Một người bạn của tôi cách trên chục năm, vào tuổi 70, ông hỏi tôi xem ông có xứng  đáng là một người cha hay không ! Tôi trả lời ông : cho tới lúc này không có gì đáng trách. Tôi nói thế vì ông thành công trên cuộc đời, con cái ông lúc này đã có danh phận. Tôi nói : cho tới lúc này có nghĩa là chưa hẳn trong tương lai ông có xứng đáng làm cha hay không.

Tôi mất cha từ lúc sáu tuổi đời. Cha mất sớm, tất cả chỉ còn người mẹ thân quí ở mãi với tôi cho tới ngày mãn phần lúc cụ một trăm tuổi. Cả đời tôi lớn lên không có sự hướng dẫn của cha mà người đời nghĩ cha là mẫu mực, là hình ảnh hướng dẫn trên cuộc đời cho đứa con như tôi. Bạn tôi cũng thế, anh mất cha từ lúc còn bé tí. Anh thường kể lúc bố chết, ông nội giận quá, lấy  roi quất cho ba cái, mặc dầu lúc đó chỉ là cái xác không hồn!

Tôi nói thế để chia sẻ với bao nhiêu người mất cha từ lúc thiếu thời. Thế rồi cuộc đời trôi nổi của những đứa con mất cha sớm, chúng vẫn phải sống, phải  thích nghi với cuộc sống. Cuộc sống đầy trôi nổi, đầy gian truân và cô quạnh. Những bước đi của tôi trên cuộc đời khởi sự từ những bước đi dò dẫm từng li từng tí để khỏi bị vấp ngã. Những lúc tập tễnh bước chân vào đời ở một xã hội thiếu thốn, tôi phải lăn lưng vào đời sớm cho tấm cơm manh áo. Vừa đi học vừa kèm trẻ em, bữa cơm khi nóng khi nguội. Tôi ở trong một túp lều với chồng của chị Minh, nữ y tá trong trường. Chị nhờ tôi về ở để dạy cho hai đứa cháu trai, không lương, chỉ có hai bữa ăn và ở nhà không phải trả tiền. Chồng chị là người Nhật, sau chiến tranh anh ở lại lấy vợ Việt, nói sõi tiếng Việt. Lúc đó anh bị phổi. Nhà chị làm cho anh một túp lều bên chỗ đất bồi của rảnh nước trong lối xóm. Vợ anh giới thiệu tôi cho anh và anh vui vẻ đón nhận người bạn chia phòng mới. Lều đủ chỗ cho hai chiếc ghế gấp, nền đất, mỗi khi quét nhà phải rảy nước cho đỡ bụi. Lúc đó tôi có hai chiếc áo sơ mi và một manh quần kaki. Ngày thứ bảy giặt quần áo để chúa nhật đi lễ. Cuộc đời của một đứa con mất cha sớm! được gói ghém trong mẩu chuyện nhỏ tôi vừa kể.

Năm đó tôi thi đỗ và bắt đầu đi dạy học. Tôi từ giã gia đình chị Minh, từ giã hai đứa học trò của tôi. Tôi ra ở riêng. Khi bắt đầu đi dạy học, tôi vẫn phải cắp sách đến trường. Thường ngồi ghế cuối vì tới trễ, sau khi rời nơi dạy học của mình. Cũng may tôi lại đỗ luôn năm đầu đại học nên có trớn cho những bước đi kế tiếp. Những đứa con có cha, theo tôi nghĩ nó rất sung sướng, không hiểu đa số có biết không. Một ví dụ tôi xin kể ra đây. Tôi có một người bạn cùng lớp trong năm thứ hai đại học. Anh là em của một bác sĩ là bộ trưởng một bộ nọ họ Lý, đi đâu cũng lái xe. Hai chúng tôi kết nhau vì hai đứa thường được một giáo sư họ Nguyễn mời lên bàn thày ngồi để giảng truyện Tống Chân Cúc Hoa

( truyện tảo hôn ). Lâu lâu ông thày quý học trò, có mời hai chúng tôi tới nhà uống trà. Tôi nâng nưu những chén trà cổ của ông cụ thày để lại. Tôi nghĩ mình lúc đó giống công chúa lọ lem, ngồi bên bạn con nhà giầu và đối diện với thày là người được cha mẹ cho đi tây học. Thày là bậc thức giả, lúc đó mới từ Sorbone về với bằng tiến sĩ văn chương Pháp mà được chỉ định dạy môn văn chương Việt Nam. Vì thế thày gọi tôi lên ngồi giảng bài cho đồng môn! Tôi kể chuyện này để bạn có cái nhìn khác biệt giữa người con có cha và người con mất cha từ  nhỏ như tôi! Sự khác biệt giữa tôi và người bạn con nhà giầu, sự khác biệt giữa tôi và ông thày khoa bảng được cha mẹ đi du học trở thành bậc thức giả.

 Những năm bắt đầu đi vào đời, tôi thấy ở sở một số người không làm việc mà chỉ ngồi  nói chuyện với xếp (sau này tôi biết những người này hay tới thăm xếp, dọn nhà cho xếp). Tôi cũng thấy có những người nhờ quen thuộc nên dễ dàng xin vào làm việc. Những người như tôi, vì không thân thích nên phải gồng lưng làm việc, vì chỉ có cách này mới được chủ tin dùng và việc làm mới được lâu bền. Cũng thế mà cả cuộc đời tôi đếm việc không tới mười, việc nào cũng lâu. Có một việc thiện nguyện tôi làm được 32 năm và khiến tôi vui khi hoàn tất việc này.

 Vì không có ngườI cha hướng dẫn, tôi phải tìm những hoàn cảnh liên hệ với những người tôi quen biết. Hầu hết họ là những người lớn hơn tôi một hay hai thập niên. Hoàn cảnh đưa lại do tình cờ, do quen biết và cũng do họ quí tôi vì sự làm việc và tư cách của tôi. Bởi không có cha nên tôi cần một số người gần như thay cha để tôi học hỏi. Trong sự liên hệ này, tôi tìm được những bài học thật quí giá mà nhiều người dù có cha cũng không hẳn có hoàn cảnh học được như thế. Trong sự liện hệ này tôi tìm thấy một số mẫu mực cho cuộc sống của tôi. Tôi tìm được những người mẫu cho cuộc đời mình, vì họ vừa là người hướng dẫn (mentor ), vừa là bạn tương thân, vừa là chỗ hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Ở điểm này tôi tìm ra hình ảnh một ngưòi vừa là cha, vừa là bạn đồng hành trong cuộc đời. Đó cũng kinh nghiệm quí giúp tôi sau này biết xử trí và nuôi dưỡng các con tôi trong vai trò một người cha gương mẫu và làm người bạn đời của các con tôi. Do đó tôi đã giúp cho các con tôi chập chững đi vào đời và dân dà chúng trưởng thành trong sự ấp ủ của  tình phụ tử. kết quả các con tôi cho tới lúc này lớn nhất 55 tuổi, trẻ nhất 43 tuổi lúc nào cũng gần gũi bố để bàn những chuyện lớn bé trong đời sống thường nhật, lúc vui cũng như lúc buồn. Khi gặp khó khăn biết trao đổi ý kiến và tìm một giải pháp tốt đẹp nhất để  giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.

 Năm hai mươi chín tuổi tôi có đứa con đầu lòng. Niềm vui không thể tả được của một người cha được ãm đứa con trong tay. Tôi ao ước được sống lâu để các con tôi không vì mất bố mà sống cô quạnh như bố nó đã trải qua cuộc đời! . Tôi biết những đứa con không được ấp ủ, không được chăm sóc, lúc lớn lên nó lạnh nhạt với mọi người, nó thiếu nhiệt huyết, nó thiếu những động lực !

 Những đứa con sinh ra sau này tôi cũng có những cảm xúc như lúc có đứa con đầu lòng  và trao tặng cho các con tất cả tâm tình của tôi. Tôi thương yêu con, nhưng không làm cho con bị hư vì quá nương chiều. Tôi không đánh con bao giờ vì cả đời tôi không bao giờ bị đánh đập. Tôi tôn trọng nhân phẩm của các con tôi vì tôi nhìn thấy hình ảnh của Thiên Chúa trong chúng mà tôi có bổn phận phải giúp đỡ và nâng nưu cho con cái thăng tiến trong cuộc đời. Tôi giúp các con để chúng có thể lựa chọn trong các quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình. Tôi luôn giữ cương vị một người cha mẫu mực, ít nói vì nói nhiều con không nghe, nhưng làm những việc tốt là ngôn ngũ hiệu quả nhất trong việc giáo dục con cái.

 Trong những năm tháng mà tôi thường phải đi công tác xa gia đình, đi vào trận mạc. Tôi phải xa vợ con là điều rất khó khăn cho tôi. Ở phía cạnh nhà chúng tôi ở, có một tượng Đức Mẹ được đặt lưng chừng trên cây si. Cả lối xóm thường tụ tập đọc kinh vào tối thứ bảy. Khi rồi nhà đi từ hai tới ba tuần vào chiến trường, tôi đứng cầu xin Mẹ cho tôi được trở về để được nhìn thấy ảnh Mẹ và được nhìn thấy mặt vợ con. Đức mẹ đã nhận lời cầu của tôi. Tạ ơn Đức mẹ !.

 Trải qua những cơn cuồng phong lênh đênh trên biển cả. Sống lay lắt trong trại tỵ nạn. Lúc này tôi lại được gần gũi và chăm sóc các con. Tạ ơn Bề Trên vì tôi không phải lầm lũi trong những trại tù cải tạo lâu năm! Chúa đã gìn giữ và bảo vệ tôi.

 Đến bến bờ tự do, tôi được đề nghị đi học để trở thành những người có chúc vụ trong giáo hội. Tôi phải suy nghĩ nhiều và nghĩ rằng làm cha cũng là một sứ vụ. Tôi đã vì con mà từ chối không nhận việc  mà bạn tôi đã nhận để rồi trở thành nổi tiếng, lăn lóc vào sứ vụ mà bỏ bê gia đình của mình! Vậy lựa chọn nào đúng? Tôi không có câu trả lời. Tôi chỉ biết tôi muốn gần các con để sống và đồng hành với chúng, để bù lại những năm tháng tôi đi công tác xa gia đình, xa các con tôi .

 Cách đây hai thập niên tôi có viết một bài ‘ Quà Father’s Day’, đăng trên mạng Dũng Lạc, Sau đó nếu tôi không lầm thì bài đó cũng được báo ĐMHCG trích đăng.  Sau hai năm gác bút vì tôi quá bận trông coi bệnh nhân. Hôm nay tôi lại cầm bút viết cho đọc giả, cho các con tôi và cho chính tôi. Cầu chúc ơn an lành cho những người cha và những người con trong  ngày hiền phụ: Happy Father’s Day.

 Houston May 21th, 2020.

Trần Khánh Liễm.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch