Bài 65: Chúa ơi! Con là người ngoại giáo. Hỏi: Con muốn nói Chúa nghe nỗi lòng của con, nhưng con không biết làm sao để Chúa hiểu con nói, vì con là người ngoại đạo, nhưng con tin Chúa?

Trả lời:

Bạn mến, bạn đã có câu trả lời ngay chính trong câu hỏi của bạn rồi. Mình rất vui để trò chuyện với bạn ngang qua câu hỏi này.

Con tin Chúa ơi

Để nói chuyện với ai, bạn cần biết người đó đang hiện diện, và bắt đầu làm quen. Qua thời gian, bằng nhiều cách thức khác nhau, gián tiếp hay trực tiếp, bạn cảm thấy tin tưởng người đó. Tới lúc này, bạn muốn đi vào một mối tương quan thân tình hơn và khao khát được ở gần người đó.

Với Thiên Chúa cũng tương tự như thế. Dù Ngài là Đấng ta không thấy được bằng mắt, không nghe được bằng tai, không chạm được bằng tay, không thể ngửi hay nếm được Ngài, nhưng bạn cũng như nhiều người khác tin “có Ông Trời”. Hơn chút nữa, Ông Trời chạm đến đời bạn qua việc ban cho bạn thời tiết bốn mùa, cảnh sắc trời đất, hoa màu, con người đầy kỳ thú… Ông Trời ấy dun dủi cho bạn gặp những cơ may điềm lành, được an ủi khi gặp đau khổ, được giúp đỡ khi gặp khó khăn. Để tỏ lòng biết ơn, con người lập Bàn thờ Thiên, tế đàn… Con người không chỉ tin có Ông Trời mà còn muốn nối kết với Ông Trời.

Nỗi lòng

Bạn không chỉ muốn kết nối với Ông Trời để kể chuyện nắng mưa, bạn muốn kết nối với Đấng mà bạn gọi tên là Thiên Chúa để kể cho Ngài nghe nỗi lòng của bạn. Tuyệt vời làm sao! Bạn đã chạm đến điều căn cốt nhất của việc tất cả những người tin gọi là cầu nguyện.

Công giáo định nghĩa: “Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa để gặp gỡ và hiệp thông với Ngài trong tình yêu, để cầu xin những ơn cần thiết” (GLCG. 2590). Bạn hướng lòng về Ngài, nói gì đó với Ngài bằng lời hay thầm nghĩ trong lòng. Khi đó bạn đang diễn đạt nỗi lòng của mình – điều chân thật nhất nơi mình – cho Đấng mà bạn tin là Ngài đang nghe bạn.

Muốn nói Chúa nghe

Khi than trách “Ông Trời không có mắt”, bạn muốn nói rằng Ngài biết mọi sự, nghe thấy mọi sự sao không hành động gì trước hoàn cảnh bất công này, lẽ sai trái kia. Nếu Ông Trời cứ tự động hành động thì đó là tình yêu đơn phương! Chắc chắn Ngài vẫn hành động để chăm sóc bạn cách kín đáo, nhưng tình yêu chỉ đẹp khi đó là tình yêu song phương.

Trong mối tương quan song phương đó bạn muốn nói cho Chúa nghe nỗi lòng của bạn—dù đó là một nỗi đau, một lời than trách hay một tâm tình biết ơn—thì đó luôn là cách bạn đang diễn đạt tình yêu bạn dành cho Ngài. Bạn đang tương quan với Ngài. Bạn muốn tương quan với Ngài.

Làm sao để Chúa hiểu điều con nói

Có người sau khi gia nhập đạo Công giáo một số năm, khi được mời dâng một lời cầu nguyện trước nhóm thì vội từ chối mà rằng: tôi là đạo mới, không biết cầu nguyện thế nào. Vâng, người ấy cảm thấy mình không thuộc kinh, không biết nên dùng từ ngữ hay phải mở đầu kiết thúc thế nào thì mới đúng là cầu nguyện!

Bạn mến, đọc kinh hay biết cách cử hành bất cứ nghi thức đạo nào thì cũng mới chỉ là một trong những cách thế cầu nguyện thôi. Bạn cứ tự tin hướng lòng về Chúa, nói với Chúa bằng ngôn ngữ của bạn, theo cách bạn cảm nghiệm và nhìn nhận cuộc sống. Chẳng lẽ Đấng đã tạo dựng nên bạn, ban cho bạn trí hiểu, trí nhớ, cảm xúc… và luôn đồng hành bên bạn lại chẳng thể hiểu những gì bạn đang muốn diễn đạt sao?

Một số cách thức cầu nguyện

Để bạn cảm thấy tự tin hơn, mình gợi tóm ở đây vài cách thức cầu nguyện để bạn tham khảo.

Khẩu nguyện: Đọc kinh, riêng một mình hoặc với một nhóm.

Trí nguyện: Dùng khả năng suy tư để suy tư về cuộc đời và suy xét làm chọn lựa để sống tốt hơn hoặc đọc hiểu Kinh Thánh và các lời Kinh quan trọng.

Thân nguyện: về tư thế, có thể quỳ gối, phủ phục hoặc nằm ngửa mặt lên trời, ngồi, đứng, chắp hoặc ngửa bàn tay (x. Linh Thao số 76), ngồi kiểu thiền định, hướng về một phương hướng nào đó phù hợp; có thể kết hợp với nhịp thở (x. Linh Thao số 258–260). Về nội dung, niệm một câu Kinh Thánh ngắn, hoặc lặp đi lặp lại một câu hay từ nào đó để lòng mình thấm và chìm sâu vào nội tâm.

Tâm nguyện: Dùng khả năng cảm nếm nhờ việc nhớ lại, quan sát, tĩnh lặng bên Chúa… để ở với Chúa và nhận biết Ngài đang ở bên bạn, đồng hành với bạn. Bạn lắng nghe Ngài và cảm nghiệm về Ngài hơn là “nói” với Ngài.

Các hình thức cầu nguyện này đôi khi đan xen vào nhau.

Chuyện kể

Có câu chuyện kể về một ông cụ nọ lần kia đến nhà thờ và quên mang theo sách kinh. Ông cụ lúng túng không biết phải đọc kinh gì và bắt đầu như thế nào. Một lát sau, ông thưa với Chúa rằng: “Chúa ơi, hôm nay con quên sách kinh ở nhà, mà con lại không thuộc kinh nào cả. Con biết Chúa rất thông minh, nên con sẽ đọc một lượt bảng chữ cái từ đầu đến cuối, xin Chúa tự sắp xếp lại thành bản kinh nhé!”

Thiên Chúa không cần bản kinh của ông cụ, nhưng chắc chắn Chúa sẽ mỉm cười với ông vì tâm tình đơn sơ, chân thành và dễ thương như thế mà cụ dành cho Chúa.

Khi người ngoại giáo cầu nguyện…

Có nhiều bài hát viết về tâm tình cầu nguyện của người ngoại giáo. Xin gợi lên hai bài như món quà dành tặng cho bạn, người con ẩn danh của Chúa.

Bài thứ nhất là Lời người ngoại đạo của nhạc sĩ Phạm Duy. Bài thứ hai là bài Trời chưa muốn sáng của nhạc sĩ Thiện Thanh. Bạn có thể tìm nghe và đọc lời bài hát để cảm nghiệm về cách thức họ cầu nguyện, nội dung và ngôn ngữ họ dùng.

Hãy tự tin bạn nhé! Cầu nguyện kiểu nào Chúa cũng hiểu, thậm chí Ngài còn vượt trên cả ngôn ngữ để hiểu bạn qua một tiếng thở não lòng, qua tiếng cười sảng khoái, qua ánh mắt đong đầy hy vọng…

Thùy Trang, DHM

(Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 4, Nxb Tôn Giáo, 04/2021)

WHĐ (21.11.2022)

Đọc thêm:

Bài 65: Kính nhớ tổ tiên theo truyền thống dân tộc

Bài 64: Giáo hội và vấn đề đồng tính

Bài 63: Kitô hữu là ai?

Bài 62: Chỉ một lần sống trên đời, nên sống sao cho trọn vẹn?

Bài 61: Hoàn thiện trong Đức Kitô

Bài 60: Nghe và làm theo Lời Chúa

Bài 59: Vấn đề sự sống đời sau

Bài 58: Các Thánh trong Cựu Ước và Tân Ước

Bài 57: Ươm mầm đức tin

Bài 56: Tự do

Bài 55: Sống chiều sâu

Bài 54: Bận lòng cùng Chúa

Bài 53: Đức Mẹ đồng trinh trọn đời

Bài 52: Tóm lược đạo Công Giáo

Bài 51: Vợ, hay “con vợ”?

Bài 50: Gia đình Công Giáo đóng góp cho xã hội Việt

Bài 49: Bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình

Bài 48: Khôn ngoan thì tha thứ

Bài 47: Thủ dâm có phạm tội không?

Bài 46: Chúa dựng nên con cách lạ lùng

Bài 45: Người Công Giáo có nên đi xem bói?

Bài 44: Thiên Chúa và sự đau khổ

Bài 43: Nguyên nhân người trẻ rời xa Thiên Chúa

Bài 42: Khi con đau khổ, Thiên Chúa ở đâu?

Bài 41: Làm sao tu? Tu làm sao?

Bài 40: Con người trực giác về Thiên Chúa

Bài 39: Sao Thiên Chúa trong Cựu ước ác thế?

Bài 38: Hai nhân vật Giuse trong Kinh Thánh

Bài 37: Phương tiện truyền thông xã hội

Bài 36: Những nơi thờ phượng

Bài 35: Thiên Chúa ở đâu trong trái tim tôi?

Bài 34: Robot thánh

Bài 33: Sống cảm thức cùng Giáo hội

Bài 32: Lập gia đình theo luật Công giáo

Bài 31: Quan điểm của Giáo hội Công giáo về các phương pháp ngừa thai

Bài 30: Có Thiên Chúa thật không?

Bài 29: Cám dỗ tính dục

Bài 28: Chết trong an bình?

Bài 27: Thái độ dành cho những người thuộc giới tính thứ ba

Bài 26: Đức tin bén rễ trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 2)

Bài 25: Đức tin bén rễ trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 1)

Bài 24: Giống nhau không?

Bài 23: Khoa học và đức tin: Tưởng thù hóa ra bạn

Bài 22: Để tin vào Thiên Chúa vô hình

Bài 21: Một đời để sống

Bài 20: Những ngày lễ truyền tin của cuộc đời

Bài 19: Cảm nghiệm về Thiên Chúa!

Bài 18: Kế hoạch của Thiên Chúa trong đời ta

Bài 17: Nghiệp quả từ góc nhìn của đức tin Công giáo

Bài 16: Tương thân tương ái

Bài 15: Áo giáp chống nạn

Bài 14: Đức tin kiến tạo hòa bình và công bằng xã hội

Bài 13: Vấn đề truyền giáo

Bài 12: Thờ kính ông bà tổ tiên

Bài 11: Truyền giáo cho người trẻ ngoại đạo

Bài 10: Bền đỗ trong ơn gọi gia đình

Bài 09: Vấn đề “theo đạo rồi mới cho cưới”

Bài 08: Gieo suy nghĩ tốt

Bài 07: Nhanh từ từ thôi

Bài 06: Hiện tượng bóng ma

Bài 05: Vượt qua khủng hoảng!

Bài 04: Vấn đề rước Mình Máu Thánh Chúa

Bài 03: Đừng cám dỗ nhau nhé!

Bài 02: Sao lại kỳ thị người tu xuất?

Bài 01: Nhận định ơn gọi cho cuộc đời

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch