Đó là bài chia sẻ của Gm Anphong Nguyễn Hữu Long trong buổi hội thảo tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn, Thứ Bảy ngày 17/01/2015.

1. Thường mỗi ngày chúng ta ăn 3 lần: sáng – trưa – tối. Người lao động chân tay ăn thêm bữa dặm hay bữa lỡ giữa hai buổi. Người khá giả còn ăn thêm bữa khuya. Vậy một ngày có thể ăn tới 5, 6 bữa! (Kỷ lục: Hồi đi lao động TNXP, được ở trong nhà người dân và gặp mùa khoai, chúng tôi được người dân đãi 5 bữa khoai/ngày, cộng thêm 3 bữa ăn ở trại, vị chi 8 bữa, vậy mà vẫn ăn được. Sao lúc đó ăn khỏe thế!)

“Thiên Chúa vui thích ở giữa con người” (Tv 149, 4a), Ngài muốn chia sẻ cuộc sống của họ trong mọi hoàn cảnh vui buồn, sướng khổ, họa phúc, mạnh khỏe hay ốm đau, thành công hay thất bại. Có Chúa ở với ta thì ta vui và hạnh phúc. Bữa ăn là lúc gia đình xum họp, quây quần bên nhau, trong bầu khí thân mật ấm cúng đầy tình cha mẹ con cái, anh em sống chung dưới một mái nhà. Nên thật là ý nghĩa khi mời Chúa cùng dự bữa cơm gia đình, làm tăng thêm sự ấm cúng, ngon lành nữa, như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu ví von rằng: “Chỗ ăn ngon, người ăn ngon, đồ ăn ngon, thì ăn ngon” !

Bua_com_TD_36792. Trong Tin Mừng, nhiều lần Chúa Giêsu dùng bữa với con người, mỗi lần đều có một ý nghĩa:

- Ngài dùng bữa với Matthêu (Mt 9,10), Giakêu (Lc 9,2-10), không ngại khi bị kết án là tiếp xúc với người tội lỗi, để đón nhận sự hoàn lương của các ông.

- Ngài nhận lời mời ăn cơm tại nhà Simon tật phong (Lc 7,36-50) để nhờ đó nhận lời tự thú của người phụ nữ tội lỗi sám hối.

- Ngài dùng bữa với các môn đệ (Mt 14,19; 15,36) để chúc phúc bữa ăn.

- Ngài làm phép lạ hóa bánh ra nhiều cho dân (Mt 14,15-21) để tỏ sự quan tâm đến phần xác của họ, qua đó ám chỉ vừa phép lạ trong hoang địa xưa (Xac 16,18), vừa loan báo bữa tiệc Thánh Thể, bữa tiệc cánh chung.

- Chúa Giêsu mượn khung cảnh bữa ăn Tiệc Ly để lập phép Thánh Thể (Lc 24,30).

- Chúa Giêsu cùng đi với hai môn đệ trên đường Em-mau, nhận lời dùng bữa tối để tỏ mình cho họ ; Ngài hiện ra với các môn đệ bên biển hồ, và chuẩn bị bữa ăn cho họ (Ga 21,13).

3. Bữa ăn của một gia đình công giáo Việt Nam thường được cả nhà cầu nguyện lúc khởi đầu và kết thúc bữa ăn. Làm thế là thực hành lời Chúa trong thư thánh Phaolô: “Dù ăn dù uống, dù làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm vì vinh danh Chúa” (1Cr 10,31).

Việc cầu nguyện trước và sau bữa ăn mang nhiều ý nghĩa tâm linh lẫn trần thế:

- Của ăn là do Chúa ban, nên người công giáo ý thức phải cảm tạ Chúa về ơn ban này, nài xin Chúa chúc lành, rồi mới dùng bữa, và sau khi ăn, cũng dâng lời tạ ơn.

- Họ muốn mời Chúa hiện diện trong bữa ăn với họ như vị thượng khách, nhờ đó mà họ cảm thấy hân hoan dùng bữa, như cộng đoàn kitô hữu tiên khởi (Cv 2,46).

- Có Chúa hiện diện thì họ sẽ dùng bữa trong tình bác ái, biết tôn trọng, nhường nhịn, quan tâm đến nhau, câu chuyện trao đổi cũng sẽ trong tình bác ái, tránh nói xấu, công kích, phê phán nhau.

- Có Chúa hiện diện thì bữa cơm dù thanh đạm cũng ngon, tình thân ái giữa những người ngồi ăn sẽ được nối kết bền chặt hơn, sự chia sẻ trong bữa ăn từ tinh thần đến vật chất sẽ thắm thiết hơn (mời nhau ăn, nhường miếng ngon, gắp món ăn cho nhau)

- Nên đem Lời Chúa vào trong kinh nguyện bữa ăn, như thế là thực hành Lời Chúa dạy: “Người ta sống không nguyên nhờ cơm bánh, mà còn nhờ Lời từ miệng Chúa phán ra” (Mt 4,4). “Ăn Lời Chúa” như trong sách Yêrêmia: “Gặp được Lời Chúa, con đã nuốt vào. Lời Ngài làm cho con hoan hỉ, làm vui thỏa lòng con, vì con được mang danh Ngài” (15,16).

- Chúng ta được khuyến khích cầu nguyện cho người nghèo để xin Chúa ban của ăn cho họ, đồng thời biết chia sẻ với người nghèo, tránh tình trạng ích kỷ, chỉ biết mình, ăn uống phung phí như người phú hộ trong dụ ngôn Lazarô.

- Sau cùng, việc cầu nguyện thánh hóa bữa ăn còn có tác động truyền giáo. Cha Nguyễn bá Vi, linh mục Đà nẵng, một hôm vào quán ăn bên đường để dùng bữa, ngài làm dấu cầu nguyện trước khi ăn tô mì quảng. Hành vi đó không ngờ đã làm động lòng một người đang ăn trong tiệm. Ông này kín đáo trả tiền tô mì cho ngài và rời quán. Khi ăn xong, cha Vi mới biết có người đã trả tiền, ngài vội gặp người ấy để hỏi cho ra lẽ. Người ấy cho biết ông cũng là người công giáo nhưng lâu nay không giữ đạo, lại hổ thẹn làm chứng đức tin. Khi ấy cha mới tỏ mình là một linh mục. Cuộc gặp gỡ đã giúp ông tìm lại đức tin. Không ngờ một dấu thánh giá  đơn sơ đã đưa được một linh hồn trở về với Chúa.

4. Vài điều cần lưu ý khi cầu nguyện thánh hóa bữa ăn:

- Không đọc kinh cách máy móc, mà tập chú vào lời kinh, đọc chậm rãi, với ý thức cầu nguyện.

- Nên phân công, ví dụ người cha làm dấu thánh giá, một đứa con đọc Lời Chúa, đứa khác đọc lời cầu nguyện.

- Không cầu nguyện riêng mỗi người, mà cùng cầu nguyện mới ý nghĩa.

- Có thể thì nên hát một khúc ca.

- Việc cầu nguyện sau khi ăn thường bị bỏ quên. Vậy, dù đã ăn xong, cũng gắng ngồi lại bàn để chờ, và cùng nhau tạ ơn Chúa.

- Tránh việc ai muốn ăn lúc nào thì ăn, kẻ ăn trước, người ăn sau, mà cùng ăn chung một lúc.

Mong rằng mọi người công giáo, mọi gia đình công giáo sẽ thực hành việc làm nhỏ bé nhưng đem lại nhiều lợi ích này, là thánh hóa bữa ăn, khiến bữa cơm trần thế thành “bữa cơm thiên đường”.

+ Anphong Nguyễn Hữu Long

Giám mục Phụ tá Hưng Hóa

Chủ tịch UBLBTM/HĐGMVN

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch