- Chi tiết
-
Chuyên mục: Chiêm niệ̣m Năm A nhiều tác giả khách
-
Được đăng: Thứ năm, 28 Tháng 7 2011 20:00
-
Lm Phạm Văn Phượng, OP
-
Lượt xem: 4976
Chúa Nhật 18 Thường Niên, Năm A
Mt 14,13-21
Trong ba năm giảng dạy của Chúa Giêsu, các sách Tin Mừng kể lại hai lần Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều. Phép lạ kể lại trong bài Tin Mừng hôm nay là lần thứ nhất, xảy ra vào tháng Tư, gần lễ Vượt Qua của năm 29, tức là vào năm thứ hai giảng dạy của Chúa Giêsu. Chúa muốn nói gì với chúng ta khi làm phép lạ này ?
Điều thứ nhất, Chúa muốn nói với chúng ta về lòng thương xót. Xưa kia trong sa mạc, trên đường về Đất Hứa, dân Do Thái đã kêu xin Chúa ban lương thực cho họ. Trước những lời kêu xin đó Thiên Chúa đã không làm ngơ và đã ban man-na cho họ. Cũng vậy, Chúa Giêsu đã không làm ngơ trước cảnh dân chúng đi theo Ngài để nghe Ngài giảng dạy ở một nơi đồng không mông quạnh mà không có gì ăn, Ngài đã hóa bánh ra nhiều cho họ ăn no, Ngài đã thương xót họ. Trong bối cảnh của phép lạ này, chúng ta thấy có hai thứ thương xót, Các môn đệ thấy trời đã về chiều và người ta mệt mỏi rồi, các ông tội nghiệp họ và đã thưa với Chúa : “Xin Thầy giải tán dân chúng để họ vào các làng mạc mua thức ăn”. Đó là thứ thương xót thứ nhất, thứ thương xót nhập đề. Lòng thương xót nầy cần thiết vì là khởi điểm. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thôi thì chưa đủ. Vì thế, Chúa muốn các môn đệ bước qua thứ thương xót khởi điểm đó, đem thứ thương xót nhập đề vào thứ thương xót thứ hai, thứ thương xót nhập cuộc : “Các con hãy lo cho họ ăn”.
Xem thêm: CN 18 TN, A: Cộng tác trong việc cho người đó ăn
- Chi tiết
-
Chuyên mục: Chiêm niệ̣m Năm A nhiều tác giả khách
-
Được đăng: Thứ năm, 04 Tháng 8 2011 20:00
-
Tập San Chân Lí
-
Lượt xem: 4595
Chúa Nhật 19 Thường Niên, Năm A
1V 19,9.11-13; Rm 9,1-5; Mt 14,22-33
Ông Phê-rô và các môn đệ khác hẳn đã rất đỗi kinh ngạc về phép lạ hoá bánh ra nhiều nuôi sống đám đông dân chúng như bài đọc tuần trước ta đã nghe. Trong con mắt của nhiều người, Đức Giê-su hẳn là Đấng Mê-si-a, là Đấng phải đến. Nhưng cũng với những con mắt ấy, họ nhìn Đức Giê-su như là một Đấng quyền năng, một nhà lãnh đạo chính trị hơn là Đấng Cứu Độ trần gian (x. Ga 6,15). Chính vì thế, Đức Giê-su đã giải tán đám đông ngay sau khi cho họ ăn no. Đến đây, vấn đề gợi ra là ông Phê-rô hẳn đã tin nhận Đức Giê-su là Đấng quyền năng, là người được Thiên Chúa sai đến. Thế nhưng để có thể thốt lên lời tuyên xưng: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16) - lời tuyên xưng căn tính của Đức Giê-su là Con Thiên Chúa, là Đấng Tối Cao, ông còn phải trải qua những kinh nghiệm khác về niềm tin của mình. Rõ ràng nhất, ông đã gặp thấy đêm tối của niềm tin. Các nhà thần học tâm linh đã nhắc nhở mọi tín hữu rằng bất kỳ ai cũng có thể gặp thấy những khoảnh khắc đêm tối của niềm tin.
Xem thêm: CN 19 TN, A: Đêm Tối Của Niềm Tin