CN19_thuong_nien_nam_AChúa Nhât 19 Thường Niên, Năm A

1V 19:9a,11-13a; Rm 9:1-5; Mt 14:22-33

Biển hồ Galilê, còn được gọi là biển hồ Giênêsarét hoặc biển hồ Tibêria. Biển hồ mang hình trái lê, dài khoảng 20 kilômét, điểm rộng nhất gần 13 kilômét. Mặt hồ thấp hơn mặt nước biển Ðịa Trung Hải là 210 mét và sâu khoảng 60 mét. Sự thường thì mặt nước hồ phẳng lặng. Tuy nhiên đôi khi có những luồng gió lộng bất chợt từ núi thổi xuống khuấy động mặt nước dữ dội. Sau phép lạ hoá năm chiếc bánh và hai con cá nuôi năm ngàn người không kể đàn bà và trẻ con, Chúa Giêsu biết được ý định của dân chúng muốn tôn vinh Người làm vua (Ga 6:15), nên quyết định giải tán dân chúng, và truyền cho các tông đồ xuống thuyền qua bờ bên kia trước. Rồi Chúa lên núi cầu nguyện một mình và cũng ở lại trên núi một mình vì Người không muốn dính líu và can dự gì tới ý đồ trần tục của dân chúng.

Khi các tông đồ vừa chèo thuyền ra khơi thì mặt hồ nổi sóng cuồn cuộn. Vào khoảng canh tư nghĩa là bốn hay năm giờ sáng, có người đi trên mặt nước tiến về phía các tông đồ làm các ông sợ hú vía, tưởng ma quái hiện hình trêu chọc. Chúa Giêsu liền lên tiếng trấn an các ông: Cứ yên tâm. chính Thày đây, đừng sợ! (Mt 14: 27). Thánh Phêrô là loại người hăng say, năng động. Khi vừa nghe tiếng Chúa, ông đòi được đến gần. Lúc này sóng gió càng thổi mạnh làm ông sợ hãi. Sợ chìm, ông kêu lên: Thưa Ngài, xin cứu con với (Mt 14:30).

Không phải chỉ có thánh Phêrô và các tông đồ mới gặp cảnh sợ hãi, ngôn sứ Êlia trong bài trích Sách các Vua hôm nay cũng đối diện với cảnh sợ hãi. Êlia bỏ chạy trốn trong hang khi bà hoàng hậu Ideven cho truy nã giết ông vì ông quả quyết chỉ có mình Thiên Chúa là Ðấng đáng tôn thờ và là Ðấng điều hành vũ trụ. Còn thánh Phaolô cũng gặp cảnh ưu phiền và đau khổ vì người Do thái đồng hương tẩy chay giáo lý Phúc âm mà thánh nhân rao giảng cho họ.

Như các tông đồ lo sợ đến tính mạng khi gặp sóng gió ở biển hồ Galilêa, ngôn sứ Êlia cũng lo sợ cho mạng sống khi bị truy nã và thánh Phaolô sợ rằng Chúa sẽ lên án Ít-ra-en, thì ta cũng trải qua những kinh nghiệm sợ hãi tương tự. Nhiều người trải qua nhiều mối lo sợ. Có khi ta sợ chiến tranh, khủng bố, sợ tai nạn, bạo động, sợ đau ốm, bệnh tật, sợ phê bình, nhạo báng, sợ trộm cướp, ám sát và sợ chết. Có lúc ta phải vật lộn với những sóng gió trong tâm hồn: phiền muộn vả đau khổ, căng thẳng và áp lực, lo lắng và phiền muộn, buồn chán và tẩy chay. Có những lúc còn sợ những cám dỗ nặng nề và khủng hoảng trầm trọng về đức tin.

Trong chuyến vượt biển tìm tự do năm 1975, nhiều người Việt Nam  ôm ấp những mối lo sợ khác nhau: sợ thuyền bị hết nhiên liệu, sợ sóng to bão lớn, sợ thiếu thực phẩm, nước uống, sợ bị hải tặc rượt bắt, hãm hại. Họ đã tựa vào niềm tin nào để bám víu? Họ kêu cầu đến Chúa và Chúa đã cứu vớt họ. Những người thiệt mạng không phải vì họ không kêu cầu. Họ cũng kêu cầu xin Chúa cứu họ và cứu linh hồn họ nếu họ phải bỏ mạng.

Trong cảnh gian nan khốn khó được kể lại trong sách Thánh hôm nay, thì Chúa đến cứu giúp họ và cho họ niềm hi vọng mới. Khi ngôn sứ Êlia chạy trốn trong hang, Chúa nói với ông sau làn gió nhẹ và cho ông một sứ mạng để thi hành. Thánh Phaolô trong cơn quẫn bách, nhưng vẫn đặt tin tưỏng vào Chúa và Chúa bầy tỏ cho ông biết ngày nào đó Người sẽ lôi kéo dân Người trở về. Khi thuyền của các tông đồ bị sóng đánh vì ngược gió, thì Chúa đã xuống núi, đi trên mặt hồ đến với họ để canh giữ họ và rồi cứu họ. Khi ông Phêrô đi trên mặt nước đến với Chúa, thấy sóng gió thổi mạnh và ông nghi ngờ, ông trở nên khiếp đảm. Thấy mình sắp chìm, ông kêu cầu đến Chúa, Chúa liền giang tay cứu vớt ông với lời trách mắng: Hỡi kẻ kém lòng tin! Sao lại hoài nghi? (Mt 14:31).

Hôm nay Chúa muốn dạy ta bài học để đặt tín thác vào quyền năng Chúa trong tất cả mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Chúa muốn ta đặt tin tưởng, phó thác vào Chúa như trẻ em đặt tin tưởng phó thác vào cha mẹ vậy.

Lần kia có nhóm linh mục làm cuộc hành hương qua Đất thánh, quê hương Chúa Giêsu. Hãng du lịch thuê tầu chở đoàn du lịch ra giữa biển hồ Galilê vào lúc nhá nhem tối. Rồi người thuyền trưởng cho tắt máy tàu. May thay, có một linh mục trong nhóm đem theo cuốn Thánh kinh, mở ra đọc cho tất cả nhóm nghe chính bài Phúc âm hôm nay. Thật là cảm động khi hình dung và suy niệm cảnh Chúa đi trên mặt nước, việc Chúa làm phép lạ cho sóng gió yên lặng, việc Chúa cứu Phêrô khỏi chìm và lời Chúa trấn an các tông đồ. Trong bầu khí linh thiêng trên mặt biển hồ phẳng lặng, hình ảnh Chúa và lời Chúa trở nên sống động trong tâm hồn khách hành hương.

Lời nguyện xin Chúa cứu chữa khỏi nguy hiểm:

Lạy Chúa, Chúa là sức mạnh và uy quyền trên mọi vạn vật.

Ðời con như con thuyền lênh đênh giữa biển khơi

khi thuận buồm xuôi gió, khi gặp sóng cả bão táp,

lại phải canh chừng sóng ngầm, đá chìm dưới mặt nước.

Xin Chúa vào thuyền con như đã vào thuyền các tông đồ,

để dẹp sóng gió bão táp trong tâm hồn con.

Xin chỉ đường và  giúp con lèo lái qua cửa Thần Phù,

để con được cập bờ tới bến bình an. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch