THÁI LAN - Những người Thái gốc Việt theo đạo Thiên Chúa tại tỉnh Chanthaburi của Thái Lan sẽ long trọng cử hành thánh lể đại trào ngày 12 tới đây, nhằm kỷ niệm 300 năm thành lập giáo phận đầu tiên và 150 năm nhà thờ chánh toà được xây dựng trên địa phận này.

Nhà thờ chánh toà Chanthaburi, Thái LanĐạo Thiên Chúa đến Chanthaburi

Cách đây ba thế kỷ, vào khi đạo Công Giáo ở Việt Nam bị cấm đoán bị bách hại bởi các vị vua triều Nguyễn, nhiều giáo dân dắt díu nhau sang Thái Lan lánh nạn và định cư tại vùng Chanthaburi lúc ấy còn đất rộng người thưa chứ chưa đông đảo như hiện nay.

150 năm sau đó, nhà thờ chánh toà được xây dựng lên ở Chanthaburi. Có thể nói di dân Việt chính là những người đầu tiên du nhập và phát triển đạo Thiên Chúa tại giáo phận Chanthaburi cách thủ đô Bangkok 400km về phía đông.

Linh mục Lê Đức, đang làm việc tại tỉnh Nongbualamphu mạn Đông Bắc, nơi cũng có nhiều giáo dân người Thái gốc Việt nhưng không đông và không có một lịch sử lâu đời như Chanthaburi, cho biết tuần tới ông sẽ có mặt tại Chanthaburi nhân dịp giáo phận này cử hành lễ kỷ niệm 300 năm:

“Ngày 12 tháng Mười Hai này họ sẽ tổ chức một thánh lễ rất là lớn để mừng 150 năm nhà thờ chánh toà và 300 năm ngày phát triển cộng đồng. Tại vì cách đây 300 năm thì bắt đầu những người Công Giáo đầu tiên tới giáo phận này là những người Công giáo Việt Nam. Từ đó thì giáo phận Chanthaburi phát triển theo thời gian.

Trong dịp này họ cũng muốn nhấn mạnh sự hiện diện của cộng đồng Việt Nam tại đây. Vì thế họ đã mời Đức Hồng Y cùng một số giám mục và linh mục từ Việt Nam đến tham dự trong thánh lể đại trào là một thánh lễ lớn mà trong đó sẽ có các đức giám mục, các linh mục trong giáo phận, các linh mục đến từ những giáo phận lân cận và dĩ nhiên rất là đông gíáo dân trong giáo phận và cả những nơi khác.”

Dưới mắt linh mục Lê Đức, những giáo dân gốc Việt đang được nói đến hầu hết có nếp sống và ngôn ngữ như người Thái Lan vì đã định cư tại đất nước này quá lâu:

“Qua nhiều thế hệ nên bây giờ dường như họ không còn nói được tiếng Việt nữa. Dĩ nhiên là con cháu của họ di cư ra những nơi khác, nhiều người lập gia đình với người Thái, vì thế rất khó đoán có bao nhiêu người gốc Việt đang sống ở đây. Tháng 12 này là lần đầu tiên tôi đến đây, lúc đó tôi mới có sự tham khảo chính xác hơn.”

Được biết hàng gíao phẩm cao nhất từ Việt Nam sang tham dự đại lễ kỷ niệm một trăm năm mươi năm thành lập nhà thờ chánh toà Chanthaburi là đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn.

Từ Bangkok, ông Trần Văn Trọng, đại diện Hiệp Hội Công Giáo Việt Nam tại Thái Lan, xác nhận sẽ có một phái đoàn từ Việt Nam sang: “Trưởng phái đoàn là Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, có bốn giám mục và sáu linh mục ở Hải Phòng, Nha Trang, Sài Gòn.”

Phái đoàn từ Việt Nam sẽ đến Thái Lan từ ngày 9, thể theo lời mời của đức giám mục địa phận ChanthabBuri. Tưởng cũng nên biết vị giám mục đương nhiệm địa phận Chanthaburi hiện giờ là người Thái Lan, còn vị tiền nhiệm là một người Thái gốc Việt.

Vốn am hiểu tình hình trong cộng đồng con Chúa ở Thái Lan, ông Trần Văn Trọng cho biết tiếp:

“Có thể nói trong giáo hội Thái Lan này số đông Đức Cha số đông các linh mục cũng như các tu sĩ nam nữ đều có giòng máu Việt Nam. Mặc dù Thái Lan là một nước Phật giáo nhưng mà chính quyền cũng như nhân dân Thái Lan họ rất tôn trọng tự do tín ngưỡng.”

Vẫn còn người đọc kinh tiếng Việt

Từ Chanthaburi, linh mục Chalerm Kijmongkhol, người Thái gốc Việt, đang phục vụ trong toà giám mục tỉnh, cho biết giáo phận Chanthaburi có tám ngàn giáo dân, số linh mục người Thái gốc Việt lên tới tám mươi vị, chưa kể giòng Mến Thánh Giá của các nữ tu người Thái Lan gốc Việt trong địa phần này.

“Chanthaburi này có tám ngàn người giữ đạo Thiên Chúa, giữ đạo tốt lắm.”

Tuy nhiên vì đã sống qua bao đời trên xứ người, linh mục Chaalerm nói, tiếng mẹ đẻ của giao dân bị mai một đi rất nhiều:

“Tổ tiên lại đây đã 300 năm rồi mà cha đây đã thế hệ thứ tư thứ năm rồi. Ít người còn nói tiếng Việt được lắm. Những người đang đọc kinh tiếng Việt đó thì mấy bài kinh đó cũng lâu rồi, 300 năm rồi. Bây giờ đọc kinh tiếng Thái làm lễ tiếng Thái.

Khi trước làm lễ có mấy người già cũng đọc kinh tiếng Việt. Khi có người chết đi cầu nguyện cho người chết thì mấy người già khoảng 80 hơn hoặc 90 hơn thì lại chung nhau đọc kinh Kính Mừng đọc kinh Lạy Cha tiếng Việt.”

Theo ước lượng của linh mục Chalerm Kijmongkhol, trên 10.000 giáo dân Thái gốc Việt sẽ về tham dự đại lễ mừng ba trăm năm thành lập giáo phận và một trăm năm mươi năm xây dựng nhà thờ chánh toà.

Bên cạnh đó, sẽ có mười vị giám mục Thái Lan hiện diện trong sự kiện lịch sử của giáo phận Chanthaburi nói riêng và Giáo Hội Công Giáo Thái Lan nói chung.

Niềm mong ước của linh mục Chalerm Jijmongkhol ở Chanthaburi này là không chỉ lo giữ đạo cho tốt mà giáo dân cần trau dồi thêm tiếng Việt vào khi những tuyến du lịch từ Việt Nam qua miền Đông và Đông Bắc Thái Lan càng ngày càng phát triển.

Thanh Trúc / RFA

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch