Lời mở:

Nếu trong bài ‘Một cách làm gia phả’ là những tên phịa ra đẻ làm ví dụ, thì trong ‘Gia phả mẫu B tóm gọn của một số người: họ ngoại hay nội’ là những tên thật. Gia phả này dày 96 trang gồm 8 đời với nhiều dữ kiện, mang hình thức và nội dung khác lạ, trên khổ giấy 8½ x 11. Tất cả những người được liệt kê trong gia phả này đều có liên hệ bà con họ hàng với nhau. Trong đời 2, tất cả các con của ông tổ được liệt kê. Để rút vắn lại, đến đời 3 là các cháu của ông tổ, thì chỉ liệt kê các con trai hay gái của một người con trai của ông tổ mà thôi để làm mẫu tượng trưng. Rồi cứ thế đi xuống mà liệt kê tiếp. Trong gia phả có mục ‘Vào đề’, không được ghi trong gia phả tóm gọn này, rồi đến mục lục liệt kê đại dòng tộc: dòng tộc ông nọ bà kia, đại chi tộc ông kia bà nọ, đến chi tộc ông nọ bà kia. Người đi tu thì liệt kê là lm hay nt, ai sống độc thân thì liệt kê là gia đình ông kia bà nọ. Con cháu chắt chút chít ..của chi tộc ông nọ bà kia cũng được liệt kê trong gia phả đại dòng tộc họ Nguyễn Văn Công. Cuối cùng là mục: ‘đầu tư vào con cháu của dòng họ’ được liệt kê trong bài này.

ĐẠI DÒNG TỘC

HỌ NGUYỄN VĂN CÔNG - 02

Cụ thân sinh là ông khán Hiệu (người làng Trà lũ, Thái Bình)

Vào đề - iv

DÒNG TỘC Ô KHÁN PHƯỢNG - 2

DÒNG TỘC BÀ ĐỒ HƯƠNG - 3

DÒNG TỘC BÀ TỔNG HÙNG - 3

DÒNG TỘC BÀ ĐỒ ÂN - 4

DÒNG TỘC ÔNG CỰU QUYỀN - 4

DÒNG TỘC ÔNG TỔNG HOẰNG - 4

DÒNG TỘC HỌ NGUYỄN VĂN HOẰNG - 04

đại chi tộc nguyễn văn tương - 05

chi tộc bà phó tiên - 05

chi tộc bà cố trùm đĩnh - 18

chi tộc bà quản tự - 26

chi tộc bà chủ hiểu - 32

chi tộc nguyễn văn thụ - 40

chi tộc bà chánh khoan - 43

chi tộc bà oanh – 46

đại chi tộc bà huỳnh - 46

chi tộc bà dư - 46

chi tộc bà bích (bà lâm) - 47

đại chi tộc nguyễn văn khanh - 48

chi tộc nguyễn văn bình - 48

chi tộc nguyển văn bột - 49

chi tộc nguyễn văn xuyến - 51

chi tộc nguyễn văn luyện - 47

chi tộc bà tiếp (bà quang) - 52

đại chi tộc bà trùm dương - 52

chi tộc bà trương thuyết - 53

chi tộc phạm văn sửu - 63

chi tộc bà tốn (du) - 62

chi tộc phạm văn kiều - 65

chi tộc bà lạc - 66

chi tộc bà đổng - 67

nữ tu phạm thị vóc - 52

chi tộc bà nhu - 69

đại chi tộc bà cơ – 69

chi tộc bà san – 69

chi tộc phạm văn Ky – 69

đại chi tộc bà tổng nhiên – 72

chi tộc bà cố hữu – 72

chi tộc bà bạ mai – 77

chi tộc nguyễn văn thư – 79

chi tộc bà đốc hào – 80

đại chi tộc bà cố kim – 84

chi tộc hoàng văn an – 84

chi tộc bà vũ – 85

linh mục hoàng thiện chi – 84

chi tộc hoàng văn lộc – 86

chi tộc bà dậu – 86

chi tộc hoàng văn túc (đệ) – 87

đại chi tộc nguyễn văn đường – 88

chi tộc bà dư – 88

chi tộc nguyễn văn lâm (mật) – 90

chi tộc bà tung – 92

chi tộc nguyễn văn thám = trần đức thái - 92

gia đìng bà yêng - 93

chi tộc nguyễn văn dương (kẹo) = trần văn dương - 94

đầu tư vào con cháu - 95

Ghi chú: Số sau tên trong mục lục là số trang trong gia phả không tóm gọn

ĐẠI DÒNG TỘC

HỌ NGUYỄN VĂN CÔNG

Tác giả và miêu duệ hải ngoại cùng với miêu duệ tại Quê Hương viếng thăm và cầu nguyện trước phần mộ ông tổ Đại Dòng tộc Nguyễn Văn Công, mộ bà Công trước và mộ bà Công sau, được tái thiết 2004

Cụ thân sinh là Ông Khán Hiệu , người làng Trà Lũ, tỉnh Thái Bình về làng Hàm Phu, tỉnh Ninh bình, lập nghiệp theo chương trình khai khẩn đất đai của cụ Nguyễn Công Trứ. Năm Minh Mệnh thứ 10, 1828 Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ dâng sớ lên triều đình Huế xin khai khẩn đất bồi trong tỉnh Ninh Bình. Năm 1829 Nguyễn Công Trứ về thành lập huyện Kim Sơn trong Tỉnh, chiêu mộ dân đi khai khẩn đất bồi. Thế là một số người công giáo miền Trà lũ đang bị bao vây, bắt đạo có dịp đến miền đất mới để dung thân, giữ đạo và tái tạo cuộc sống.

Năm 1830, Nguyễn Công Trứ cho đắp đê đường quan từ Phụng công vào Hảo Nho, phái Hoàng Thụ và Ninh Phát về lập ra các làng và đặt tên theo thứ tự từ đầu tới cuối huyện Kim Sơn như sau: Như sơn, Dũng thuý, Năng an, Xuân hồi, Chỉ thiện, Huệ địch, Thành đức, Cách tâm, Mông hưu, Hàm phu, Lưu thanh, Quân triêm, Chất thành, Quyết bình, Cộng nhuận, Dỹ ninh, Đạo củ, Dưỡng điềm, Đồng nhân, Tuân hoá, Hồi thuần, Định hướng, Dục đức, Hi nhiên, Tức hiêu, Hàm ân, Khiết kỷ, Duy hoà, Hiếu nghĩa, Tôn đạo, Qui hậu, Chí tĩnh, Tuần lễ, Hoà lạc, Như độ, Ứng luật, Phúc điền, Tống qui, Lạc thiện, Lưu quan, Hướng đạo, Thủ trung, Kiến thái, Trì chính, Thượng kiệm, Phú vinh, Phát diệm, Lưu phương, Tự tân, Yên bình, Yên hoà, Yên lộc, Bình sa, Tuy lai, Tuy lộc, Lai thành, Hoài lai. Mỗi tên có hàm ẩn một ý nghĩa đạo lý của con người. Các làng mạc trên được chia thành bảy tổng là Chất thành, Hồi thuần, Qui hậu, Hướng đạo, Tự tân, Tuy lộc và Lai thành. Làng Hàm phu thuộc tổng Chất Thành.

Tên các làng trong huyện Kim sơn được trích trong ‘Lịch Sử Xứ Dưỡng Điềm’ do Lm Luca Trần Hùng Sĩ biên soạn.

ÔB cựu Nguyễn Văn (Quốc?) Công , Luca (1816 ?) - lập mộ 1927 Hàm Phu,Ninh Bình, sinh:

- Nguyễn Văn Phượng

Bà trước qua đời, Ông cựu Công tái hôn bà kế, người làng Lưu Thanh, sinh :

- Bà đồ Hương, Hà Nội

- Bà tổng Hùng, Cách Tâm, Ninh Bình

- Bà đoàn Ân, Năng An, Ninh Bình

- Nguyễn Văn Quyền

- Nguyễn Văn Hoằng, Giu-se, Hàm Phu, Ninh Bình

(1848 ? – 19/01/1901)

Có người kể lại Ông cựu Công còn người con nữa là Ông Lượng, sống độc thân ?

Lưu ý: Vì khuôn khổ giới hạn của bài, nên chỉ liệt kê dòng tộc họ Nguyễn Văn Hoằng để làm mẫu tượng trưng.

 

DÒNG TỘC HỌ NGUYỄN VĂN HOẰNG

Các con ÔB. cựu tổng Hoằng = cháu ÔB Công:

Nguyễn Văn Hoằng kết hôn Bà Hoằng, Maria - 23/08/1927 sinh ra

- Nguyễn Văn Tương, Giu-se = Ô. trùm Tương - 27/01/1944 Hàm Phu, Ninh Bình

- Bà cựu Huỳnh, Maria - 1923 Mông Hưu, Ninh Bình

- Nguyễn Văn Khanh, Luca = Ông trùm Khanh - T.6/1945 Hàm Phu, Ninh Bình

- Nguyễn Thị Khẩn, Maria = Bà trùm Dương - 19/11/1962 Tân Hưng, Sàigòn

- Nguyễn Thị Thường, Maria = Bà Cơ - 02/02/1946 Quân Triêm, Ninh Bình

- Nguyễn Thị Nguyên, Maria = Bà tổng Nhiên - 1974 Gia Kiệm, Đồng Nai

- Nguyễn Thị Mười, Maria = Bà cố Kim, - 1970 Hàng Xanh, Sàigòn

- Nguyễn Văn Đường, Phê-rô = Ô. quĩ Đường - 1950 Hàm Phu, Ninh Bình

Mộ Dòng tộc Nguyễn Văn Hoằng và mộ Bà Hoằng, được tái thiết 2004Do sự yêu cầu của tác giả, Ô. Thái ở Cồn Thoi - con rể Bà phó Tiên - đi tìm kiếm cháu chắt chút Ô. cửu Hoằng còn ở ngoài Bắc. Ông Thái đi thăm hỏi anh em, con cháu từ Hàm Phu, Mông Hưu, Năng An, Dũng Suý, Hội địch, Cách Tâm và cả Văn giáo thuộc Bùi Chu, Nam định nơi mộ ông bà Hiểu được an nghỉ. Ngày 25-26/08/ 2002 Ô.Thái sang Hàm Phu có thăm nghĩa trang, thấy ba phần mộ được xếp bằng đá thước vuông góc, có ghi năm xây mộ 1927 là phần mộ Ô. cựu Công, mộ bà Công trước và mộ bà Công sau. Tiếp đó là phần mộ ÔB. Tổng Hoằng và phần mộ ÔB trùm Tương, thấy bia mộ ông Tương có ghi tên gồm tên thánh và niên hiệu qua đời. Ông cựu Hoằng là chánh tổng Chất Thành, lúc đó gồm 15 thôn (làng). Thời đó nhà Ông có trống treo trong nhà. Trong tương lai tác giả dự định về thăm và cầu nguyện bên các phần mộ tổ tiên họ ngoại.

Lưu ý: Vì khuôn khổ hạn hẹp của bài, nên chỉ liệt kê Đại Chị tộc Nguyễn Văn Tương làm tượng trưng.

ĐẠI CHI TỘC Ô. NGUYỄN VĂN TƯƠNG

Các con ÔB. trùm Tương = cháu ÔB. Hoằng = chắt ÔB Công:

Nguyễn Văn Tương, kết hôn Nguyễn Thị Vuông, Maria , Hoà Lạc, Ninh Bình), sinh:

- Nguyễn Thị Hiên, Maria = Bà phó Tiên - 13/12/1976 Cồn Thoi, Ninh Bình

- Nguyễn Thị Lan , Anna = Bà cố trùm Đĩnh 1901- 17/11/1987 Gia Kiệm, Đồng Nai

- Nguyễn Thị Huệ, Maria = Bà quản Tự - 30/11/1988 Mông Hưu, Ninh Bình

- Nguyễn Thị Đào, Maria = Bà chủ Hiểu - 1948 Mông Hưu, Ninh Bình

- Nguyễn Văn Thụ, Đaminh = Ô. cựu Thụ - 12/02/1987 Madagui, Lâm Đồng

- Nguyễn Thị Út, Maria = Bà chánh Khoan - 29/09/ l966 Như Sơn,Ninh Bình

- Nguyễn Thị Nụ, Maria = Bà Oanh (con nuôi) - qua đời Cái Sắn, Cần Thơ

Ông trùm Tương có 30 mẫu ruộng đất, cấp cho các con gái. Ruộng đất còn lại để cho con trai là Ô. Thụ. Ô. Thụ được học nên làm nghề dạy học. Các con trai ÔB. Đĩnh như các Ô. Lạp, Thiệp, Huấn, Kim đều học với Ô. Thụ. Ô. Dương con Ô. quĩ Đường cũng còn học với Ô.Thụ.

Ông cựu Công chia đất cho Ông cựu Quyền và Ông tổng Hoằng. Ông Quyền cấp đất cho miêu duệ là Ông Độ, đến Ông Chế, đến Ông Hiến. Ông Hoằng chia cắt đất cho Ông trùm Tương và Ông trùm Khanh và Ông qũi Đường. Ông Tương truyền xuống cho Ông cựu Thụ. Ông Khanh truyền xuống cho Ông bạ Bột, đến Ông Hoan. Sau năm 1975, Ô. Thụ vào Nam để lại thổ cho Ô. Hoan là con trai út của Ô. Bột, và là người chút nội duy nhất của Ô. Hoằng còn ở ngoài Bắc. Do đó cho đến nay, thổ đất của Ô. cố tổ trải suốt bề ngang làng Hàm Phu, từ sông Mông Hưu đến giáp giới làng Lưu Thanh vẫn còn nằm trong tay miêu duệ.

Lưu ý: Vì khuôn khổ giới hạn của bài, nên chỉ liệt kê chi tộc bà cố trùm Đĩnh làm tượng trưng.

 

CHI TỘC Bà Cố TRÙM ĐĨNH

Các con Ô.B. cố trùm Đĩnh = cháu ÔB. Tương = chắt ÔB Hoằng = chút ÔB Công :

Nguyễn Thị Lan kết hôn Trần Văn Đĩnh, Phanxico -1946 , Đồng Nhân, sinh ra

- Trần Thị Nhài, Maria - 1954 Phú Nhuận, Saigon

- Trần Văn Lạp (Yên), Simon 1924- Gia Kiệm, Đồng Nai

- Trần Văn Thiệp, Antôn 1928- 11/11/ 1996 Gia Kiệm, Đồng Nai

- Trần Gia Huấn (Huần), Gio-an 1930- 20/07/ 1991 Gia Kiệm, Đồng Nai

- Trần Ngọc Kim, Augustinô 1933- Gia Kiệm, Đồng Nai

- Trần Thị Dịu (Quýt), Teresa 1936- Bảo Lộc, Lâm Đồng

- Trần Thị Hường, Teresa 1940- Gia Kiệm, Đồng Nai

- Trần B. T. , Gio-an 14/4/1944- Virginia, USA

thụ phong linh mục New York, USA 22/05/1971-

Gia phả này dài tới 96 trang, được tóm gọn ở đây cũng đủ để làm mẫu để kê khai những thành phần mới sinh. Nếu ghi hết sẽ thấy tên con, cháu, chắt, chút của mỗi dòng họ theo như những kiểu mẫu trên trong gia phả.

Ghi chú 1: Trùm là chức vụ trong xứ đạo ngoài Bắc. Ông Đĩnh làm trùm trong xứ đạo, nên người ta cũng gọi bà là bà trùm. Cố là tước hiệu danh dự, người ta dành cho những bố mẹ có con là linh mục, nên người ta gọi là bà cố Đĩnh (trang 18 trong gia phả không rút vắn .

Gia phả này là gia phả họ ngoại của Lm Hoàng Thiện Chi, Lm Trần Bình Trọng, Lm Phạm Hữu Thiết, Lm Trần Công Nghị, Nt Phạm Thị Vóc, Nt Phạm Thị Tám, Nt Phạm Thị Dự, Nt Trần Thị Thiên Hương, Nt Phạm Chây Vy, Nt Phạm Thị Thục, Nt Trần Thuỳ Trang.

Gia phả này cũng là gia phả họ nội của Lm Phạm Năng Trí, Lm Trần Văn Huy, Đ.ô.Trần Văn Khả, Lm Trần Xuân Lãm, Lm Lưu Đình Vinh, Ts Trần Đức Long, Nt Nguyễn Thị Huê, Nt Hoàng Thị Lan, Nt Trần Thu Hà, Nt Trần Thị Hường, Nt Trần Thị Thu Hương, Nt Vũ Thị Bích Thảo.

Ghi chú 2:

Dòng tộc ông tổng Hoằng, theo như tác giả nhận định, được coi là đầy đủ đến 98 phần trăm. Về tính cách chính xác thì khó thẩm định được bao nhiêu phần trăm vì khi nói đến chính xác thì phải xét đến những yếu tố như tên gọi, tên đệm, tên thánh, ngày, tháng, năm sinh.. Chính cha mẹ cũng có thể không biết rõ tên thánh, ngày, tháng, năm sinh của con cái đã lớn, vì con đã lớn rồi thì phải lo mà ghi nhớ. Tuy nhiên có một điều khá chắc chắn là khi đọc đến tên ai trong gia đình, thì người trong gia đình biết được người đó là ai.

ĐẦU TƯ VÀO CON CHÁU

Khi ông bà, cha mẹ qua đi, thì cần sửa soạn cho con cháu đóng vai trò sao để qui tụ và giữ truyền thống đạo đức / lễ nghĩa trong gia tộc và gia đình. Sau đây là những hướng đi:

- Cổ võ những giá trị thiêng liêng như cầu nguyện, dự lễ, xưng tội, học giáo lý.. trong gia đình và gia tộc.

- Nhắc nhở cho con cháu biết cảm tạ Chúa và những người đã làm ơn cho mình dù chỉ là việc nhỏ.

- Cổ võ việc kính trên (ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ, anh chị..), nhường dưới trong gia tộc và gia đình.

- Tạo truyền thống gia đình và gia tộc bằng cách qui tụ những phần tử trong gia đình hoặc gia tộc lại để cầu nguyện, giải trí và ăn uống vào những dịp đặc biệt như ngày tết, cưới hỏi, tang chế, giỗ chạp, kỷ niệm, đoàn tụ..(nếu cần thì đóng góp).

- Tạo căn tính gia đình và gia tộc bằng cách khuyến khích con cháu :

. đọc gia phả dòng tộc để biết tổ tiên và liên hệ dòng tộc.

. dạy cách xưng hô với người bà con, họ hàng cho thích hợp dựa vào gia phả dòng tộc.

. chỉ cho con cháu xem, nghe và lưu trữ những hình ảnh và những mẩu chuyện đáng ghi nhớ về tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chi em đã qua đời và nhắc cầu nguyện cho thân nhân quá cố.

- Ghi nhớ tên tuổi gồm tên thánh của ông bà, cha mẹ, anh chị em và niên hiệu sinh tử của thân nhân trong gia đình. Coi tên tuổi và niên hiệu sinh tử của ông bà cố tổ cả trăm năm về trước trong tập gia phả này mới thấy qúi giá thế nào.

- Khuyến khích và ủng hộ tinh thần những phần tử có khả năng trong việc theo đuổi đèn sách, bút nghiên hoặc nghề nghiệp trong gia đình và gia tộc.

- Khích lệ và nâng đỡ tinh thần những phần tử yếu kém trong gia đình và gia tộc.

- Khuyến khích việc mở mang kiến thức phổ thông bằng cách đọc sách báo, nghe vô tuyến truyền thanh, vô tuyến truyền hình vào giờ tin tức, và xử dụng mạng lưới thông tin

- Khuyến khích tinh thần nhường nhịn (9 bỏ là 10) trong gia tộc và gia đình.

- Khuyến khích việc nói những gì tốt (nhưng không bày đặt) về những phần tử trong gia đình và gia tộc, và giữ kín những gì được yêu cầu tới lúc nào đó.

- Nhắm lợi ích chung khi thực hiện việc gì chung cho gia tộc hoặc gia đình.

- Nhắm lợi ích lâu dài và lợi ích toàn diện về thể chất, tinh thần và thiêng liêng khi thực hiện một công việc gì (hi sinh con tép để bắt con tôm).

- Không khuyến khích những lời nói ganh tị / việc làm hận thù trong gia đình và gia tộc.

- Không khuyến khích việc đua đòi xã hội và a dua chúng bạn về những lối sống (ăn bận, ăn uống, nghiện ngập, tiêu sài..) có thể mang lại hậu qủa tai hại về sức khoẻ thể lý/tâm thần cho cá nhân trong tương lai.

- Trao trách nhiệm cho trưởng tộc và con trưởng để thi hành những công tác chung có liên hệ đến gia tộc hoặc gia đình như thông báo cho anh em ở xa biết tin vui, nhất là tin buồn trong gia đình hay gia tộc, hoặc tiếp tục viết gia phả cho gia đình dựa vào gia phả đã có của dòng tộc ... ( nếu vì những lý do cá nhân, trưởng tộc hay con trưởng không muốn gánh trách nhiệm, thì người con thứ có thể được chỉ định thi hành một số trách vụ đại diện trưởng tộc hay con trưởng).

Lm Trần Bình Trọng

Lưu ý: Còn tiếp bài nữa cùng loại: Gia phả mẫu A tóm gọn của một dòng họ: Họ Nội người này hoặc họ ngoại người kia.