Trong buổi ghi hình cho chương trình Gia Đình Tôi tại Clara Studio số mới nhất, anh chị em chúng tôi đã tiếp tục trao đổi với nhau về một số hệ lụy liên quan đến đề tài “ngoại tình”. Thí dụ, ảnh hưởng đến vợ, chồng, con cái, và danh dự... Nhưng một trong những hệ lụy được cho là quan trọng nhất, đó là ngoại tình có thể dẫn đến ly dị!

Nhiều người, nhất là nam giới thường cho rằng thói trăng hoa chỉ là chút hương sắc cho đời sống tình cảm. Ngược lại, nhiều phụ nữ lại quá ngây thơ nghĩ rằng đàn ông đi đâu thì đi, nhưng cuối cùng rồi cũng về lại căn nhà của mình. Nhưng thực tế đã không như vậy, Tú Xương đã diễn tả về con người cũng như thói trăng hoa của ông: 

 “Một trà, một rượu, một đàn bà,

Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.

Chừa được thứ nào hay thứ nấy,

Có chăng chừa rượu với chừa trà”.          

 Điều này cũng là một cái nhìn về bất cứ ai nếu vướng vào cái thói khó chừa, khó bỏ này.

 Ngoại tình dưới cái nhìn của tâm lý có thể coi như một thứ bệnh. Nó khó chẩn đoán, không dễ chữa trị, nếu người bệnh không có một quyết tâm mạnh mẽ, dứt khoát, và sự nâng đỡ, khuyến khích, tha thứ của người phối ngẫu.

 Gọi ngoại tình là một căn bệnh vì nó có triệu chứng cả tâm sinh lý lẫn ảnh hưởng xã hội. Trước hết, người bệnh luôn luôn bị thôi thúc bởi những ham muốn của thú vui nhục dục. Họ tự coi mình như những người hiểu biết, có danh vọng, quyền lực, sắc đẹp, sức quyến rũ và tiền bạc, nhưng qua hành động ngoại tình lại cho thấy họ là một con người thiếu trưởng thành về tâm lý: thay đổi, ham mới, nới cũ, gian dối vợ hay chồng, không giữ được lời thề hứa của tình yêu, yếu đuối trước những đòi hỏi của bản năng, và nhất là không mạnh mẽ, cương quyết từ chối những cám dỗ. Ngoài ra, họ cũng là người không minh chứng được bản lãnh trước những thôi thúc của bạn bè, của những cuốn hút xã hội. Tóm lại, ngoại tình dù là thời Tú Xương hay thời nay nó luôn luôn vẫn là một căn bệnh tâm lý và xã hội.

 Hậu quả của căn bệnh ngoại tình là dẫn đến cãi vã, đổ vỡ, bất hạnh trong hôn nhân, và cuối cùng là kết thúc bằng ly dị. Ngoại tình ở Hoa Kỳ được coi như yếu tố dẫn đến 20-40% các cuộc ly dị. Trong số họ, 61% vẫn đang sống trong đời sống hôn nhân, so với 34% đã ly dị hoặc ly thân. Đây là kết quả trên the American Psychological Association. Nov. 6, 2019.

 Theo một nghiên cứu của viện Gallup, 62% người phối ngẫu cho rằng họ sẽ ly dị vì lý do ngoại tình, trong khi 31% coi đó chỉ là một vấn đề. 

 Một khảo cứu khác của National Institutes of Health cho biết 88% các người phối ngẫu phàn nàn rằng ngoại tình là lý do chính dẫn đến chia ly trong hôn nhân.

 Tóm lại, hệ lụy lớn nhất của ngoại tình là ly dị, mặc dù vẫn có những người cho rằng cùng lắm nếu vợ chồng không đem lại hạnh phúc cho nhau thì cứ cho nhau một con đường sống, sau đó coi nhau như bạn bè.

 Mới nghe qua ai cũng tưởng đó là một giải quyết nhân bản, văn minh và trưởng thành, nhưng thực tế mấy ai đã ly dị vì người thứ ba và sau đó lại coi nhau như anh em, như bạn bè? Thoáng nghĩ chúng ta cũng thấy rằng đó là một lối ngụy biện. Một hình thức bào chữa mang màu sắc khôi hài. Khi sống bên nhau mà còn không thương yêu nhau, không hạnh phúc với nhau, không coi nhau như anh em, như bạn bè thì sau khi đã ly dị, mà ly dị vì lý do ngoại tình lại có thể thân thiết như không có chuyện gì xảy ra. Sau đây chỉ là một và thí dụ:

 Một người ngoại tình sau này đã ly dị và cưới người tình nhỏ. Người ngoại tình thứ hai sau một thời gian nồng nàn, yêu đương, người chồng đã về lại với gia đình. Cả hai đàn bà nạn nhân này đã khóc lóc, cãi vã, năn nỷ và sau cùng xử dụng phương pháp “đánh ghen”.

 Người vợ thứ nhất đã đến tận nhà tình địch, lớn tiếng chửi rủa, và đòi phải trả lại chồng cho chị. Người tình địch đã nhìn nạn nhân và mỉm cười mỉa mai: “Chị coi lại chị kìa, vừa xấu xí, vừa chua ngoa. Tôi có giật chồng chị đâu mà bảo trả lại chồng chị cho chị. Tôi cũng đâu dùng đến đồng tiền lẻ nào của chồng chị để sống, tôi dư sức tự lập mà. Nhưng một tin này tôi muốn chị biết, đó là tôi đã có thai với chồng chị rồi!”

 Người vợ thứ hai tuy cũng rất đau đớn, nhưng đã biết tự kìm chế và nhẫn nại. Tại nhà tình địch, chị không lớn tiếng, kêu gào nhưng đã nhẹ nhàng mà thẳng thắn nói cho chồng chị biết về những gì đang chờ đón tại nhà, nhất là tương lai các con. Nhờ sự tế nhị, quảng đại tha thứ của chị đã thức tỉnh người chồng trăng hoa. Hôn nhân của chị đã vượt qua được cơn sóng gió tưởng nhận chìm con thuyền hạnh phúc.

 Có những cặp vợ chồng đến với văn phòng tôi, họ rất hăng hái và xem như mong muốn sớm chấm dứt mối lương duyên của mình vì liên quan đến ngoại tình. Họ viện dẫn rất nhiều lý do, và bên nào cũng có lý để bảo vệ lập trường của mình. Nhưng kết quả chỉ sau một thời gian ly dị, cuộc sống cả hai đều không mấy lạc quan. Người mất vợ, kẻ mất chồng, hai người đều không ai vui vẻ. Tội nghiệp nhất là ba đứa trẻ. Người có cuộc tình mới rồi cũng xảy đến tình trạng “cơm không lành, canh không ngọt”. Theo tài liệu khảo cứu, những người đã ly dị một lần, thường có khuynh hướng dễ dàng ly dị lần hai hoặc lần ba. Một cách đặc biệt đối với phụ nữ, theo những tài liệu khảo cứu, nữ giới sẽ là người thua thiệt hơn sau khi ly dị.

 Ly dị vì ngoại tình. Nhưng trong hôn nhân, nhất là hôn nhân đã có con cái thì việc ly dị không chỉ đơn thuần là đánh mất hạnh phúc lứa đôi, gây ra những vết thương lòng rất khó hàn gắn, làm tan nát gia đình, gây ra những cảm tình tiêu cực từ phía người thân, bạn hữu, nhưng nhất là ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con cái.

 Người cha hay người người mẹ đừng tưởng rằng mình chu cấp một số tiền nào đó để người kia nuôi con, và như vậy là đủ. Thực tế, đó chỉ là những ràng buộc của xã hội, nhưng tự thâm tâm người đó xem như đã đánh mất, hoặc chối bỏ cái quyền cao cả là làm cha hoặc làm mẹ. Giáo dục con cái cần cả cha lẫn mẹ, nhất là tình thương và sự quan tâm lo lắng của hai người. Một trong những bệnh nhân tâm thần mà tôi biết có người cha ngoại tình. Ông đã dẫn đến cái chết tự sát của người vợ, và hiện nay người con ông đang sống trong tình trạng tâm thần vì thiếu cha và mất mẹ! Những trường hợp con cái bị tự ty, trầm cảm, chán nản, bỏ học và tự tử vì cha mẹ ly dị đã xảy ra rất nhiều trong sinh hoạt thường ngày, chỉ có điều là người ta cố tình hoặc làm ngơ không nói đến. 

 Vì nội dung bài viết, tôi chỉ mong nói lên một tiếng nói dù rất nhỏ mọn cho những ai đang chơi trò hú tim với tình cảm, vừa “muốn cơm”, vừa “thèm phở”. Đời sống con người là một chọn lựa có mục đích. Bất cứ chọn lựa nào cũng có cái giá phải trả và phần thưởng của nó. Người tỉnh táo và hiểu biết không nên đánh bạc với hạnh phúc và tình yêu của mình. Hãy nghĩ đến người chồng, người vợ và những đứa con trước khi để mình bị cuốn hút vào cuộc phiêu lưu ngoại tình.

 Để có câu trả lời cho vấn nạn đầy nhức nhối trên, mời quí độc giả đón xem, hoặc đón đọc những tài liệu liên quan trên youtube, Chương Trình Gia Đình Tôi của Clara Studio, hoặc vào thăm trang nhà www.giadinhnazareth.org.

 Trần Mỹ Duyệt

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch