Hôm 14.11.2017, học viện Freedom house, nhà tự do, một tổ chức bảo vệ tự do  có trụ sở ở Washington Hoa Kỳ, đã công bố kết quả một cuộc nghiên cứu rộng lớn theo đó càng ngày càng có nhiều quốc gia theo gót hai nước Trung quốc và Nga lèo lái các mạng xã hội và truy lùng các thành phần chống đối trên internet.

Đây là một nguy hiểm lớn đe dọa nền dân chủ thế giới.

  Internet và các mạng xã hội - AFP

Freedom House là một tổ chức phi chính phủ chuyên bảo vệ quyền con người và cuộc nghiên cứu vừa nói mang chủ đề “Freedom on the net”, tự do mạng internet. Cuộc nghiên cứu này đã được thực hiện tại 65 quốc gia, với kết quả là trong năm 2017, đã có 30 chính quyền thực sự lèo lái internet để bóp méo thông tin trực tuyến, so với 23 chính quyền năm trước đó, 2016.

Các hành vi lèo lái này gồm việc dùng những người được trả tiền để đưa ra những bình luận với chủ ý xấu, xử dụng các hành vi gọi là troll nhằm gây rối loạn xáo trộn hay khiêu khích cộng đồng, nhẹ thì với chủ đích chọc tức, nặng thì với chủ ý phá hoại; mở những tài khoản tự động hay những trang mạng tung tin sai lạc để lèo lái dư luận quần chúng.

Theo tổ chức Freedom House, các hành vi này, nhất là việc tung tin giả, đã có một vai trò quan trọng chi phối thành quả các cuộc đầu phiếu của ít nhất 18 nước trong năm qua, trong đó có cả cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ. Việc cài người được trả tiền để bình phẩm giả mạo hay các bots, tức là các chương trình tự động hóa cao cấp, trong lãnh vực chính trị để tuyên truyền phò chính quyền đã được phát triển rộng rãi tại Trung Quốc và tại Nga trước đây, nhưng hiện nay thì đã lan tràn ra khắp nơi.

Bà Sanji Kelly, giám đốc chương trình Tự do trên mạng Internet cho biết các hành vi lèo lái này rất khó phát hiện và khó chống lại được, không như những hình thức kiểm duyệt khác, và việc ngăn chặn một số trang web lại càng khó hơn nữa.

Điển hình hơn cả là việc trong những ngày vừa qua, người ta khám phá ra là một tấm ảnh được cộng đồng mạng internet phổ biến rộng rãi sau một cuộc tấn công khủng bố trên một cây cầu ở Luân Đôn. Bức ảnh chụp một phụ nữ hồi giáo lãnh đạm bước đi qua một nhóm người đang cấp cứu những nạn nhân bị khủng bố còn nằm sõng sượt dưới đất, đã bị cộng đồng mạng lên án mạnh mẽ và khơi động thêm tâm tình chống đối hồi giáo. Nhưng nay thì người ta khám phá ra rằng bức ảnh này là một troll do nước Nga cài lên mạng để lèo lái dư luận. Liên quan đến việc này, bà thủ tướng Anh quốc Theresa May đã cảnh cáo Nga: Chúng tôi biết việc các ông làm.

Kết quả cuộc nghiên cứu của Freedom house nhận định thêm rằng năm 2017 là năm thứ 7 liên tiếp, quyền tự do trên mạng Internet bị xuống dốc trầm trọng. Và đây là lần thứ ba, Trung quốc bị xếp hàng đầu trong danh sách các quốc gia lèo lái mạng internet bởi lẽ đã đề ra quá nhiều biện pháp kiểm duyệt,  chống lại các trang mạng ẩn danh và truy nã những người chống đối trên mạng.

Tại Philippines, Freedom House cho biết có cả một lực lượng hùng hậu được trả tiền 10 đô la mỗi ngày để chuyên lên mạng trực tuyến ủng hộ chính sách bài trừ ma túy tàn bạo của tổng thống Duterte với mục đích tạo cảm tưởng là ông này được sự ủng hộ của đa số dân chúng.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, có ít nhất 6000 người dùng computer để ngăn chặn các thành phần chống đối chính phủ trên các mạng xã hội.

Còn tại Nga, nước này bị Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Âu tố cáo là đã tìm cách gây ảnh hưởng trên các cuộc bầu cử trong nước, các bloggers có nhiều người xem phải ghi danh đăng ký cạnh chính quyền địa phương và phải tuân theo luật lệ về truyền thông đại chúng hiện hành thì mới được hoạt động.

Và sau cùng, Tổ chức Freedom house bày tỏ lo âu trước hiện tượng các mạng tư nhân ảo, một cách thức để tránh các biện pháp kiểm duyệt đang được xử dụng tại hơn 14 quốc gia trên toàn trái đất, ngày càng bị xiết chặt hơn.

(AFP/ANSA 14.11.2017)

Mai Anh

Nguồn: vi.radiovaticana.va

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch