Phut_Hoi_Tam_1Đó là chủ đề lần thứ 129 của Chương trình Chuyên đề vào lúc 14 giờ 30, ngày 19/11/2011 tại Giảng đường lầu I thuộc TTMV TGP SG. Chủ đề là một công trình nghiên cứu chuyên sâu bởi linh mục Giang Trung Kiên thuộc Dòng Tên. Từ lâu chủ đề đã được áp dụng và sinh nhiều hoa trái tốt lành cho không ít người và nhiều cộng đoàn ở khắp nơi. Thực tế, chủ đề: “Phút hồi tâm” đã tạo một luồng gió mới trong đời sống tâm linh tôn giáo ở Việt Nam và thế giới, khi vào trang Web phuthoitam.net mọi người đều thấy rõ điều này.

Hôm nay, cử tọa được nghe đích thân linh mục diễn giả trực tiếp trình bày nên đã có một hấp lực rất riêng, vì thế, dù trùng sát với ngày Nhà giáo VN, Giảng đường đã quy tụ một số người đông đảo cách bất ngờ thú vị.

Bên cạnh không ít các mái đầu bạc của các vị lớn tuổi, đa phần còn lại là các bạn trẻ tuổi teen của nhiều mái ấm và nam nữ tu sĩ cùng với nhiều giới thanh niên khác.

Ngay từ lúc 14 giờ, Hội Trường đã chật kín người, Ban Tổ chức đã phải sử dụng nhiều ghế phụ, tràn ra cả lối đi.

Sau phần khởi động và các nghi thức thánh hóa buổi học vào lúc 14 h 40, dưới sự điều phối của Sơ Hồng Quế và Thầy Mai Thanh Hoài, vị diễn giả khả kính của chúng ta đã trình bày chủ đề của mình. 

Chọn lựa và những ngã rẽ

Thời đại ngày nay là thời của bùng nổ thông tin, của thực dụng và hưởng thụ, một thời đại mà người ta đã thấy rằng, chỉ trong vài thập niên, nhân loại đã có những tiến bộ đáng kinh ngạc và hết sức lớn lao hơn nhiều trăm năm trước đây cộng lại. Tuy nhiên, các di chứng để lại và hệ lụy của nó đang gây ra cũng không hề nhỏ.

Khi quay cuồng trong nhịp sống hối hả bon chen, người ta sẽ mất đi nhiều thứ và các giá trị sẽ bị xói mòn, đảo lộn khó bề cưỡng chống. Người ta có tất cả, trừ hạnh phúc. Con người đang sở hữu rất nhiều, trừ ra sự bình an. Nói đúng hơn, khi lọt vào vòng xoáy điên đảo mà không nhìn lại mình, người ta dễ nhận được những thứ rất giống với bình an hạnh phúc, nhưng chỉ là hạnh phúc giả và bình an ảo. Ngay cả điều thiêng liêng nhất là Tình yêu, khi ấy, cũng chỉ hình như… là tình yêu, rất giống, nhưng không thật.

Tôn giáo là một bộ phận của xã hội nên khó thể tránh khỏi những ảnh hưởng của thời đại. Nếu thiếu nhìn lại, tôn giáo thay vì là giải phóng giúp con người thăng hoa vươn cao, chỉ còn là một mớ những ràng buộc của nghi thức và những luật lệ nặng nề cấm đoán của một kiểu nô lệ tinh thần. Khi ấy, Luật Chúa không mang lại sự nhẹ nhàng thanh thản của tinh thần tín thác: “Bạn hãy giữ Luật, Luật sẽ giữ Bạn”. Thiếu nhìn lại, đời sống đạo chỉ còn là những chuỗi ngày thực hiện những hình thức có thể là hoành tráng bên ngoài, nhưng thiếu hẳn niềm vui đích thực bên trong. Đi dự lễ không vì những khát khao được gặp gỡ người tình, người cha đang thương mến chờ đợi, nhưng “phải đi lễ” vì sợ bị phạt sa hoả ngục.

Thời đại hôm nay, con người luôn đứng trước nhiều ngã rẽ, những ngã rẽ cuộc đời, những ngã rẽ của các bước chân, ngã rẽ của những tư duy ý tưởng, buộc ta phải chọn lựa quyết định, đang khi những đúng sai, được mất thường trái ngược lẫn lộn.

Ngay cả chuyện “đúng” cũng cần được phân biệt: đúng, rất đúng, đúng hơn và đúng nhất. Tôi phải làm sao, trong thời đại đầy thách đố hôm nay? Câu hỏi mang tính tự vấn này dẫn đến một câu hỏi mang tính giải mã khác, người tôn giáo và không tôn giáo khác nhau ở điểm nào? Phải thưa ngay rằng, không khác nhau gì hết, trừ niềm tin và niềm tin ấy được thể hiện qua đời sống cầu nguyện của họ. Đó cũng là nét đặc trưng, rất riêng của người có tín ngưỡng.

Chúa ở đâu và những tấm gương của sự nhìn lại

Một cách nôm na, ai cũng biết hồi tâm là nhìn lại, là phản tỉnh, là trở về với lòng mình. Hồi tâm chính là lắng nghe tiếng nói phía bên trong từ đó, diễn giả đã đưa ra những tấm gương rất gần gũi, sinh động.

Gần gũi nhất đó là vị cha đẻ ra Apple của thế giới vi tính với iPad, iTune…Cuộc đời và công lao của ông đã là mẫu gương sáng chói về nhiều mặt. Đó là Steven Job, một kẻ mồ côi và đã từng bị đuổi học và thất nghiệp. Ông vừa qua đời cách đây vài tháng. Cả thế giới biết ơn ông. Mọi người đều tôn vinh ông. Thông tin về ông tràn ngập trên báo đài thế giới.

Để được như thế chính nhờ nguyên tắc sống mà ông đã suốt đời kiên trì thực hiện, đó là nhìn lại mình. Trong bài diễn văn năm 2005 tại Đại học Stanford, ông đã nói về điều này :

Ba ba năm qua, mỗi sáng tôi đều soi gương và tự hỏi, nếu hôm nay là ngày cuối cùng đời mình, tôi có muốn làm điều gì hay không. Nếu câu trả lời là không và kéo dài trong nhiều ngày, tôi biết tôi cần phải thay đổi 

Cũng là sự nhìn lại, triết gia nổi danh Hy Lạp Socrate đã xác quyết cách mạnh mẽ : “Một cuộc đời thiếu hồi tâm phản tỉnh, cuộc đời ấy không đáng sống.”

Là người Công giáo ai cũng yêu mến Mẹ Maria, và một điều thật đáng chú ý vì mẹ Maria là người luôn nhìn lại phản tỉnh. Kinh thánh đã nói rất rõ về điều này:  “Maria hằng ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng ”(Lc 2, 19) (Lc 1, 41-55).

Có một người rất lỗi lạc uyên bác, nhưng cũng hết sức buông thả theo những réo gọi của xác thân nhục dục và các lạc thuyết, song, chỉ nhờ biết hồi tâm nhìn lại và đã trở thành vị Đại Thánh của mọi thời đại, chẳng cần nói nhiều, ai cũng biết đó là Thánh Âugustin với bộ sách “Tự thú” nổi danh của Ngài.

Ngay từ thuở thiếu thời, lúc mới 16 tuổi, cậu đã cùng bạn bè xông vào vườn người khác để trộm lê. Không phải hái trộm để ăn, nhưng chỉ rung cây làm cho lê rụng xuống rồi nhặt cho…lợn ăn và thỏa mãn những khoái cảm đặc biệt khi ăn trộm, cũng là khoái cảm và hấp dẫn lôi cuốn của sự tội.

Từ đó, suốt nhiều chục năm sau, việc ăn trộm lê năm 16 tuổi đã thành một ám ảnh mỗi khi hồi tâm nhìn lại, Ngài đã nhận ra một trong các đầu mối sự tội nơi con người. Sự hồi tâm ấy đã là những trải nghiệm tâm linh vô cùng quý báu và luôn hết sức hữu ích cho tất cả những ai muốn nên hoàn thiện của mọi thời.

Cũng từ sự hồi tâm ấy, Ngài đã nhận ra Chúa đang hiện diện ngay trong lòng mình, để phải thốt lên:

 “Ôi ! con đã yêu Chúa quá muộn màng, Chúa ở trong con mà con cứ mãi chạy tìm Chúa bên ngoài. Con thật hư hỏng, khi chạy theo các thụ tạo xinh đẹp”, cùng với những tâm tình gây xúc động đến thắt cả ruột gan :

Lạy Chúa, xin ban cho con sự thánh thiện của Ngài, nhưng…từ từ thôi 

Phút Hồi tâm, 5 bước thực hành

Chiêm niệm trong hoạt động, để nhận định ý Chúa trong đời sống hàng ngày, phút hồi tâm luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong linh đạo của Thánh Inhaxio được tiến hành theo 5 bước:

Để tìm Chúa trong mọi sự, sau khi tĩnh tâm và đặt mình trước mặt Chúa cần tiến hành theo từng bước:

1/ Tạ ơn:

Tạ ơn Chúa đã tạo dựng vạn vật vũ trụ, trong đó có tôi và mọi sự thuộc về tôi. Đó những quà tặng nhưng không và vô giá.

2/ Xin ơn soi sáng

Xin Thánh thần Ngôi ba soi sáng và ban cho tôi ơn can đảm, quảng đại để đáp lại mời gọi của Chúa qua Phút Hồi tâm này.

3/ Nhìn lại ngày qua:

Ôn lại những ngày sống để nhận ra tình thương của Chúa và tôi đã ứng xử thế nào về các điều ấy.

4/ Xin ơn tha thứ và chữa lành

Khi đã nhận ra những yếu đuối, thiếu sót hoặc đam mê tật xấu, xin được tha thứ và chữa lành.

5/ Quyết tâm

Xin được nhạy cảm để nhận ra sự hiện diện của Chúa, quyết tâm đổi mới để xứng đáng hơn.

Tất nhiên, 5 bước trên không bị đóng khung một cách máy móc, nên có thể linh động tùy theo nhu cầu nội tâm và hoàn cảnh. Cũng có những Phút hồi tâm rút gọn cho gia đình hoặc các Nhóm. Tuy nhiên, nên dành đầy đủ hơn cho Bước 1, Tạ ơn Chúa.

Tạ ơn Chúa thật đơn giản nhưng cũng không ít thách đố.

Không ít thách đố khi gặp những điều bất như ý và thất bại trong công việc hoặc bất hạnh trong cuộc sống.

Chẳng dễ dàng gì để nhận đó là ƠN, khi bị tông xe hay nhà cháy. Chẳng dễ dàng gì để nhận đó là ƠN khi vợ ốm, con đau lúc đang bị thất nghiệp. Chẳng dễ dàng gì để nhận đó là ƠN, khi hết lòng trung thành nhưng vẫn bị người thương phản bội bỏ đi.

Chẳng dễ dàng gì để nhận những điều tương tự như thế là ƠN, đã không thấy đó là ƠN, làm sao TẠ ?

Người ta chỉ vượt qua những thách đố ấy trong thẳm sâu thinh lặng.

Cử tọa đã được nghe nhiều bản nhạc rất hay và phù hợp, ví dụ, một bài thơ của tác giả Trăng Thập tự được phổ nhạc : ….Một chút gì rất Chúa, ngay ở giữa đời ta. Chỉ khi lòng rất lặng. Ta mới chợt nhận ra…..

Đặc biệt, ngay phần mở đầu của Phút hồi tâm thực hành đều có những gợi ý : “…Bạn hãy thả lỏng toàn thân, thư giãn và hít vào thật sâu Tình yêu và Sự sống mà Chúa đã ban cho Bạn để tạ ơn…..”.

17 giờ 40. Mọi người thật bất ngờ khi biết Cha Trưởng ban MV Gia đình đã ngồi “ké” nơi cuối lớp để theo dõi từ hơn một giờ trước. Khi được mời lên phát biểu, Ngài đã nói rất ngắn những khát vọng về đời sống tâm linh của giới trẻ là có thật và rất lớn, sự có mặt đông đảo của họ lúc này là một minh chứng cụ thể. Đó là niềm vui không nhỏ.

Phát biểu của cha Trưởng ban cũng chấm dứt buổi học vào lúc 17 giờ 43 phút cùng ngày.

(Mời tham khảo nguyên văn bài học qua phần Audio của trang web: chuongtrinhchuyende.com) 

                                                           *** 

Ngay phần mở đầu buổi học, vị diễn giả hết sức dễ mến đã nói : “…Tôi là một linh mục bình thường, nói chuyện cầu nguyện bình thường của người có đạo…”

Nhưng lúc này, người ngồi bên cạnh tôi đã thì thầm: “Này ông, tôi thấy vị này như một Thiền sư khi ngài nói nhiều đến tấm lòng (CHỮ TÂM) và hít thở. Hít thở “hay” lắm đấy, không tin, xin thử ngay sẽ biết.” 

Tháng mười chưa cười đã tối, đèn đường đã lên từ bao giờ, khoảng sân rộng của TTMV chưa bao giờ đẹp như tối nay, tôi rời TTMV với lòng bình an và nhẹ nhàng hiếm có.

Tôi hít sâu vào lồng ngực một hơi dài thanh thoát, xin bày tỏ lòng biết ơn với diễn giả, biết ơn Chuyên đề và tạ ơn Trời cao về tất cả.

Lm Nguyễn Trung Kiên tường trình 

Xuân Thái tường thuật

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch