Tọa đàm “Văn hóa đọc thời hiện đại” diễn ra tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn vào chiều ngày 10/05/204, đã đem đến cho hàng trăm khán thính giả những kiến thức mới mẻ và nhiều điều thú vị khi tìm hiểu về giá trị của sách trong đời sống con người.

Đây là một trong những tọa đàm ghi dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng khán thính giả qua sự trình bày nhiệt tình của 5 diễn giả:

- Ths. Phạm Thị Thúy, Chuyên viên Tư vấn Tâm lý, Giảng viên Đại học Hành Chánh

- Chị Dương Ngọc Hân, Trưởng phòng biên tập của Công ty Trí Việt (First News)

- Thầy Giuse Nguyễn Văn Quýnh, Giảng viên môn Ngữ văn.

- Anh Trần Thiện Tùng, Nhân viên truyền thông, Đài Tiếng Nói Việt Nam.

- Ông Phạm Văn Út Linh, Trưởng nhóm Facebook+, người tự học nhờ tự đọc.

1. Vào chuyện

Một đời người chỉ sống vài chục năm, như Thánh Vịnh 90 đã nói: “Mạnh giỏi chăng là được tám mươi”. Nhưng sách là kinh nghiệm và kiến thức được tích lũy từ bao thế hệ tiền bối, đã giúp cho những kẻ hậu lai hiểu biết được các nền văn minh nhân loại từ cổ chí kim, dạy cho chúng ta những bài học thâm thúy và sâu sắc mà ở trường học không thể có được.

Đó là chia sẻ mở đầu của Thầy Giuse Nguyễn Văn Quýnh. Thầy đồng tình với câu nói của một văn hào: “Một quyển sách hay là một người bạn tốt”. Tuy nhiên, Thầy đưa ra câu phản đề của Mạnh Tử: “Hoàn toàn tin sách thà chẳng có sách thì hơn”. Vậy ta phải có thái độ nào khi đọc sách? Và hoàn toàn tin sách nghĩa là gì?

Theo Thầy Giuse, hoàn toàn tin sách là học theo sách, tin theo sách, bắt chước theo sách một cách mù quáng, không biết suy xét phán đoán. Sách nói đúng thì theo đã vậy, nhưng sách nói sai cũng chẳng biết. Có người cứ xem sách là một tiêu chuẩn, những gì sách viết là đúng, là hay. Từ đó, nhất nhất làm theo sách. Như thế, đọc sách còn có hại nhiều hơn có lợi. Vậy, hoàn toàn tin sách có hại như thế nào?

Đới với sách nhảm nhí, hoang đường, khiêu dâm, cái hại đã quá rõ ràng. Tin vào chúng thì tình cảm, lý trí ta sẽ bị đầu độc, dẫn đến hành động điên cuồng.

Đối với sách không lành mạnh thì như vậy, nhưng với những sách đúng đắn thì hoàn toàn tin sách có hại không? Tuy rằng không hại như loại sách trên, nhưng hoàn toàn tin theo không phải là không có hại.

Đối với sách tiểu thuyết tâm lý xã hội, dã sử, nếu tin tưởng một cách mù quáng, ta sẽ vô tình bắt chước theo các nhân vật trong sách mà hành động phi thực tế, có khi đi đến chỗ lập dị hay không tưởng… Bởi lẽ, nhân vật trong tiểu thuyết thường được tô vẽ, phóng đại, lý tưởng hóa. Tin vào đó, lắm khi thất vọng, vì “Đời không như tiểu thuyết”.

Còn đối với sách luân lý đạo đức, hoàn toàn tuân theo những giáo điều trong đó có hại gì không? Giá trị của luân lý cũng thay đổi theo không gian và thời gian. Có những điều ở thời này thì đúng, ở thời khác thì sai. Nếu ta cứ tin và áp dụng một cách máy móc, nhiều khi thành ra lỗi thời và lạc hậu. Chẳng hạn, thuyết Tam Tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), quan niệm Trung Quân (quân xử thần tử, thần bất tử bất trung) ngày xưa không còn hợp với ngày nay, mà phải sửa chữa cho thích hợp.

Vì vậy, dù rằng sách hay mà cứ tin mù quáng vào sách để xa rời thực tế, chúng ta sẽ trở thành lỗi thời, lạc hậu, nô lệ tư tưởng, tác hại lý trí… Tuy đọc sách cần thận trọng, nhưng không phải vì quá thận trọng mà chúng ta thành ra sợ sách. Để kết thúc, Thầy Giuse đưa ra nói của học giả Hoàng Định Kiên: “Kẻ sĩ phu ba ngày không đọc sách, soi gương thấy mặt mũi đáng ghét, nói chuyện lạt lẽo khó nghe”.

Van_Hoa_Doc._JpgCô Phạm Thị Thúy lại nhấn mạnh đến giá trị của sách ở nhiều khía cạnh, mà điểm nổi bật nhất là nó cung cấp cho con người những kỹ năng mềm, kỹ năng sống, có thể áp dụng tức thời và đem lại hiệu quả lâu dài. Người không đọc sách thường chỉ có thể trò truyện với những người họ thích; ngược lại, người ham đọc sách thì giao tiếp, hòa hợp được với tất cả mọi người. Sách đem lại cho người đọc kiến thức đa chiều. Khi chúng ta đọc sách, chúng ta dễ dàng bàn luận các đề tài với người khác, xóa mờ khoảng cách giữa ta với người.

Điều quan trọng của việc đọc sách là phải đọc được giữa hai dòng chữ, tức là đọc được thông điệp mà tác giả muốn nói, đồng thời phải đối thoại được với sách, với những nhân vật trong đó, để từ đó, chúng ta xác định được những gì có thể ứng dụng, những gì cần phải thay đổi. Đây là quan điểm tương đồng với Thầy Nguyễn Văn Quýnh khi đưa ra phản đề trong việc thẩm định độ tin cậy của sách.

2. Văn hóa đọc hiện nay

Theo Chị Dương Ngọc Hân - Trưởng phòng biên tập của Công ty Trí Việt (First News) một người vừa đọc sách vừa làm sách - chia sẻ: Văn hóa đọc của người Việt hiện nay rất "buồn". Thị trường sách hiện nay rất nhiều sách hay, nhưng người đọc sách thì lại rất ít; hơn nữa, người đọc lại không biết chọn lọc. Thanh niên hiện đang có xu hướng chạy theo những loại truyện vô tình. Vì thế, hơn bao giờ hết, các bậc phụ huynh và những người hữu trách cần có trách nhiệm với chính bản thân mình và làm gương sáng cho con em trong việc chọn lựa và đọc sách. Nếu như internet tiện lợi, trên đó có cả kho tàng kiến thức, thì sách có ưu điểm nổi trội hơn, vì sách là kho tàng kiến thức đã được thẩm định về nội dung, đem đến sự an toàn và chính xác cho người đọc.

Con người sinh ra, ngay từ thuở lọt lòng đã tập ăn, khi lớn lên vài tháng tuổi, bắt đầu tăn dặm, rồi sau đó, cơ thể thích nghi với môi trường sống, và dễ dàng tiếp nhận các đồ ăn dành cho người lớn. Cũng vậy, trẻ em cần được hướng dẫn đọc sách giống như tạo chất đề kháng cho các em, để sau này, khi tiếp cận các thông tin hỗn tạp, các em biết phân định tốt xấu, đúng sai, và biết cách chọn lọc thông tin. Tuy nhiên, ngày nay, dường như các em nhỏ đang bị "hổng" nhiều về việc đọc sách, các em thiếu đi lòng say mê đọc sách bởi không được phụ huynh hướng dẫn ngay từ ban đầu.

Anh Trần Thiện Tùng - Nhân viên truyền thông, Đài Tiếng Nói Việt Nam - cho rằng: Mạng xã hội cũng có nhiều điều hay. Theo anh, mỗi thời kỳ đều có những thay đổi và buộc con người phải thích nghi. Với internet, nếu chúng ta có kỹ năng khai thác thông tin thì ta sẽ có một kho tàng thông tin vô tận. Nhưng internet lại ảnh hưởng không nhỏ tới việc học và đọc của các em. Hiện nay, trẻ em học quá nhiều, thời gian đọc sách để nuôi dưỡng niềm tin và tâm hồn trở nên thật ít ỏi. Vì thế, nên chăng các dịp lễ tết, người lớn có thể bớt lại số tiền cho các em, thay vào đó, mua sách để tặng các em. Anh cũng đưa ra giá trị biến đổi cuộc sống, đất nước của việc đọc sách, trong đó phải kể tới cuốn "Khuyến học" (tác giả Fukuzawa Yukichi) - sách gối đầu giường của người Nhật, đã làm thay đổi đất nước "Mặt trời mọc".

3. Kỹ năng đọc sách

Từ thực trạng của cuộc sống đương thời, con người ngày càng "sống vội", "sống nhanh" thì việc đọc sách và nghiền ngẫm sách dường như đang là thách thức đối với nhiều người. Chia sẻ về điều này, Ông Phạm Văn Út Linh - Trưởng nhóm Facebook+, người tự học nhờ tự đọc - bộc bạch: Tuổi trẻ của ông bị cuốn đi theo chiến tranh, khi cuộc chiến tàn, ông trở về. Lúc đó, việc trở lại mái trường với ông không thực hiện được. Và ông chọn con đường đọc sách để tự đào luyện mình. Trước khi đọc, ông luôn tự hỏi mình thích gì và học gì? Rồi ông vừa đọc vừa trải nghiệm những kiến thức. Đối với ông, khi đọc sách, nếu thấy mình sai thì ông tự sửa mình, nếu sách viết chưa đúng thì ông cũng tự điều chỉnh lại. Như vậy, ông đã kiên nhẫn đọc và thực hành, và sách đã và đang đem lại cho ông những cảm nghiệm, những bài học vô giá, mà không dễ tìm ở những nơi khác. Nhờ việc đọc sách, ông gặt hái những thành công không nhỏ trong cuộc sống, quá khứ cũng như hiện tại.

Bàn về việc đọc sách sao cho ích lợi, Thầy Giuse chia sẻ: Thường có 2 cách đọc sách: đọc nghiền ngẫm và đọc ngấu nghiến. Nếu ta chỉ đọc ngấu nghiến thì chẳng lợi ích gì. Nhưng nếu biết đọc nghiền ngẫm, suy nghĩ, cân nhắc cái hay cái dở trong sách thì đáng khuyến khích. Hơn nữa, ta còn phải phát triển những điều hay đã thu thập trong sách. Biết áp dụng kinh nghiệm trong sách vào cuộc sống, vào việc học tập hằng ngày. Lúc đó, việc đọc sách mới thú vị, và bản thân ta mới tiến bộ. Thầy vui vẻ tâm sự về chính bản thân đã được biến đổi cách ngoạn mục nhờ đọc cuốn “Đắc nhân tâm”. Cuối cùng, Thầy kết luận bằng một câu của sách Trung Dung: “Học cho rành, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng tỏ, làm cho hết sức”.

Bàn về kỹ năng đọc sách, nhiều khán giả đã sôi nổi chia sẻ kinh nghiệm. Khi chọn sách, chúng ta hãy tự hỏi mình cần loại sách gì? Nếu để làm một bài luận văn hay một đề tài, chúng ta hãy đọc lướt cuốn sách, chọn ra những mục liên quan rồi đọc kỹ phần đó. Với cuộc sống hiện nay, chúng ta cần chọn cách đọc nhanh và chỉ ra những chỗ quan trọng để nghiền ngẫm. Đọc sách theo phương pháp "bóc trứng", đọc lướt rồi đọc kỹ, là cách thức phù hợp với phần lớn cuộc sống nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, không phải loại sách nào cũng áp dụng phương pháp đó, bởi vì có loại sách đòi hỏi ta phải nghiền ngẫm và đọc chậm để suy tư và hiểu điều sách nói. Đọc sách và đối thoại với sách, hiểu được ý nghĩa giữa hai dòng chữ là cả một nghệ thuật mà chúng ta cần phải học hỏi và trau dồi, nó là cả một tiến trình lâu dài.

4. Ý kiến khán thính giả

Bên cạnh đề tài bàn luận, các diễn giả luôn khuyến khích khán thính giả chia sẻ những cảm nghiệm về việc đọc sách. Các khán giả hăng say phát biểu về những cuốn sách mà mình yêu thích. Nhiều người rút ra được trải nghiệm thú vị khi đọc cuốn "Sống đúng mục đích" của Mục sư Rick Warren, hay cuốn "Đắc nhân tâm" của Dale Carnegie được nhiều người yêu thích. Nó đem đến sự thay đổi về nhận thức và hành vi ứng xử, giúp con người trở nên tự tin và "biết sống" hơn.

Buổi tọa đàm đem lại cho người tham dự nhiều cảm thức mới mẻ về đọc sách, nhen nhóm lên ngọn lửa đam mê yêu sách và thích đọc sách trong lòng người tham dự.

Theo đề nghị của khán giả, cô Phạm Thị Thúy đã đưa ra một số đầu sách về kỹ năng mềm, khuyến cáo các bậc phụ huynh cũng như các bạn trẻ nên đọc, như:

  1. Phát triển lòng tự tin và tạo ảnh hưởng bằng diễn thuyết (Nghệ thuật nói trước công chúng),
  2. Đắc nhân tâm, Dale Carnegie
  3. Quẳng gánh lo đi mà vui sống, Dale Carnegie
  4. Bí quyết thuyết trình của Steve Jobs, Carminel Gallo.
  5. 10 bí quyết thành công của những diễn giả tài năng nhất thế giới, Carminel Gallo
  6. Thật đơn giản thuyết trình, Richard Hall
  7. Nghệ thuật thuyết giảng, tranh luận, điều hành trước quần chúng, GS Trần Quang Thuấn
  8. Nói như OBAMA, Shell Leanne
  9. Khuyến học, Fukuzawa Yukichi
  10. Giận, Quyền lực đích thực, Thiền cho người bận rộn, Thầy Thích Nhất Hạnh
  11. Ngọc sáng trong hoa sen, Nguyên Phong dịch của FN
  12. Các sách của tác giả OSHO

Phong Linh                                         Nguồn: Chương trình Chuyên Đề

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch