GIOI_TRE_LANG_NGHE_1_copyHọc ăn, học nói, học gói, học mở”, chắc hẳn câu nói đó không phải xa lạ với mỗi người chúng ta. Ông bà từ xưa đã khuyên ta nên thận trọng, chú ý đến vấn đề ăn nói, vì điều đó có thể phản ánh được con người ta là ai? Cá tính con người hoàn toàn có thể bộc lộ trong cách giao tiếp và ứng xử hàng ngày. Vì thế, việc học ăn nói quả thật quan trọng.Vậy còn học lắng nghe thì sao?

Từ bé con đã biết nghe

Đối với trẻ con, khoảng tháng thứ 18 đã có thể bập bẹ được vài tiếng nói đầu tiên như “má”, “ba”… Đó hẳn phải là cả một nỗ lực trẻ chú ý lắng nghe, để rồi có thể lặp lại được những từ khiến cha mẹ hạnh phúc như vậy. Thời gian lớn lên, trẻ cũng lắng nghe mọi người chung quanh nói như thế nào về sự vật, hiện tượng để rồi chúng bắt chước nói theo. Đó cũng chính là lí do mà gia đình, họ hàng lúc này phải thận trọng trong lời nói của mình, để trẻ không bắt chước những lời lẽ không hay. Lớn dần, ông bà, bố mẹ, thầy cô, anh chị, mọi người dạy bảo, với hy vọng bé lắng nghe và làm theo những lời dạy dỗ đó. Rồi trong quá trình tiếp xúc với mọi người, đặc biệt là bạn bè ở trường – một trường xã hội đầu tiên, việc lắng nghe cũng dần ảnh hưởng đến suy nghĩ và tính cách của bé.

Và dường như con đã nghe quá nhiều…

Đến lứa tuổi dậy thì, khi tính cách muốn thể hiện mình đã phát triển, thiếu niên ít dành thời gian bên gia đình để tâm sự hay lắng nghe những lời khuyên răn. Cái tôi muốn khẳng định bản thân khiến thiếu niên hướng nhiều suy nghĩ về mình và ít chú tâm suy xét những lời người khác dạy bảo. Dần dà, người trẻ dường như quên mất một kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Đó là kỹ năng LẮNG NGHE.

Bài viết này không đề cập nhiều về phần “Để trở thành một người biết lắng nghe…” mà xin dành thời gian để tự trả lời về một vài gút mắc sau:

Tại sao giới trẻ cần phải lắng nghe?

Xã hội hiện nay người ta có một cái nhìn không mấy thiện cảm về thái độ sống của người trẻ. Họ cho rằng: người trẻ thường vô cảm, vô tâm, hời hợt với cuộc sống, với những gì đang xảy ra xung quanh. Phải chăng đó là sự thật khá buồn của thế hệ trẻ hôm nay? Những lời dạy dỗ, hướng dẫn của người lớn không được giới trẻ đón nhận với thái độ trân trọng và vâng phục.

Lắng nghe là một kỹ năng rất quan trọng và cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là người trẻ. Có nghe và có lắng, sẽ đem lại nhiều điều mới mẻ trong nhận thức của con người.

Lắng nghe những tiếng lòng của các bậc sinh thành dưỡng dục, người trẻ sẽ thấu hiểu hơn về nỗi niềm của cha mẹ, về những vất vả, những trăn trở, những điều tuy-biết-con-không-thích-nhưng-vẫn-làm. Bên cạnh đó, những câu chuyện, những chia sẻ của cha mẹ còn là những bài học kinh nghiệm, là hành trang rất cần thiết để người trẻ bước vào đời.

Lắng nghe bạn bè chia sẻ, đó là một cách thật tuyệt vời để thể hiện tình bạn. Khi lắng nghe, người ta trở nên dễ mến, dễ gần, dễ cười với niềm vui và dễ khóc với nỗi buồn với bạn bè, và nghĩ ra hướng giải quyết cho một vấn đề nào đó.

Lắng nghe đồng nghiệp, lắng nghe đối tác hay cả lắng nghe đối thủ, đó là cách để thu thập thông tin, kiến thức, từ đó có một cái nhìn tổng thể và đưa ra cách giải quyết hợp lý hơn.

Và quan trọng hơn là lắng nghe chính bản thân mình, để biết được mình cần gì?

Còn nhiều cái ích lợi khác từ lắng nghe, vì lắng nghe quả thật là kỹ năng cơ bản và là bí quyết giúp người ta thành công trong giao tiếp. Tuy nhiên, người trẻ vẫn ít lắng nghe người khác.

Tại sao người trẻ không lắng nghe?

Có rất nhiều rào cản trong quá trình lắng nghe mà một người thường vướng phải trong quá trình giao tiếp của mình. Một khuyết điểm dễ nhận thấy nơi người trẻ là cái tôi của họ quá cao. Khi bị đặt ở một vị trí mà phía trên luôn ép mình phải nghe theo người khác, người trẻ luôn muốn được thoát ra để thể hiện mình bằng mọi cách. Và khi đã vượt qua ngưỡng này, cái tôi ấy sẽ mặc sức tung hoành, vì người ta thường cho mình là số 1. Ông bà, ba mẹ với những ý tưởng lỗi thời của thời chiến tranh, bạn bè nhảm nhí với những suy nghĩ của riêng nó. Theo tôi thì, ý của tôi thì… Đó chính là những suy nghĩ sai lầm khiến cho giới trẻ thiếu kiên nhẫn lắng nghe.

Tuy nhiên, mọi thứ không thể nào chỉ là lỗi của bản thân người trẻ. Cách giáo dục của người lớn đôi khi mang tính áp đặt, buộc trẻ luôn luôn nghe mà không được lắng nghe. Trẻ con cũng có nhu cầu và niềm vui khi được chia sẻ và lắng nghe.

Mặc dù người trẻ không kiên định và rất dễ thay đổi, nhưng cũng rất khó lung lay nếu đụng chạm vào vấn đề bản thân. Chỉ khi nào kinh qua những bài học trong cuộc sống, người trẻ mới dần ý thức về tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe.

Lớp học lắng nghe của giới trẻ

GIOI_TRE_LANG_NGHE_2Muộn còn hơn không, xin hãy dành cho chúng con sự quan tâm, để chúng con có cơ hội được nói, được lắng nghe. Biết được niềm hạnh phúc đó, chúng con cũng sẽ biết lắng nghe người khác. Với những xô bồ của cuộc sống bươn trải vì miếng ăn, chúng con hẳn sẽ không có cơ hội để được học mà không phải trả một cái giá khá đắt. Vì vậy, xin cho chúng con được học và thực hành trong ngôi nhà yêu thương của gia đình và Giáo Hội.

“Lạy Chúa, ngày lại ngày, chúng con xin Chúa cho chúng con được lắng nghe Ngài, để chúng con có thể hiểu biết Ngài hơn và theo sát Ngài hơn nữa” (Thánh Ignatio).

- Maria Trần Tâm Anh

Học viên lới KNS khoá 1

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch