Lời mở: Đây là loạt bài về gia phả: (1) Lí do lập gia phả. (2) Một cách làm gia phả. (3) Gia phả mẫu A tóm gọn của một dòng họ: họ nội người này hoặc họ ngoại người kia. ((4) Gia phả mẫu B tóm gọn của một dòng họ: ho ngoại người này hoặc họ nội người kia.

Trong miền Cận Đông thời cổ xưa, gia phả là cách ghi chép dòng tộc của mỗi người, gia đình, bộ lạc, hoặc quốc gia. Bộ sách Cựu Ước chứa đựng chừng hai tá danh sách khác nhau theo giá trị lịch sử. Những gia phả bảo đảm quyền lợi và đặc ân cá nhân trong bộ tộc hoặc bộ lạc và tượng trưng cho sổ ghi chép của thành viên. Những gia phả là nguồn tin tức quan trọng vì có chứa đựng những dữ kiện lịch sử, không được tìm thấy trong những nguồn tài liệu khác. Xét theo những yếu tố trên, thì những gia phả có tính cách quan trọng hơn là chỉ ghi chép dòng dõi tổ tiên về di truyền, xã hội hoặc kinh tế - gia phả còn chứa đựng những chuyện về gia đình, bộ lạc, bộ tộc hoặc quốc gia với những phỏng đoán, những niềm tin căn bản và những giá trị và bối cảnh xã hội của người ghi chép mà có thể được khám phá ra bằng cách để ý xem người ghi chép lưu ý đến những tài liệu nào đã được dùng để ghi lại chuyện hoặc nối kết các thế hệ (1) . Theo bản thể loài người thì Chúa Giêsu cũng có gia phả: một gia phả theo thánh Mát-thêu (Mt 1: 1-170 và một theo thánh Lu-ca (Lc 3:23-38).

Sau đây là đoạn trích mục ‘Vào đề’ trong gia phả họ ngoại của tác giả và của một số người và cũng là gia phả họ nội của số người khác:

‘Nghe nói mình có họ với ông nọ bà kia; hay ông này bà nọ nói họ là bà con với mình,  mà không biết họ hàng ra sao, gần hay xa và xưng hô với nhau thế nào. Lý do cũng dễ hiểu vì ở quê nhà trước năm 1954 phương tiện truyền thông và đi lại còn đơn giản. Sau năm 1954 do hoàn cảnh đất nước chia đôi,  lại thêm chiến tranh Nam Bắc, phương tiện đi lại cũng như truyền thông có tính cách hạn chế trắc trở ở mỗi Miền và bị gián đoạn giữa hai Miền. Nhiều người mỗi năm chỉ gặp nhau một lần vào dịp Tết. Vì thế họ hàng, bà con không biết hay không nhớ tên, tuổi cũng như liên hệ với nhau như thế nào...

Suy đi nghĩ lại  lúc đi vào tuổi đời, người ta mới cảm nghiệm được những câu châm ngôn như 'uống nước nhớ nguồn', 'một giọt máu đào hơn ao nước lã' là đậm tình chí lý vậy. Rồi đêm nằm nghe tiếng lòng thôi thúc đi tìm căn nguyên, cội rễ và cành nhánh thân mình. Do đó ý tưởng lập gia phả được manh nha để con cháu noi gương nhân đức và việc làm đạo hạnh của tiên tổ và cầu nguyện cho người họ hàng quá cố nhất là vào dịp Tết và ngày giỗ, và cũng để thân nhân còn sống cảm thấy được gần gũi với nhau.

Tuy nhiên cái khó cho tác giả là đã xa gia đình sớm và thời gian xa cách lại kéo dài lâu năm nên không nghe biết nhiều về họ hàng. Dẫu thế việc gì đã được ấp ủ trong tâm khảm thì cứ phải được tiến hành. Tháng 10 năm 2001, tác giả về thăm Quê Hương, đi từ Bắc, qua Trung, vào Nam gặp gỡ họ hàng và cổ võ việc thực hiện gia phả. Từ đó thư từ bay liên tục từ Mỹ về Việt Nam và hải ngoại, yêu cầu khai sổ gia đình theo mẫu sổ khai gia đình mà tác giả soạn. Lúc đầu có những người hờ hững vì phải mất thời giờ lục sổ tìm kiếm. Khi được biết những lý do, mục đích và lợi ích của gia phả, thì họ lại trở nên hào hứng. Rồi thư ghi sổ gia đình được gửi tới tấp qua Mỹ . Trong số những người cộng tác đã dành nhiều thời giờ liên lạc và ghi chép phải kể đến người cháu của tác giả trong Nam và người anh bà con với tác giả ngoài Bắc... Có những trẻ em mồ côi cha mẹ, hay trẻ em có cha mẹ nuôi từ nhỏ, khi lớn lên cũng đã dành nhiều thời giờ, công sức đi tìm cha mẹ đẻ .

------------------------------------------------------------------------------

(Những dòng chữ trong ngoặc và chú thích 2 được thêm vào sau khi bài này được phóng lên mạng: Có người Việt Nam kia lúc vào khoảng 15 tuổi được cha mẹ nuôi cho biết đã 'nhặt được' anh lúc anh chừng 2 hay 3 tuổi tại sân bay Đà Nẵng. 'Buồn và tủi thân' là tâm trạng của anh khi nghe tin này. Lớn lên anh đã cố đi tìm ông bà thân sinh và người thân nhân. Lúc gần bốn mươi tuổi, anh còn viết thư cho Báo Ngươi Việt nhờ tìm kiếm cha mẹ. Muốn biết thêm chi tiết về câu chuyện, xin coi phần chú thích [2] ).

----------------------------------------------------------------------------

Nhận thức được tầm quan trọng của cha mẹ sinh thành, ngày nay có những tổ chức tìm kiếm cha mẹ nuôi, giàn xếp cho người con nuôi, khi lớn lên, tiếp xúc và gặp gỡ cha mẹ đẻ của họ. Có những trường hợp hai người khác phái gặp nhau, làm quen biết, dự tính chuyện hôn nhân, mà không biết là hai người còn có liên hệ bà con gần gũi với nhau.

Làm gia phả để giúp con cái, cháu chắt... những thế hệ sau này biết về nguồn gốc tổ tiên, biết họ là ai, từ đâu đến, làm nghề nghiệp gì, cũng như những sự nghiệp, thành tích và ngay cả những giới hạn của tổ tiên. Làm gia phả để miêu duệ noi gương đạo đức và phát huy những truyền thống đạo hạnh của tổ tiên. Có gia phả sẽ giúp cho người họ hàng trong dòng tộc trở nên gần gũi với nhau và giúp cho dòng họ vươn lên ít là về đời sống tinh thần.

Còn tiếp 3 bài nữa cùng loại:

-          Một cách làm gia phả.

-          Gia phả mẫu A tóm gọn của một dòng họ: họ nội người này hoặc họ ngoại người kia

-          Gia phả mẫu B tóm gọn của một dòng họ: họ ngoại người này hoặc họ nội người kia

Lm Trần Bình Trọng

___________________________

1. Viết theo Peter M.J. Stravinskas ‘Genealogy of Christ’ in Catholic Dictionary. Huntington, Indiana: Our Sunday Visitor, 1993.

2. Ðây là những dòng chữ trong bức thư viết tay, mà anh Nguyễn Ðức Chính, hiện đang sống ở Ðắc Lắc, Ban Mê Thuột, Việt Nam, gửi cho nhật báo Người Việt, kèm theo tấm hình của anh, để nhờ tòa báo giúp anh thực hiện ước mơ “được một lần gọi được hai tiếng Cha Mẹ”, hay tìm tông tích của mình.

“Trước khi qua đời, ông bà nuôi cho tôi biết là đã nhặt được tôi lúc 2, 3 tuổi tại sân bay Ðà Nẵng vào những ngày chạy loạn trước ngày 31 Tháng Ba 1975 khi thành phố Ðà Nẵng thất thủ. Trước đây ông bà nuôi tôi nói với mọi người rằng tôi là cháu ruột, cha mẹ đã chết hết. Tôi cũng tin như vậy. Nhưng từ ngày biết được thân phận mình, tôi rất mặc cảm và đau khổ trong lòng.

Nay đã gần 40 tuổi, đã có gia đình vợ con, nhưng lòng tôi vẫn luôn hướng về nơi xa xăm nào đó cha mẹ hoặc người thân yêu cùng máu mủ với tôi cũng có lẽ đang đau khổ như tôi trong mấy chục năm ròng cố tìm kiếm nhau nhưng thấy đều vô vọng.”

Muốn đọc hết bài báo về những tâm tình của anh, cũnh như coi hình ảnh và những dòng chử viết tay của anh, xin tìm trong Báo: Ngươi Việt Online phóng lên mạng July 04, 2010 dưới tựa đề: Người không cha mẹ, tên thật, ngày sinh: Tìm cha mẹ lạc trên đường di tản.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch