ngày của Chúa”.

Trong lịch sử Cựu Ước, khởi điểm từ Xuất Hành, Mai sen tạ ơn Chúa đã cho dân Israel được vượt qua biển đỏ thoát vòng nô lệ của Ai Cập (x. Xh 15, 1:21). Vua Đa vít ngợi khen và tạ ơn, đáp lại một lời hứa vô tiền khoáng hậu : Thiên Chúa như thể cấu kết với dòng họ Đa vít để các chi tộc và dòng họ này thực hiện những ý định lớn lao của Người – “Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con là ai và nhà của con là gì, mà Ngài đã đưa con tới địa vị này...” (x. 2Samuel 7, 18-29).

Trong hân hoan vui mừng, Đa vít rất đỗi nhiệt thành dâng lời chúc tụng Giavê trước mặt tất cả đại hội. Đa vít nói : “Lạy Chúa, là Thiên Chúa Ít-ra-en tổ phụ chúng con, xin dâng lên Ngài lời chúc tụng từ muôn thuở đến muôn ngàn đời. Lạy Chúa, Ngài vĩ đại quyền năng, Ngài oai vệ, vinh quang, rực rỡ, vì mọi sự trên trời dưới đất thuộc về Ngài. Ngài nắm giữ vương quyền và địa vị tối cao, vượt lên trên tất cả. Ngài cũng là nguồn phú quý vinh quang. Chính Chúa làm bá chủ muôn loài: nắm trong tay dũng lực quyền năng, nhờ tay Ngài, tất cả lớn lên và mạnh sức. Giờ đây, lạy Thiên Chúa chúng con thờ, xin dâng Ngài muôn câu cảm tạ và ca tụng Danh Thánh hiển vinh”. (1Sử Biên 29, 10-13). Đây, qủa là một lời nguyện tuyệt vời và đắc ý mà Đa vít đã quy về Thiên Chúa, nguốn gốc tất cả mọi sự. Chan hòa vào lời chúc tụng ấy, lạy Chúa chúng con cũng xin dâng lên Chúa mọi điều Chúa đã ban cho chúng con.

Trên hết mọi ân huệ, Chúa đã ban cho chúng con, Con Duy Nhất của Ngài, là Đức Giêsu Kitô, để cũng nhờ ân sủng đó chúng con lại xin thuộc về Chúa. Cũng trong Cựu Ước, việc tạ ơn còn được diễn tả bền bỉ liên tục cả trong Thánh sử và thế sử, như trong Nơ-khe-mi-a tạ ơn Chúa, ông nói: “Mời anh em đứng lên chúc tụng Ðức Chúa, Thiên Chúa của anh em”. – “Lạy Chúa, từ muôn thuở cho đến muôn đời, xin chúc tụng danh Ngài vinh hiển, danh vượt trên mọi tiếng ca khen, danh vượt quá muôn lời chúc tụng. Chính Ngài là Ðức Chúa, là Ðức Chúa duy nhất. Chính Ngài đã tạo dựng các tầng trời, các tầng trời cao ngất, cùng toàn thể thiên binh; chinh Ngài đã tạo dựng trái đất với muôn vật khắp nơi, biển khơi cùng muôn loài trong đó. Chính Ngài ban sự sống cho muôn vật muôn loài; và đạo binh thiên quốc phủ phục trước Thánh Nhan”. (Nkm 9,5-6).

Tôbia tạ ơn Chúa cứu độ : “Chúc tụng Thiên Chúa, Ðấng muôn đời hằng sống, chúc tụng vương

triều Người. Chính Người đánh phạt rồi lại xót thương, đẩy xuống tận âm ty trong lòng đất sâu thẳm, rồi kéo ra khỏi đại hoạ tiêu vong, chẳng có chi thoát khỏi tay Người”. (Tôbia 13,2).

Trong Thánh Vịnh, việc tạ ơn còn được mô tả qua nhbiều cung cách khác nhau, khi thì gợi lên những cảm xúc diệu vợi : “Các tầng trời ca tụng vinh quang Chúa, Và không gian loan báo kỳ công của Người” (Tv 19,2). Lúc thì “Ca vãn chúc tụng – kinh cầu tạ ơn” (x. Tv 136&138) và có tới 24 Thánh Vịnh bày tỏ, biểu lộ lời chúc tụng tạ ơn dưới nhiều chủ đề và cung cách khác nhau.

Đanien ca ngợi sự tạo thành, hay cũng gọi là ca ngợi của ba thánh trẻ, mà lời đọc lên như một kinh cầu (x. Danien 3,52-90). Trong đó, các câu xướng mô tả từ các thần sứ, các tầng trời, đến mọi tạo vật trong vũ trụ địa cầu, nơi dương gian, các sinh linh và vô sinh. Câu xướng : “Hãy chúc tụng Chúa” và câu đáp : “Hãy ca ngợi, siêu tôn Người cho đến muôn đời”.

Tạ ơn như một nhân đức (tập quán thiện hảo) giúp ta nhân biết trong thâm tâm cũng như biểu lộ ra bên ngoài những ân huệ mình đã nhận được và tìm cách đền đáp lại ân huệ đó. Tạ ơn đích thực là một thái độ nội tâm, một tấm lòng tri ân. Tạ ơn thực sự, chính là tự mình tìm cách diễn tả nó ra thành lời nói và việc làm. Bởi đó, tạ ơn là nhận biết một hay nhiều ơn, mình đã nhận lãnh, bày tỏ sự nhận biết ấy ra thành sự cám ơn và nỗ lực hết sức để đền đáp những gì đã được ban nhưng không cho mình mà người ban [Thiên Chúa] không đòi ta đền đáp.

Với bản thân, xin tạ ơn Chúa về đời sống nhân loại con đang sống – đã sinh ra, lớn lên ngủ nghỉ, suy nghĩ, yêu thương, lãnh nhận và hoạt động v.v... Xin tạ ơn Chúa về đời sống vĩnh cửu mà con được nâng lên làm con Thiên Chúa, và ban cho con mang trong mình đời sống ấy khi nay và sau giờ lâm tử.

Xin tạ ơn Chúa về một “phép lạ của các phép lạ là vũ trụ này bao giờ cũng đi về một trật tự, chứ không rơi vào hỗn loạn” (Cuenot). Vì thế, “Không gian loan báo kỳ công của Người” (Tv 19,2) và “Tôi thấy Thiên Chúa đang đi qua viễn vọng kính của tôi” (Newton), và vì “Không gian thinh lặng làm tôi hoảng sợ” (Enstein). Đây cũng chính là mối tương quan hiện hữu giữ con người và Thiên Chúa “là để họ (các nhà khoa học) tìm kiếm Thiên Chúa may ra họ dò dẫm mà tìm thấy Người, nhưng thực sự Người không ở xa chúng ta” (Cvtđ 17,27).

Còn chúng ta xin tạ ơn Người vì :“chúng ta cũng thuộc dòng giống của Người (Cvtđ 17,28) - là dòng giống ưu tuyển, là chủng tộc thánh thiện, là dân được tuyển chọn” (1Pr 2,9). Qủa là một vinh dự vượt lên trên mọi vinh dự trần gian. Xin tôn vinh chúc tụng, ngợi khen Người, đã ban cho chúng con đặc ân này.

Mặt khác, tìm vào Tân Ước, Chúa Giêsu khi làm cho La-gia-rô sống lại, Người đã biểu lộ công khai và long trọng để lôi kéo con người cũng tin tưởng vào sự sống lại và tạ ơn với Người : “ Lạy Cha, Con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhận lời Con” (Ga 11,41-43). Biểu lộ sự quan tâm và lòng thương xót, trong diễn biến phép lạ hóa bánh ra nhiều “Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn và rồi phân phát cho những người ngồi đó” (Ga 6,1-15). Việc làm này chứng tỏ tình thương vô vàn mà Người hằng quan tâm săn sóc đời sống chúng ta. Xin tạ ơn Người.

Ý thức ân huệ mình đã nhận được nơi Đức Giêsu, người Kitô-hữu chúng ta luôn luôn tâm niệm rằng : “Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự hãy nhân danh Đức Kitô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha” (Eph 5,20) “Vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta” (Rm 5,5). Xin tạ ơn Ngài.

Với những ân huệ mà Chúa ban cho mỗi người chúng ta, đặc biệt ơn cứu rỗi, vì Chúa Giêsu là nguyên nhân phát sinh ban phát mọi ân huệ. Chắc chắn chúng ta không thể nào đền đáp cho xứng mà chỉ còn biết hằng ngày xin dâng lên Chúa Ba Ngôi lời cảm tạ, tôn vinh và chúc tụng như một của lễ tạ ơn :

Lạy Cha, Chúa Giêsu Kitô đã dâng lên Cha lời nguyện hiến tế, thì nhờ Người, con cũng dâng lên Cha lời dâng hiến của con. Lạy Cha, điều Cha đã ban cho con “Chúa Giêsu Kitô” thì con ước muốn rằng, Người ở đâu con cũng được ở đó, để con ngắm vinh quang nơi Người mà Cha đã ban cho Người, vì Cha đã yêu mến Người từ trước tạo thiên lập địa.

Lạy Cha chí nhân, thế gian không biết Cha, nhưng Chúa Giêsu Kitô biết Cha và nhờ Người mà con biết Cha sai Người và Người đã tỏ cho con biết Danh Cha và sẽ còn tỏ cho biết nữa, ngõ hầu lòng mến Cha đã yêu Người có trong con và Người trong con. Lạy Cha, xin nhận lời con như Cha đã nhận Lời Chúa Giêsu con Cha Chúa của con.

Lạy Chúa Giêsu, bằng tình yêu của Chúa đã ban cho con bởi Cha, thì xin Chúa cũng ban cho con điều như ý Cha.

Lạy Chúa Thánh Thần, Đấng phát xuất từ tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con, xin thánh hóa tâm hồn và biến đổi cuôc đời con, để luôn luôn con biết vinh tụng cảm tạ và ban cho con điều con có để hết lòng làm hiển Danh Cha và mưu ích cho các linh hồn. Vì vinh danh Chúa Cha Chúa Con và Chúa

Thánh Thần đến muôn thủa muôn đời. Amen.

Vũ Công Chính

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch