FaithNhững hậu quả tiêu cực về mặt xã hội của nạn ly dị đã được nhiều người biết đến, nhưng một báo cáo mới đây cho thấy rằng nó cũng dẫn đến tình trạng xuống dốc về việc thực hành tôn giáo.  Hôm thứ tư, Viện Nghiên cứu giá trị Mỹ đã công bố kết quả của một nhóm học giả trong báo cáo nhan đề :  “Khuôn mẫu gia đình có hình thành đức tin không? : thách thức  Hội thánh phải đối mặt với những tác động thay đổi gia đình.”

Báo cáo cho biết mỗi năm khoảng một triệu trè em ở Mỹ lâm vào cảnh cha mẹ ly dị, và nói chung khoảng một phần tư ngừơi trẻ xuất thân từ những gia đình ly dị.

Các tác giả của nghiên cứu cũng tiết lộ rằng trẻ em của những gia đình ly dị ít giữ đạo khi đến tuổi trưởng thành hơn so với những người từ trong các gia đình nguyên vẹn.

Một nghiên cứu cho thấy rằng hai phần ba những người trong các gia đình hôn nhân nguyên vẹn nói họ thích hoặc khá gắn bó với tôn giáo, trong khi chỉ có một nửa trong số người có gia đình ly dị nói như vậy.

Trong số những người đến tham dự các nghi lễ tôn giáo tại nhà thờ mỗi tuần có hơn một phần ba người trẻ từ những gia đình trọn vẹn so với ¼ từ những gia đình ly dị.

Theo báo cáo, yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đối với những người trẻ trong việc hình thành đức tin của họ là chính việc thực hành tôn giáo của cha mẹ.

Báo cáo ấy nhận định: “Cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tôn giáo của trẻ em sau khi ly dị, nhất là trong một bối cảnh văn hóa khi mà sự dấn thân trong đoàn thể cũng như các hình thức hoạt động dân sự khác đã không còn quy chuẩn được như trước đây”.

Thiếu sự hỗ trợ

Một trong những lý do ảnh hưởng đến số trẻ em có cha mẹ ly dị giữ đạo kém hơn là bởi vì, theo một nghiên cứu, 2/3 trong số đó nói rằng vào thời điểm cha mẹ chia tay, họ không hề được nâng đỡ từ phía giáo hội địa phương.

Một nguyên nhân khác nữa của sự kiện ít đến nhà thờ đối với trẻ là do gia đình ly dị. Những người lớn trong các gia đình ly dị nói khả năng của họ cũng như của con cái đến nhà thờ thường xuyên giảm thiểu một nửa, so với trẻ em trong các gia đình còn nguyên vẹn.

Những người trải nghiệm ly dị cũng nói rằng họ ít có được một sự hướng dẫn về tôn giáo hay về tinh thần trong đời sống gia đình. Một nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có 1/3 những người cha ly dị động viên con cái tiếp tục thực hành đạo trong khi con số ấy là  2/3 trong các gia đình còn nguyên vẹn.

Trẻ em cũng cảm thấy việc ly dị trực tiếp ảnh hưởng trên niềm tin của chúng. Một nghiên cứu trên các sinh viên đại học cho thấy một số đã giải thích rằng việc ly dị của cha mẹ đã làm tổn hại đến giá trị tinh thần cốt lõi của chúng. Một số đông cũng tự nhận mình có đời sống khá tâm linh nhưng không sùng đạo.

Một nghiên cứu khác cũng kết luận rằng những người xuất thân từ các gia đình ly dị không phải là không quan tâm đến việc tìm kiếm ý nghĩa, chân lí, hoặc gắn bó với Thiên Chúa, nhưng họ cho rằng các tổ chức tôn giáo không thể giúp họ làm những việc này.

Một khía cạnh khác cũng được các nhà nghiên cứu khảo sát, đó là liệu cái gọi là những cuộc ly dị ‘tốt’, nghĩa là trong tình trạng ít xung đột và chia tay trong thân thiện, có đem lại điều gì khác biệt cho đời sống tôn giáo của những đứa trẻ không.

Nghiên cứu này cho thấy những người trẻ lớn lên trong gia đình hạnh phúc, hôn nhân tròn vẹn tham dự các nghi thức tôn giáo hai lần hơn các trẻ lớn lên từ những cuộc “ly dị tốt”.

Vì thế, bản báo cáo cho thấy rằng “trong khi các cuộc ly dị tốt thì đỡ hơn các cuộc ly dị xấu, nhưng dù sao nó cũng vẫn là điều không tốt”.

Người tốt

Thực ra, trẻ em từ những gia đình ly dị có ít xung đột hay chia tay trong thân thiện vẫn có lẽ đau khổ nhiều hơn những trẻ nơi có xung đột cao hơn, vì chúng cho rằng nếu những người tốt mà không thể giữ vững được cuộc hôn nhân, thì lỗi là ở định chế chứ không phải do nơi hành vi hủy hoại của cha mẹ.

Bản báo cáo thúc giục Giáo hội cần phải dấn thân đồng hành hơn nữa với những người cha mẹ ly dị và con cái họ. Một mục sư tin lành, trong một chương của báo cáo,  đã gợi ra một số đề nghị để thực hiện những điều này.

Ông nói, các Mục tử và các thủ lãnh giới trẻ cần nỗ lực hơn nữa để tạo ra những mẫu mực của đức tin, đang khi nạn ly dị làm phức tạp vai trò mẫu mực đức tin này mà bình thường vốn do các cha mẹ đảm nhận. Điều cũng quan trọng là lắng nghe những người chịu ảnh hưởng từ những cuộc ly hôn chia sẻ và tạo cho họ một môi trường thuận lợi để đặt câu hỏi và tìm kiếm giải đáp khi họ gặp phải những biến cố.

Chính ngôi nhà thờ hay một căn phòng kế cận được dành riêng làm nơi nương náu quan trọng và là một nơi tiếp đón trẻ em và những người trẻ khi lâm vào tình thế bị phân thân giữa hai bên: ở “nhà mẹ” hay ở “nhà bố”.

Ông nói, “đối với đứa trẻ gia đình ly dị, nhà thờ có thể là nơi đón tiếp và nương tựa vững chắc ở đó người ta sống các hình thức thờ phượng, các bí tích, chơi nhạc, học tập và vui chơi”.

Không chỉ là vấn đề ly dị, một chương trong báo cáo lưu ý chúng ta, chúng ta còn ít biết những hậu quả đức tin với những đứa trẻ xuất thân từ các cặp sống chung không hôn phối, những đứa trẻ được sinh ra từ các phương pháp nhân tạo, và nuôi dạy bởi các cặp đồng tính.

Báo cáo cũng nhắc nhở điều hết sức quan trọng đối với xã hội là gia đình được xây dựng trên hôn nhân bền vững của một người nam và một người nữ.

Rome, January 18, 2013 ( www.zenit.org)

[Xem toàn văn của báo cáo trên: http://www.americanvalues.org/pdfs/SOFSF.pdf]

John Flynnn, LC nguyên tác

Vũ Văn Kích chuyển ngữ

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch