MarriageXã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của con người nâng cao, đặc biệt là nhu cầu về văn hóa. Sự thay đổi của xã hội kéo theo sự thay đổi của mọi quan niệm sống mà tập quán hôn nhân cũng không ngoại lệ. Chính sự tác động đó một phần ảnh hưởng tới ý nghĩa của hôn nhân.

Tuy nhiên, về phương diện nào đó, hôn nhân và ý nghĩa của nó vẫn còn vẹn nguyên trong một bộ phận xã hội, đăch biệt là với những người Công giáo.

Sự tồn tại của hôn nhân Công giáo

Qua từng thời kì phát triển của xã hội, hôn nhân được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Từ chố độ mẫu hệ, đến phụ hệ, đến phong kiến, khi phụ nữ bị coi như những món đồ sở hữu… thì hôn nhân mang nhiều ý nghĩa khác nhau như chính trị, xã hội hay đơn thuần là giao dịch mua bán thích ứng với điều kiện xã hội lúc bấy giờ.

Trong những năm gần đây, dưới góc độ pháp lý – xã hội, hôn nhân được coi như một bản hợp đồng hợp pháp, được pháp luật công nhận ràng buộc hai con người khác giới với nhau cùng với trách  nhiệm về của cải vật chất, con cái. Hôn nhân là sự kết hợp tự nguyện giữa một người đàn ông và một người phụ nữ. Tất cả những hoạt động gia đình của họ sẽ được pháp luật và xã hội giám sát và giải quyết bằng luật pháp. Hôn nhân được pháp luật công nhận và chỉ bị hủy bỏ khi hai người ly dị.

Đối với những người theo đạo Thiên Chúa (đạo Công giáo), hôn nhân không chỉ là sự tự nguyện giữa người nam và người nữ, được pháp luật công nhận, mà còn phải có sự chứng kiến và công nhận của Chúa qua sự chứng giám là thừa tác viên chính thức của Giáo hội. Đó là lý do để “Bí tích hôn phối” là trải nghiệm thiêng liêng nhất đối với mỗi cặp vợ chồng muốn gắn kết với nhau ở Nhà thờ.

Hôn nhân trong thế giới hiện đại có nhiều khác biệt so với thời xưa. Một mặt, hôn nhân ngày nay là sự kết hợp bình đẳng giữa hai con người, chứ không còn là sự phụ thuộc của người này vào người kia. Mặt khác, hôn nhân thời nay không còn bền vững như nhiều năm trước, bởi xã hội hiện đại có quá nhiều thứ chi phối khiến con người cảm thấy lúng túng và mất phương hướng. Tỷ lệ ly dị cao khiến nhiều trẻ em không được nuôi dạy trong gia đình truyền thống. Tình trạng sinh con ngoài giá thú hay cách chọn làm mẹ đơn thân của nhiều phụ nữ đã làm thay đổi nền tảng một gia đình. Ngoài ra, ý nghĩa hôn nhân ngày càng trở nên phức tạp, khi ở một số nơi, người ta cho phép những cặp tình nhân đồng giới kết hôn và được pháp luật công nhận.

Nhưng đối với Giáo hội Công giáo, hôn nhân hiện nay dường như vẫn còn vẹn nguyên sau thời gian dài biến đổi. Sự ràng buộc về thể xác và tinh thần trong hôn nhân Công giáo tạo ra những mẫu mực cho một gia đình truyền thống và làm nền tảng để duy trì mối quan hệ gia đình với xã hội đặc biệt là Giáo hội.

Trong văn hóa  Công giáo, Bí tích Hôn phối luôn đứng ở vị trí quan trọng trong tư tưởng mỗi người. Chúa Giêsu là người đã nâng giao ước hôn phối lên hàng Bí Tích giúp đôi bạn nên Thánh. Muốn đạt được những nguyện vọng viên mãn trong đời sống gia đình, hợp lòng Thiên chúa, người nam và người nữ cần tình yêu thương nhau, hi sinh cho nhau và cho gia đình, cho Giáo hội. Khi kết hôn với nhau, đôi nam nữ chính là sự lựa chọn của Chúa cho tình yêu thương, họ đã gắn kết với nhau “thành một” nên phải hội tụ đủ cả từ tình yêu, trách nhiệm, hoàn thành bổn phận, sinh nở duy trì nòi giống, đạo đức, luân lý chuẩn mực cho gia đình và các thế hệ mai sau.

Giáo Luật điều 1056 quy định: “Những đặc tính căn bản của hôn phối là sự duy nhất bất khả phân ly. Nhờ tính cách Bí Tích, những đặc tính ấy được kiện toàn trong hôn phối Kitô giáo”. Thực tế mà nói “hôn phối duy nhất” là “chỉ có một vợ một chồng” hay “nhất phu nhất phụ” , và “hôn phối bất khả phân ly ” là không “có vấn đề ly dị”. Do đó “một vợ, một chồng là quy luật của Thiên Chúa”.

Như vậy, về phạm vi xã hội, hôn phối là một khế ước giữa một người nam và một người nữ đã tự do kết ước và do đó, có giá trị trọn đời của đôi bạn; về phạm vi Giáo lý Công giáo, hôn phối là một Bí tích do Chúa Giêsu đã lập để thánh hiến tình yêu vợ chồng và giúp đôi bạn hưởng trọn vẹn hạnh phúc và đảm nhận mọi trách nhiệm của hôn nhân. Đôi bạn chỉ là vợ chồng thật trước mặt Giáo hội khi hôn phối của đôi bạn được cử hành đúng theo luật luật Giáo hội. Theo Giáo lý Công giáo, mục đích của hôn phối là vợ chồng tương hỗ nhau về mọi phương diện trong đời sống tâm linh và sinh lý, tinh thần và vật chất, để nhờ đó, đôi bạn chung sức sinh, dưỡng và giáo dục con cái.

Hôn nhân Công giáo trở nên có ý nghĩa trong xã hội

Thật khó để đánh giá được cuộc hôn nhân của mỗi người thành công hay thất bại. Chỉ có những người trong cuộc mới cảm nhận rõ nét về điều này. Có cặp vợ chồng sẽ thực sự cảm thấy hạnh phúc và viên mãn với cuộc sống gia đình hiện tại. Nhưng cũng có nhiều đôi cảm thấy chưa thỏa mãn với cuộc sống gia đình họ đang có. Tuy nhiên, trong gia đình Công giáo, những cặp vợ chồng đó qua năm tháng chung sống, họ vẫn tìm ra cách để khắc phục mâu thuẫn và làm cho cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn. Nét đẹp của hôn nhân Công giáo chưa phải vì họ xây dựng gia đình dựa trên tình yêu, cùng tôn giáo, cùng quan điểm sống… mà vì sau khi giao ước hôn nhân được thực hiện, họ làm cho gia đình của mình được hạnh phúc, sống noi gương theo gia đình Thánh gia. Dù hôn nhân Công giáo là sự kết hợp tự nguyện hay sắp đặt thì nếu đã chính thức kết hôn, hai vợ chồng phải nỗ lực rất nhiều để có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc và có ý nghĩa.

Người Công giáo đặt sự chung thuỷ và tôn trọng lẫn nhau lên hàng đầu, đây chính là tiền đề cho gia đình bền vững và hạnh phúc. Mỗi người nên tự nhận ra sai lầm của mình và sẵn sàng tha thứ cho bạn đời. Ngoài việc nghĩ tới cảm nhận bản thân, mỗi người trong cả vợ và chồng đều nghĩ cho mọi người trong gia đình, luôn cân nhắc trong lời lẽ, cư xử và lối sống, làm tấm gương và bài học cho con cháu sau này.

Được học qua những lớp Giáo lý về hôn nhân, các bạn trẻ khi đến với nhau được quyền tìm hiểu người bạn đời tương lai của mình, có thời gian quan sát, nắm bắt và học hỏi sinh hoạt, thói quen, lối sống trong gia đình tương lai, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn cho chọn lựa hiện tại là đúng hay sai. Ngoài ra, trong quá trình tham gia học Giáo lý, hơn những bạn trẻ khác, những bạn trẻ Công giáo được trang bị kĩ lưỡng những kiến thức cơ bản về tâm sinh lý giới tính, những ứng xử văn hóa gia đình, và cách khắc phục những sai phạm của mình cũng như người bạn đời trong tương lai, để cuộc sống gia đình hoàn thiện hơn. Đây cũng chính là điều đặc biệt của hôn nhân Công giáo mà xã hội chưa có. Điều này giúp củng cố thêm quan điểm người Công giáo ít có trường hợp li dị hơn người “đời”.

Bí tích hôn phối là một màu nhiệm Chúa ban cho loài người, là nét đẹp trong văn hóa Ki tô giáo. Với những giao ước được thiết lập nơi Nhà thờ, mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình sẽ thăng tiến hơn trong hôn nhân, làm cho gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển tốt đẹp hơn. Bí tích Hôn phối đã, đang, và sẽ mãi tồn tại trong Cộng đồng Công giáo nói riêng và trong xã hội mọi thời đại nói chung.

Maria Anh Thư                          Nguồn: GP Nha Trang Online

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch