Hàng ngàn người bỏ trốn mỗi ngày’. Cộng đồng Kitô hữu ngày càng thu nhỏ ở Iraq đang đứng trước “thảm họa”, và nếu không có hành động cộng đồng này sẽ chỉ còn lại một vài ngàn người trong 10 năm tới, lãnh đạo cấp cao nhất của Giáo hội nước này phát biểu với AFP.

Đức Thượng phụ Giáo hội Canđê Louis Sako cho biết việc Kitô hữu di cư khỏi Iraq hàng ngày thật “đáng lo ngại” và nêu lên nhiều lý do, trong đó có tình hình an ninh kém trong nước và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo ngày càng mạnh.

nh-th--IraqMột nhà thờ Kitô giáo ở Iraq (Ảnh: Shutterstock)

Cộng đồng Kitô hữu ở Iraq hiện nay là cái bóng của quá khứ, cộng đồng này từng có hơn một triệu người trên cả nước, riêng ở Baghdad có hơn 600.000, nhưng nay cả nước có chưa tới 400.000 người.

“Kitô hữu di cư khỏi Iraq hàng ngày thật sốc và rất đáng lo ngại”, Đức Thượng phụ Sako phát biểu với AFP từ thành phố đa sắc tộc miền bắc Kirkuk vào tối thứ Sáu.

“Giáo hội đang đối mặt một thảm họa, và nếu tình hình này tiếp diễn, trong 10 năm tới sẽ không còn quá một vài ngàn thành viên”.

Đức Thượng phụ Sako chỉ trích tình hình an ninh kém và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo ngày càng mạnh, và viện dẫn những băng nhóm vũ trang thuộc lực lượng dân quân có quyền lực lớn đe dọa giết hại Kitô hữu và chiếm đoạt tài sản của Kitô hữu.

Ngài cũng nhắc lại lời chỉ trích “các nước phương Tây khuyến khích Kitô hữu di cư”.

Lãnh đạo Giáo hội phát biểu sau khi viếng thăm các cộng đồng Kitô hữu trên cả nước.

Mặc dù không bị trở thành mục tiêu rõ ràng như sau cuộc xâm chiếm do Mỹ đứng đầu vào năm 2003, Kitô hữu nằm trong số nạn nhân của tình trạng bộc phát bạo lực gần đây khắp Iraq.

Ngoài cảnh đổ máu, họ còn bị áp lực từ các nhóm vũ trang, các tổ chức phi chính phủ địa phương báo có nhiều ngôi nhà của Kitô hữu bị chiếm đoạt.

Mặc dù cũng có những người khác chịu chung số phận, Kitô hữu là nạn nhân chính vì các lý do liên quan đến chính trị bộ lạc và do có nhiều Kitô hữu bỏ trốn ra nước ngoài.

Do Kitô hữu không còn có quan hệ bộ lạc theo cách người Ảrập Hồi giáo, họ có ít chỗ dựa khi giải quyết tranh chấp bên ngoài hệ thống pháp lý của Iraq, vốn thường bị chỉ trích tham nhũng và thao túng.

AFP từ Kirkuk, Iraq

Ucan Tiếng Việt