Lễ Mình / Máu Thánh Chúa Kitô, Năm A

Ga 6: 51 - 59

Sự sống nhân thế hệ tại ăn và uống, uống ăn, ăn uống cứ quẩn quanh và sinh ra rất nhiều phiền toái. Ăn thế nào cho ngon, cho sang, cho bổ, cho khỏe.

Đó là công việc của nhân thế, thế nhân thường sử dụng lời nói “làm ăn”. Làm lụng vất vả để có cái ăn, điều ấy thật tốt lành, “cũng như lao động là vinh quang”, dùng sức lao động tạo ra cái ăn là vinh quang.

Từ đầu sáng thế, Thiên Chúa tạo dựng nên con người, chưa cần làm lụng vẫn có cái ăn. Qủa thật là thiên đàng, nhưng rồi vì án phạt con người phải làm lụng vất vả mới có cái ăn, cuối cùng con người phải “chết”. Vì thân xác con người đã mang án phạt, nên con người phải chết, nghĩa là cái ăn của trần thế chỉ mang lại sự sống nơi thế gian, cho dù nhân thế có ăn uống cao lương mỹ vị, sơn hào hải sản quý đến đâu đi nữa, con người cũng không thể duy trì sự sống trên trần gian, như vậy tại sao con người phải chết? rõ ràng là án phạt nguyên tổ. Như vậy nhân thế chờ mong điều gì nơi Đấng Tạo Thành. Há chẳng phải là ơn cứu độ sao? Ơn cứu độ để làm gì? Há chẳng phải là để được sống và sống muôn đời sao?

Sống muôn đời mà phải làm lụng vất vả, tìm kế sinh nhai, lao động là vinh quang vì cái ăn, thì sống đời đời để làm gì? Có khác gì với đời sống thế trần đâu?

Như vậy ăn uống luôn gắn liền với sự sống của con người, ngay cả khi họ chết rồi, họ cũng được thân nhân cúng cơm, cúng nước và cúng giỗ hằng năm. Cái ăn, cái uống không thể tách rời nhân thế khi sống ở thế trần hay khi về âm phủ, chầu âm ty.

Thật đáng thương cho nhân thế, nếu không có lương thực vĩnh cửu, trường tồn, thì họ chỉ biết lấy cái ăn làm chuẩn mực cho cuộc sống trên dương thế cũng như âm phủ. Triết lý sống trần thế chỉ có thế thôi!

Nhưng, “Thiên Chúa đã yêu thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài cho thế gian, để ai TIN vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Như vậy rõ ràng, Thiên Chúa không bỏ mặc thế gian. Thiên Chúa đã ban sự sống từ Thiên Chúa cho thế gian một lần nữa, sau lần sáng thế. Nhưng sự sống nơi Thiên Chúa được trao ban qua Con MỘT của Ngài là Đức Kitô Giêsu. Chỉ có đấng từ trời mới ban cho Lương thực bởi trời, tức là Thần Lương, Thần Lương tức không còn là lương thực tự nhiên như cơm bánh, nước và rượu nữa, vì những thứ đó tự bản chất không phải là Thần Lương. Thần lương tức lương thực siêu nhiên, chỉ ăn một lần mà sống mãi, đó là Niềm TIN. Thật vậy, khi nhân thế chỉ TIN vào Đấng cứu thế Giêsu một lần là đủ cho họ, nhưng niềm tin cũng cần nuôi dưỡng để nó lớn lên và trưởng thành, như vậy, chúng ta cần kết hiệp với Đấng Cứu thế thường xuyên, liên tiếp khi nào có thể, để Thần lương huyền nhiệm vì tình yêu sẽ nâng đỡ chúng ta trong mọi nơi, mọi lúc, cho đến khi chúng ta được Chiêm ngưỡng vinh quang của Thiên Chúa.

Bài Tin Mừng hôm nay, được Đấng Giêsu Kitô quả quyết cách xác thực chính Thần Lương từ trời là “THỊT và MÁU” của Người, nghĩa là phần nhân tính hữu hình của Đấng thiên sai không phải là sự hư nát, tiêu hao như phần nhân tính của phàm nhân. Bởi vì, Người là Thiên Chúa, ăn THỊT và uống MÁU Chúa Giêsu là Tin tuyệt đối vào mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa làm Người, ở giữa nhân loại. Sự sống Người mang đến cho nhân loại là mầu nhiệm nhập thể và làm Người cùng với phần Thiên tính là Thiên Chúa của Người. Bí tích Thánh Thể không thể hiểu theo nghĩa hẹp, khi Chúa Giêsu còn ở trần gian, mà là khi Người đã hoàn tất mầu nhiệm cứu độ. Mầu nhiệm cứu độ bao gồm sự nhập thể – nhập thế làm Người, tử nạn và phục sinh. Bánh và rượu thánh không mang lại sự cứu độ vì nó không phải là Thần Lương, nó không cho sự sống trường sinh, ví nó là phương tiện hữu hình của trần gian. Không có giá trị nào thay thế THỊT và MÁU Chúa Giêsu được. Vì chính Thân Thể hữu hình “ấy” được treo lên, thì THỊT và MÁU “ấy” sẽ trở nên Thần Lương CHO NHỮNG AI TIN VÀO NGƯỜI LÀ THIÊN CHÚA.

“Vì thịt Tôi thật là của ăn, và máu Tôi thật là của uống” (c 55), chứ không phải bánh và rượu là của ăn và của uống nữa. Thịt và Máu của Chúa Giêsu chính là lương thực đích thực nuôi sống nhân thế đời đời và những ai đón nhận thì không hề đói khát, vì Thần lương vĩnh hằng chính là Thiên Chúa duy nhất. Đến đây, xin nhớ đến linh hồn thân phụ tôi, người mà luôn thì thầm bên tai tôi, mỗi khi tham dự Thánh lễ Misa, khi tôi còn thơ ấu.

Khi linh mục đọc lời truyền phép và dâng bánh lễ lên: Thầy cả làm gì khi dâng bánh? Thầy cả lấy dĩa thánh có bánh lễ dâng lên, bánh ấy trở nên Mình Thánh Đức Chúa Giêsu. Thầy cả làm gì khi dâng rượu? thầy cả rót rượu nho vào chén Thánh, rượu nho trở nên Máu Thánh Đức Chúa Giêsu và một chút nước lã,hai chất ấy chỉ Máu và Nước bởi cạnh nương long Chúa đã chảy ra khi Người chịu treo trên cây Thánh Giá. Thầy cả rửa tay thì kẻ giúp làm gì? Kẻ giúp đổ nước trên ngón tay thầy cả để chỉ lòng ăn năn sám hối, ta cũng phải rửa linh hồn ta cho sạch và ăn năn thảm thiết về tiền khiên ta đã phạm, để xứng đáng dâng thánh lễ cực trọng nầy.

Như vậy, bánh và rượu là hình thức tượng trưng cho THỊT và MÁU Chúa Giêsu Kitô, Đấng từ trời mà đến, đem lại sự sống vĩnh cửu cho những ai tin và đón nhận và làm no thỏa mọi khao khát của nhân loại.

Lạy Chúa Giêsu, con tin vào Chúa, xin Chúa trợ giúp lòng tin yếu kém của con. Amen.

Phêrô Trần Đình Phan Tiến

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch