Chúa Nhật 2 Mùa Phục Sinh, Năm A

Ga 20:19-31

Chúa nhật thứ 2 Phục sinh, Giáo hội mời gọi chúng ta tiếp tục khám phá thực tại mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Giêsu qua lăng kính của một môn đệ vốn được mệnh danh là “ông tổ thực nghiệm” .

Tôma Đyđymô, để xác tín niềm tin vào Chúa Phục sinh cách mạnh mẽ; đồng thời tuyên xưng niềm tin đó cho muôn người.

Tôma “sinh đôi” hay còn gọi là Đyđimô, người làng Galilê, một trong số 12 môn đệ của Chúa Giêsu. Tin Mừng nói rất ít về người môn đệ này. Tôma trong Tin Mừng Gioan chỉ xuất hiện vỏn vẹn bốn lần, nhưng có đến ba lần ông xuất hiện trong những trường hợp rất đặc biệt, để lại những dấu ấn khó phai mờ.

Lần thứ nhất khi Chúa Giêsu muốn lên đường tiến về Giuđê, về làng Bêtania thăm lại người bạn Ladarô “đang yên giấc” của Người. Trong khi các môn đệ can ngăn vì cho rằng điều đó hết sức nguy hiểm bởi người Dothái đang tìm cách trừ khử Chúa, thì Tôma dỏng dạc tuyên bố: “Chúng ta cùng đi (lên Giuđê) để cùng chết với Thầy” (Ga 11, 16b). Rõ ràng Tôma là con người rất nhiệt thành, tận tuỵ và dám hy sinh. Tính cách của ông so với các môn đệ kia là rất riêng, rất đặc trưng, nó chứng tỏ ông là con người dám nghĩ, dám nói và dám làm trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Lần thứ hai trong diễn từ Biệt ly của Chúa Giêsu. Khi Chúa Giêsu khuyên nhủ các môn đệ đừng xao xuyến và lo lắng vì sự ra đi của Người. Bởi việc Người ra đi là có lợi cho các ông. Người đi để dọn chỗ cho các ông. Các ông vốn không hiểu Chúa Giêsu muốn nói gì, giờ lại nghe Người “bồi” thêm một câu nữa: “Thầy đi đâu thì anh em biết đường rồi”, làm các ông rối tung cả lên, chả hiểu gì thêm được nữa. Trong lúc các môn đệ vừa buồn phiền vừa chẳng hiểu Thầy nói gì, Tôma lại lên tiếng: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?” (Ga 14, 5). Câu hỏi của Tôma là nguyên nhân dẫn đến câu trả lời bất hủ của Chúa Giêsu, tóm trọn đạo lý của Thầy: “Thầy là Đường, là Sự thật và là Sự sống”.

Lần thứ ba là câu chuyện sau khi Chúa sống lại. Lần hiện ra đầu tiên, Tôma vắng mặt. Tin Mừng không nói lý do nhưng chúng ta có thể hiểu tâm trạng của Tôma cũng như của hầu hết các môn đệ trước biến cố xảy đến cho Thầy. Như hai môn đệ Emmau, chắc hẳn Tôma cũng buồn phiền, lo lắng, thậm chí chạy trốn nữa, nhưng ông không thể rời xa cộng đoàn thân yêu của mình. Chính vì thế, ông đã quay về, ở lại để rồi chứng kiến việc Chúa Phục sinh hiện ra cho riêng cá nhân ông. Nghe các môn đệ thuật lại câu chuyện Thầy sống lại, Tôma thấy có điều gì đó không ổn. Không ổn là bởi vì Tôma cho rằng các môn đệ vì quá thương nhớ Thầy, tâm trí căng thẳng nên sinh ra những tưởng tượng chứ thực tế làm gì có. Theo ông việc này chớ vội vàng, cần phải kiểm nghiệm rõ ràng. Vì thế, ông dỏng dạc tuyên bố chính kiến của mình: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng tin”. Các môn đệ khác thì im lặng, đuối lý, còn Tôma thì ra sức chờ đợi và hy vọng…

“Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Chúa Phục sinh hiện đến, đáp ứng những đòi hỏi, những lý luận mang tính thực nghiệm của Tôma. Chúng ta thấy phản ứng tức thời của Tôma cũng chính là lời tuyên xưng duy nhất trong Tin Mừng như để chuộc lại lỗi lầm vì đã không tin vào điều các môn đệ truyền lại: “Lạy Chúa của con! Lạy Thiên Chúa của con!”. Lời tuyên xưng của Tôma là nguồn cảm hứng được vang vọng trong kinh Tin kính của cộng đoàn Kytô tiên khởi và lưu truyền mãi đến muôn đời. Đây cũng là lời tuyên xưng của một con người tận mắt chứng kiến Đấng từ cõi chết sống lại để rồi trọn đời, Tôma đã sống và đã chết với lời tuyên xưng ấy.

Niềm tin vào Chúa Kytô Phục sinh không phải là một niềm tin ảo tưởng, mụ mẫm, rẽ tiền mà là niềm tin được chính Chúa Phục sinh hiện ra nhiều lần cho các môn đệ và đặt biệt, được chính Tôma “kiểm chứng” bằng phương pháp thực nghiệm rõ ràng. Chính vì thế, chúng ta- những người thừa kế di sản Tin Mừng và tiếp nối niềm tin vào Chúa Phục sinh do các môn đệ truyền lại, nguyện sẽ không ngừng sống, loan báo và làm chứng niềm tin đó cho nhân loại.

Lm Giuse Phạm Ngọc Ngôn

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch