Đức Thánh Cha Bênêđictô XVIVATICAN - ĐTC Biển Đức 16 tố giác cuộc khủng hoảng môi sinh hiện nay trên thế giới và mời gọi các tín hữu cùng những người thiện chí đối phó với thách đố to lớn này.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong Sứ điệp nhân Ngày Hòa Bình thế giới lần thứ 43 sẽ được cử hành vào Tết Dương Lịch 1-1-2010 tới đây với chủ đề ”Nếu bạn muốn vun trồng hòa bình, hãy bảo tồn thiên nhiên”.

Sứ điệp đã được ĐHY Renato Martino, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, giới thiệu trong cuộc họp báo sáng ngày 15-12-2009. Hiện diện trong dịp này cũng có Đức cha Mario Toso, tân Tổng Thư ký của Hội đồng.

ĐTC khẳng định rằng: ”Làm sao chúng ta có thể tỏ ra dửng dưng trước những vấn đề xuất phát từ các hiện tượng như sự thay đổi khí hậu, nạn sa mạc hóa, suy thoái và mất khả năng sản xuất của những vùng nông nghiệp rộng lớn, sự ô nhiễm sông ngòi và các mạch nước, sự mất tính chất khác biệt về môi trường sinh sống, sự gia tăng thiên tai, nạn mất rừng cây tại những vùng xích đới và nhiệt đới? Làm sao bỏ qua một hiện tượng đang lan tràn đó là ”những người tị nạn về môi sinh”: tức là những người vì môi trường sinh sống của họ bị xuống cấp, nên họ buộc lòng rời bỏ, kể cả của cải, để ra đi, đương đầu với những nguy hiểm và bao nhiêu điều bất trắc? Làm sao không phản ứng trước những cuộc xung đột hiện nay và những cuộc xung đột có thể bùng nổ vì sự tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên? Tất cả những vấn đề ấy có ảnh hưởng sâu đậm tới việc thực thi các quyền con người, tới lương thực, sức khỏe và sự phát triển” (n.4).

ĐHY Martino ghi nhận rằng ”Đứng trước những thách đố như thế, ĐTC không đề ra những giải pháp kỹ thuật chuyên môn và không xen mình vào chính sách của các chính quyền. Đúng hơn ngài kêu gọi sự dấn thân của Giáo Hội trong việc bảo vệ đất đai, nước và không khí là những hồng ân Đấng Tạo Hóa ban cho nhân loại, và ngài khuyến khích đạt tới sự tái lập quân bình trong quan hệ giữa Đấng Tạo Hóa, nhân loại và thiên nhiên” (n.4).

Sứ điệp của ĐTC đề ra 7 điểm thiết yếu trên con đường kiến tạo hòa bình trong niềm tôn trọng thiên nhiên:

- Thứ I: đừng có cái nhìn thu hẹp về thiên nhiên và con người, đừng coi các hữu thể này chỉ là kết quả của tình cờ hoặc của thuyết định mệnh tiến hóa, vì quan niệm như thế sẽ làm giảm ý thức trách nhiệm nơi lương tâm con người. Trái lại cần coi thiên nhiên như một món quà Thiên Chúa ban cho nhân loại. Ý thức này giúp chúng ta hiệu ơn gọi và giá trị của con người” (n.2).

- Thứ II: cần đổi mới sâu xa về văn hóa và luân lý đạo đức. Các tình trạng khủng hoảng về kinh tế, lương thực, môi sinh hoặc xã hội hiện nay, xét cho cùng là cuộc khủng hoảng về luân lý (n.5).

- Thứ III: ý thức rằng tất cả chúng ta đều có trách nhiệm săn sóc bảo vệ thiên nhiên (n.11), vì thế, một điều rất quan trọng là giáo dục về môi sinh, nhất là trong khuôn khổ gia đình (n.12).

- Thứ IV: duyệt lại một cách sâu rộng kiểu mẫu phát triển. Trong lãnh vực này các vị hữu trách trên bình diện quốc gia và quốc gế có một trách nhiệm đặc biệt. ĐTC kêu gọi họ hãy thực hiện một cuộc duyệt lại kiểu mẫu phát triển một sách sâu rộng và sáng suốt (n.5)

- Thứ V: cư xử hợp với nguyên tắc 'Thiên Chúa dựng nên vạn vật là để mưu ích cho tất cả mọi người'. ”Điều đáng tiếc là nhiều người, tại nhiều nước và miền trên thế giới, ngày càng cảm thấy khó khăn, vì sự lơ là hoặc từ khước của nhiều người không thực hiện sự cai quản môi sinh trong tinh thần trách nhiệm” (n.7).

- Thứ VI: cần có một tinh thần liên đới được đổi mới giữa các thế hệ và trong cùng một thế hệ với nhau. Cuộc khủng hoảng môi sinh hiện nay chứng tỏ cần có một tình liên đới được thể hiện trong không gian và thời gian.. ”Những phí tổn do việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên chung, không thể dồn cho các thế hệ tương lai” (n.8).

Thứ VII: cần sử dụng các nguồn năng lượng một cách quân bình. Cộng đồng quốc tế cần đề ra những chiến lược chung và dài hạn để thỏa mãn các nhu cầu năng lượng của thế hệ hiện tại và tương lai.. Để được vậy cần cổ võ việc nghiên cứu và sử dụng những năng lượng ít ảnh hưởng trên môi sinh và tái phân phối các nguồn năng lượng trên thế giới làm sao để các nước không có, cũng có thể được hưởng các nguồn ấy” (n.9)

Tóm lại, Sứ Điệp của ĐTC trình bày một cái nhìn thực tế về thực tại khủng hoảng môi sinh hiện nay, nhưng không có tính chất hốt hoảng bi quan. Ngài nhấn mạnh những hậu quả tiêu cực của lối sống con người, nhưng không bao giờ đánh mất niềm hy vọng nơi trí tuệ và phẩm giá con người.

Trong cuộc họp báo, ĐHY Martino cầu mong tại Hội nghị Thượng đỉnh hiện nay tại Copenhagen về sự thay đổi khí hậu, các nước giàu và đang trổi lên, thay vì đụng độ nhau, thì gặp gỡ nhau. Với một lòng quảng đại hơn, các nước giàu giúp các nước khác tôn trọng môi sinh hơn”.

Trả lời câu hỏi về lời ĐTC kêu gọi mọi người hãy thay đổi lối sống và bài trà sự phung phí cũng như lối sống 'thừa mứa', ĐHY Martino nhận xét rằng tại các nước giàu người ta phí phạm 30% lương thực, tại Hoa Kỳ tỷ lệ này lên tới 40-50%. Vào dịp Giáng Sinh, ở tất cả các nước phát triển cao người ta phung phí 40% lương thực. Nguyên tại Italia, mỗi năm có 240 ngàn tấn lương thực không bán được hoặc không được sử dụng, tương đương với hơn 1 tỷ Euro. Ngân khoản này có thể cung cấp 3 bữa ăn mỗi ngày cho 600 ngàn người. Vì thế điều quan trọng là sự giáo dục chống phung phí, bắt đầu từ trong gia đình” (SD, Ansa 15-12-2009)

LM Trần Đức Anh, OP

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch