HQue-HHaTrong tinh thần tôn vinh người phụ nữ, vào lúc 9g30 sáng Chúa nhật 08.03.2015, tại hội trường của nhà thờ Phú Trung, đã diễn ra buổi nói chuyện của Nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, OP., Đặc trách Chương trình Chuyên đề Giáo Dục,

và Nữ tu Maria Hồng Hà, OP., trước 150 tham dự viên thuộc giới hiền mẫu và gia trưởng, qua đề tài: “VAI TRÒ NGƯỜI PHỤ NỮ CÔNG GIÁO TRONG GIA ĐÌNH & GIÁO XỨ”. Buổi nói chuyện được tổ chức nhân ngày Quốc tế Phụ nữ trong bầu không khí vui tươi và ý nghĩa.

Điểm lại những sự kiện lịch sử đã khai sinh ngày 08.03:

Ngày 08/3/1857, tại New York (Mỹ) các công nhân ngành dệt chống lại các điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ: 12 giờ làm việc một ngày và cuộc đấu tranh kéo dài đến 50 năm sau.

Ngày 08/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Khẩu hiệu của họ là “Bánh mì và Hoa hồng” (Bread and Roses).

Ngày 08/3/1910: Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) có 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ, chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Từ đó, ngày 8/3 hằng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.

Sơ lược tình trạng của phụ nữ ngày nay trên thế giới:

Ngày 08.03, khắp nơi trên thế giới, người ta tưng bừng tổ chức nhiều chương trình mừng ngày Quốc tế Phụ nữ để tưởng nhớ những người phụ nữ đã đổ máu, nước mắt, công sức trong quá trình giải phóng và nâng cao giá trị người phụ nữ trong gia đình và xã hội; đây cũng là dịp để rất nhiều người tỏ lòng biết ơn những người phụ nữ thân yêu trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, một thực tế đau lòng khác là tại một số nơi như các nước Hồi giáo, còn rất nhiều chị em phụ nữ vẫn sống trong tình trạng “Chim lồng cá chậu”, bị chà đạp nhân phẩm, không có quyền sống, đơn giản chỉ vì họ là phụ nữ. Trong cuộc sống tự do hóa ngày nay, thực tế bi đát này vừa cho thấy giá trị của ngày 08.03, vừa nhắc nhở nhân loại về sự bất công, bất bình đẳng vẫn còn tồn tại, và nỗ lực tìm kiếm giải pháp để tất cả phụ nữ khắp nơi trên thế giới đều có quyền được sống bình đẳng và hạnh phúc.

Đố vui có thưởng

Chương trình Đố vui có thưởng được thiết kế xen kẽ trong bài giảng nhằm tạo bầu khí vui tươi trong tinh thần vừa học vừa chơi. Nội dung các câu đố liên quan đến những người phụ nữ và các sự kiện trong Kinh Thánh:

1. Người đàn ông bị dụ dỗ ăn trái cấm bởi ai? (St 3,1-24 ) – Đáp án: người đàn bà

2. Người được gọi là mẹ của chúng sinh là ai? (St 3,1-24) – Đáp án: bà Eva

3. “Tôi chỉ cần sờ được vào áo choàng của Ngài thôi là sẽ được cứu chữa”. Và khi bà đụng tới áo choàng của Chúa Giêsu thì bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh. Đây là suy nghĩ của ai? (Mc 5,25…) – Đáp án: người đàn bà bị băng huyết.

4. “Nếu ngươi biết được ơn Thiên Chúa, và ai là Người nói với ngươi: cho tôi uống với, thì chính ngươi đã khấn xin và Ngài sẽ cho nước trường sinh.” Lời Chúa Giêsu nói với ai? (Ga 4,1-10) – Đáp án: người phụ nữ Samari.

5. Kinh Thánh có ý dạy điều gì khi nói rằng Thiên Chúa đã lấy xương sườn của A-đam để tạo nên bà E-và? – Đáp án: Người nam và người nữ có cùng một phẩm giá như nhau, được Thiên Chúa dựng nên để trợ giúp và bổ túc cho nhau.

6. Khi Thiên Thần Chúa đến cứu ông Phêrô ra khỏi ngục, ông đi đến nhà mẹ của ông Gioan, cũng gọi là Máccô và cư ngụ ở đó. Mẹ của ông Máccô tên là gì? (Cv 12,12) – Đáp án: bà Maria.

7. Tại Giaphô, có một bà đầy công đức đã lâm bệnh và đã chết. Bà được thánh Phêrô làm cho sống lại. Bà tên là gì?(Cv 9,32-38). – Đáp án: bà Tabitha.

8. Tại thành Philipphê, người phụ nữ tòng giáo van nài xin thánh Phaolô lưu lại nhà bà. Bà tên là gì? (Cv 16,14-15). – Đáp án: Bà Lyđia

9. Một đặc ân của Đức Maria không có lễ mừng kính là gì?– Đáp án: Đồng trinh trọn đời.

NỘI DUNG CHÍNH BÀI CHIA SẺ:

1. ƠN GỌI LÀM MẸ TRONG GIÁO HỘI VÀ GIA ĐÌNH

Một trong những vai trò quan trọng của người phụ nữ là làm mẹ. Người phụ nữ cưu mang, sinh ra sự sống. Chính khi cưu mang và sinh nở, phụ nữ sẽ khám phá ra chính mình qua con đường “trao hiến bản thân một cách đích thực” . Việc làm mẹ có liên quan đến sự hiệp thông đặc biệt với huyền nhiệm sự sống đang phát triển trong cung lòng mình. Làm mẹ, dưới ánh sáng Tin Mừng, biểu lộ khả năng “lắng nghe lời Thiên Chúa hằng sống” và thái độ sẵn sàng “bảo vệ” Lời của Thiên Chúa, “Lời Hằng Sống”.

Nữ tu và những người độc thân đã góp phần để thăng tiến đời sống tinh thần của những người xung quanh, đó cũng là những người làm mẹ về mặt tinh thần trong Giáo hội.

2. VAI TRÒ NGƯỜI PHỤ NỮ CÔNG GIÁO TRONG VIỆC DUY TRÌ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH QUA TỪNG BỮA ĂN

a. Trong sự hối hả của một xã hội đầy sự bất ổn ngày nay, cuộc sống trở nên ngắn ngủi và thân phận con người trở nên mong manh. Hãy trân trọng những gì đang có, đừng để khi mất rồi mới cảm thấy hối hận, đừng quá chờ đợi vào những gì chưa có mà bỏ quên đi điều ta đang có, dù chúng rất nhỏ nhoi. Hạnh phúc là những điều rất đỗi bình thường trong cuộc sống nhưng phải được cảm nhận bằng cả trái tim chân thành.

b. Giá trị bữa ăn của người Công giáo:

- Bữa ăn gia đình là nơi hội tụ các thành viên

- Là nơi biểu lộ tài năng ẩm thực và chăm sóc, gắn kết gia đình trong yêu thương

- Là nơi giáo dục con cái trong việc hoàn thiện nhân cách

- Là nơi phát triển đời sống tâm linh

Chương trình Chuyên đề Giáo Dục đã tặng sách “Lời nguyện Thánh hóa Bữa ăn” cho các thành viên tham dự. Soeur Maria Hồng Hà đã hướng dẫn cộng đoàn một số mẫu cầu nguyện ngắn trước và sau bữa ăn. Đây là nỗ lực trong chương trình góp phần phục hồi giá trị bữa ăn gia đình và mời Chúa đồng bàn trong các bữa cơm gia đình Công giáo.

CTCDGD-2

3. VAI TRÒ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIÁO XỨ:

a. Tương quan giữa Chúa Giêsu và  phụ nữ:

-            Ngài là người đề cao phẩm giá đích thực của phụ nữ.

-            Lời nói và việc làm của Ngài rất mực tôn trọng và tôn vinh phụ nữ

-            Để cho phụ nữ tham gia và dự phần vào công trình cứu độ.

-            Ngài sẵn lòng can dự vào những hoàn cảnh bi đát của người phụ nữ

-            Ngài nói với phụ nữ về mọi đều liên quan đến Thiên Chúa

-            Người nói với họ bằng ngôn ngữ phát xuất từ con tim thương cảm. Ngài tôn trọng phẩm chất và cách đáp trả đầy nữ tính nơi họ

-            Ngài nói cho họ biết việc bảo vệ sự sống mỏng dòn là ưu điểm của họ: Trong Tin Mừng Chúa Giêsu cũng nhắn nhủ chúng ta trước khi Ngài về trời: “Nơi nào Phúc Âm được rao giảng, trên khắp thế gian, thì người ta sẽ kể lại điều bà đã làm, để tưởng nhớ đến bà”. Qua đó, Ngài cho thấy rằng phụ nữ là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình hình thành Giáo Hội và rao giảng Tin Mừng.

b. Phụ Nữ đáp trả lại sứ vụ của Chúa Giêsu:

-            Ngay từ đầu sứ vụ của Đức Kitô, các phụ nữ đã tỏ ra rất nhạy cảm, đặc biệt với chính Ngài và với sứ điệp mầu nhiệm của Ngài. Nhạy cảm vốn là đặc trưng cố hữu của nữ tính.

-            Các phụ nữ xếp hàng đầu dưới chân Thánh giá.

-            Các phụ nữ cũng có mặt trước tiên bên mộ đá.

“Những người nữ Tin Mừng cũng có cơ hội làm chứng về những lời Đức Giêsu đã nói với họ: Lời loan báo phục sinh, Lời niềm tin và Lời cứu độ, Lời sự sống, Lời thứ tha, Lời chữa lành và Lời tín thác…” Tất cả chị em phụ nữ, những người mẹ, kể cả nữ tu đóng vai trò của người canh gác và bảo vệ sự sống.

c. Là con người và là Kitô hữu, họ có trách nhiệm bảo vệ sự sống và làm chứng cho Tin Mừng

-         Nữ giáo dân tại các Giáo xứ đã đóng góp vào việc loan báo Tin Mừng từ những công việc âm thầm, đòi sự kiên trì và tận tụy như  dạy giáo lý, tham gia ca đoàn, chăm sóc làm sạch đẹp nhà thờ… an ủi người ốm đau, chia ly tử biệt..

-         Quý chị còn đóng góp tổ chức các sinh hoạt văn hóa trong giáo xứ, chăm sóc đời sống tinh thần, tạo động lực làm việc chung cho các thành viên trong giáo xứ từ tinh thần đến vật chất.

-         Những giáo xứ nào có sự tham gia của Quý Chị, Quý Mẹ nhiều giáo xứ đó có nhiều niềm vui và sắc màu…

-         Phụ nữ Công giáo góp phần giúp "thay đổi thế giới" qua sự hỗ trợ trong giáo xứ, cộng đồng và đất nước.

Những đóng góp của người phụ nữ Công giáo đã được Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II công nhận cách cảm động trong Thư gửi Phụ nữ tháng 09 năm 1995 như sau: “Cám ơn người, người nữ, chỉ vì người là phụ nữ! Nhờ cách nhận thức đầy nữ tính mà người đã làm phong phú cho sự thông cảm của thế giới và góp phần vào sự chính trực của các tương quan giữa người và người. Nhưng, tôi biết rằng chỉ cám ơn mà thôi thì chưa đủ. Đau lòng là chúng ta đã kế thừa từ lịch sử nhiều yếu tố tác động khiến cho, ở mọi thời và mọi nơi, con đường của phụ nữ thật khó đi: người ta coi nhẹ phẩm giá của họ, bỏ qua quyền hạn của họ, thường gạt họ ra ngoài lề xã hội và thậm chí biến họ thành nô lệ...”

Trong buổi Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 08.03.2015, Đức Thánh Cha đương nhiệm Phanxicô đã vinh danh phụ nữ: “Phụ nữ không những chỉ cưu mang sự sống, phụ nữ truyền cho chúng ta khả năng nhìn xa hơn, vượt khỏi chính họ. Phụ nữ giúp chúng ta nhìn với nhiều cặp mắt khác nhau. Cám ơn các phụ nữ, qua tình tương trợ, các phụ nữ đã thể hiện cả ngàn cách để làm chứng cho Phúc Âm trong Giáo hội. Mỗi ngày, họ tìm cách để xây dựng một xã hội nhân bản hơn và thân tình hơn.”

J. Trần lược ghi

Chương Trình Trình Chuyên Đề Giáo Dục

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch