Kính gởi Quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ và tất cả anh chị em Giáo phận Vĩnh Long. Thưa anh chị em, trong năm nay chúng ta sẽ chọn mười hai đề tài dựa theo chủ đề mục vụ năm 2022 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

Giáo phận Vĩnh Long, trong Gợi ý Mục vụ lần X, sẽ nói về Hiệp thông: Duy trì Hợp nhất trong Khác biệt được trích trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội (Lumen Gentium), Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay (Gaudium et Spes), Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo (GLHTCG) và Thư gửi các Giám mục của Giáo hội Công giáo về một số khía cạnh của Giáo Hội của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngày 28 tháng 5 năm 1992.

  1. Hiện tượng Khác biệt
  2. a) Các Giáo Hội khác nhau. Sự đa dạng là một sự kiện trong lịch sử Giáo Hội. Dựa vào lịch sử Giáo Hội sơ khai, chúng ta thấy có sự đa dạng phát sinh từ sự phát triển sinh hoạt của các cộng đoàn trong các bối cảnh khác nhau của cuộc sống. Sau Lễ Hiện Xuống, khi Kitô giáo bắt đầu lan rộng khắp thế giới, các cộng đồng đầu tiên tự tổ chức theo nhiều khuôn mẫu khác nhau, đảm nhận những thách thức cụ thể mà họ gặp phải, tùy theo địa điểm và thời gian. Sách Tân Ước viết ra sự đa dạng trong tổ chức và hoạt động của các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên này; các cộng đồng đó sống ở Giêrusalem và Giuđêa, Antiôkhia, Êphêxô, Rôma, Galát hay Maxêđônia không giống nhau. Mỗi cộng đoàn có lối sống văn hóa khác nhau, nhưng họ tin rằng có một Giáo hội duy nhất của Chúa Kitô, một Giáo hội thiết lập sự hiệp nhất của họ.

Trong lịch sử Giáo Hội, qua dòng thời gian, chúng ta còn thấy ngoài Giáo Hội Công Giáo, còn xuất hiện các Giáo Hội Chính Thống (1054), Tin Lành (Tk XVI), Anh Giáo (Tk XVI) … Rất đa dạng. Nhưng mọi người đều tin rằng Giáo Hội của Chúa Kitô là một và ở mọi nơi đều giống nhau, bất chấp những thành tựu cụ thể khác nhau mà Giáo Hội nhận được ở những nơi khác nhau. Cuộc sống của các Giáo Hội khác nhau cho thấy một cách dứt khoát rằng sự hiệp nhất Giáo Hội không có nghĩa là sự đồng nhất, nhưng trái lại, bao hàm sự đa dạng.

  1. b) Tình trạng đa phức này cũng được nhận ra trong các thực tại đa dạng, hoặc là nơi các tác vụ, các đoàn sủng, các lối sống, và các hình thức tông vụ ở trong mỗi Giáo Hội địa phương, hoặc là nơi những truyền thống phụng vụ cũng như văn hóa khác nhau giữa các Giáo Hội địa phương. “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người” (1Cor 12, 4-6) (x. Lumen Gentium, số 23).
  2. Trách nhiệm hiệp nhất

Dĩ nhiên, sự đa dạng xuất hiện như một công việc của Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn Giáo Hội và giữ Giáo Hội trong sự hiệp nhất, xuyên suốt lịch sử và trong các bối cảnh văn hóa xã hội khác nhau trên thế giới. Sự hiệp nhất của Giáo Hội là hiệp thông, ngụ ý rằng sự đa dạng không bao giờ được nghiền nát bởi tiêu chuẩn hóa (dù là Giáo lý hay Mục vụ) nhưng được tích hợp vào một sự hiệp nhất đa dạng và năng động, phát triển theo địa điểm : bên trời Âu, cũng như bên trời Á và thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Như đã nói hiệp nhất Giáo Hội không gây trở ngại cho sự đa dạng, nhưng cũng nên có một sự hiệp nhất nào đó dành cho tất cả mọi thành phần cùng tuyên xưng danh Chúa. Đây là trách nhiệm Đức Giáo Hoàng, Đấng kế vị thánh Phêrô, vị cha chung của Giáo Hội Công Giáo. Ngài phó thác một phần trách nhiệm cho các Giám mục địa phương ở khắp nơi trên thế giới, và cho hết mọi người trong Giáo Hội. Tất cả đều có trách nhiệm kêu mời, đóng góp vào sự hiệp nhất, bởi vì tất cả đều là anh em, là con cái của Chúa, không phân biệt màu da, ngôn ngữ, chủng tộc, giàu nghèo, hay phân biệt giai cấp xã hội.

  1. Nền tảng của sự hiệp nhất

Đề tài rất rộng, ở đây chúng ta chỉ nhấn mạnh sự Hiệp nhất bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi. Sự hiệp nhất của Giáo Hội bắt nguồn từ sự hiệp nhất của các Ngôi vị thần linh trong Thiên Chúa: “Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Eph 4, 4-6; Ga 17,21). Như một hồng ân thiêng liêng cho Giáo Hội, sự hiệp nhất của Giáo Hội xuất hiện như một sự rạng rỡ của sự hiệp nhất Ba Ngôi của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Công đồng Vatican II hoàn toàn nằm trong truyền thống các Giáo phụ. Công đồng tái khẳng định rằng Giáo Hội được sinh ra từ tình yêu của “Chúa Cha muôn đời, do Chúa Kitô là Ðấng Cứu Ðộ thiết lập trong thời gian, được qui tụ trong Chúa Thánh Thần” (GS, số 40). Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium cũng xác định “Như thế Giáo Hội phổ quát xuất hiện như “một dân tộc hiệp nhất do sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”” (LG số 4) với mục đích cứu rỗi và cánh chung.

  1. Phương tiện của sự hiệp nhất

Đức tin được mạc khải; Bí tích, đặc biệt là BTTT; Đức Ái.

Bằng cách hệ thống hóa các tuyên bố của Công đồng, Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo liệt kê các phương tiện thiết yếu mà sự hiệp nhất đòi hỏi để bảo tồn tính toàn vẹn và duy nhất của sự hiệp thông Giáo Hội (GLHTCG, số 814; xem LG, 14): Trên hết là Đức Ái kế đến là:

- Nhờ việc tuyên xưng một đức tin duy nhất đã tiếp nhận từ các Tông Đồ;

- Nhờ sự cử hành chung việc phượng tự thần linh, nhất là các bí tích;

- Nhờ sự kế nhiệm tông truyền qua bí tích Truyền Chức Thánh, điều này duy trì sự hòa hợp huynh đệ của gia đình Thiên Chúa.

Cho nên, không một người hay Cộng đồng nào có thể tuyên bố là được hiệp nhất trọn vẹn và rõ ràng với Giáo Hội ngoại trừ với điều kiện thuộc về Giáo Hội qua việc tuyên xưng đức tin của Giáo Hội, cử hành các Bí tích của Giáo Hội, và tư cách thành viên phải tuân theo hiến chế phẩm trật của Giáo Hội.

Kết luận

Hằng năm, chúng ta có tuần lễ cầu cho sự hiệp nhất (từ ngày 18 đến ngày 25 tháng Giêng). Xin Chúa cho anh em chúng ta sống tình huynh đệ Kitô giáo, sống dưới sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi. Xin Chúa cho “Phát huy hiệp nhất mà không gây trở ngại cho đa dạng, cũng như nhìn nhận và phát huy đa dạng mà không gây trở ngại cho hiệp nhất, nhưng lại làm cho nó càng thêm phong phú hơn” (Thư gửi các Giám mục của Giáo hội Công giáo số 15), mặc dù có những quan điểm, nghi thức, con số Bí tích khác nhau, nhưng dù sao đi nữa, chúng ta đều là những gia đình các con cái của Thiên Chúa.

Vĩnh Long, ngày 20 tháng 9 năm 2023

+ Phêrô Huỳnh Văn Hai
Giám mục Giáo phận Vĩnh Long

Nguồn: giaophanvinhlong.net(20.09.2023)

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch