Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống,N ăm A

Ga 20: 19-23

Cách đây 50 ngày, Giáo hội mừng lễ Chúa Giêsu Phục Sinh, và Chúa Nhật tuần trước, lễ Chúa Giêsu lên trời. Hôm nay Giáo hội mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống và cũng là thánh lễ kết thúc Mùa Phục Sinh.

Trong thánh lễ hôm nay, cộng đoàn chúng ta suy ngắm hoạt động của Chúa Thánh Thần trong lịch sử ơn cứu độ, và sự hiện diện hoạt động của Ngài nơi các Tông đồ và trong Giáo hội để chúng ta biết sống niềm tin theo sự hướng dẫn của Ngài.

  1. Hoạt động của Chúa Thánh Thần trong lịch sử cứu độ

Chúng ta không thể tìm trong Cựu ước Mạc khải trọn vẹn về Chúa Thánh Thần như trong Tân ước, nhưng chúng ta có thể tìm trong đó rất nhiều tư tưởng phong phú và nhiều màu sắc về thực tại được gọi là Thánh Thần Thiên Chúa.

Trước hết, trong sách Sáng thế, câu đầu tiên ghi: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước.” (St 1,2)

Như vậy, sự hiện diện của “Thần Khí Thiên Chúa” bay là là trên mặt nước là một cách diễn tả quyền năng của Thiên Chúa biến đổi hư vô, tối tăm và sự chết thành sự hữu, ánh sáng và sự sống. Và qua Lời Thiên Chúa phán mọi sự được tạo dựng: Ánh sáng, trời đất, tinh tú, cỏ cây, súc vật…

Còn khi tạo dựng sự sống con người-biến xác thể bùn đất thành thân thể sinh động-Thiên Chúa trao ban hơi thở, Thần Khí của Ngài cho con người để con người có sự sống: “Thiên Chúa đã nắn hình người với bụi lấy từ đất đai và Người hà hơi vào mũi nó và người đã thành mạng sống” (x.St 2,7)

Như thế “thổi hơi” gợi lại công trình sáng thế, đặc biệt với con người. Và qua lời tiên báo về việc tái tạo Israel của ngôn sứ Ezechiel (x.Ed 37,9), ngôn sứ cũng nói về việc Thiên Chúa trao ban Thần khí mới, quả tim mới cho con người. Như thế, Thần Khí Thiên Chúa đã thực hiện việc tạo dựng mới.

Rồi trong Tân ước, cũng chính Thần Khí, hơi thở của Thiên Chúa luôn hiện diện từ khi Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người cho đến ngày Giáo hội được khai sinh.

Mở đầu sứ vụ, Đức Giêsu được Thần Khí Thiên Chúa Thánh hiến và sai đi loan báo năm hồng ân của Thiên Chúa. Trên bước đường truyền giáo, Ngài đã rao giảng về lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa, luôn rộng lượng thứ tha cho người tội lỗi ăn năn hối cải để được ơn tha tội.

Trong ngày Phục sinh, Chúa Kitô sống lại hiện ra với các Tông đồ, Thánh Gioan nhấn mạnh: “Ngài thổi hơi trên họ và nói với họ: Hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20,22). Thần Khí nơi Chúa Kitô Phục sinh làm cho các Tông đồ nên những con người mới: từ sợ hãi nên vui mừng hân hoan. Thần Khí đã tác động và biến đổi các Tông đồ kể từ lễ Ngũ Tuần sau Phục sinh, trở thành những chứng nhân can đảm, bất khuất, vượt qua mọi khó khăn, dù bị tù đày để loan báo Tin Mừng (x.Cv 2,28)

  1. Chúa Thánh Thần, sức mạnh các hoạt động Tông đồ:

Biến cố Ngũ tuần cũng gọi là lễ Hiện Xuống là bước khởi đầu cho những hoạt động kế tiếp mà Thánh Thần thực hiện trên toàn thế giới và trong cuộc sống con người.

Sách Công vụ Tông đồ mô tả sự kiên này một cách thi vị và theo trình tự thời gian: 40 ngày sau khi sống lại, 10 ngày sau khi lên trời: “Chúa Thánh Thần ngự đến trong khung cảnh tiếng động, gió mạnh và lưỡi lửa đậu trên đầu mỗi người và ai nấy được đầy tràn Thánh Thần” (Cv 2,1-4).

Còn bài Tin mừng thánh lễ hôm nay (Ga 20,19-22), Thánh Gioan tường thuật lại Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra đứng giữa các Tông đồ và nói rằng: “Bình an cho anh em. Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em… Hãy nhận lấy Thánh Thần”.

Như thế trước lúc về trời, Chúa Giêsu đã truyền cho các Tông đồ rao giảng sự thống hối và làm phép rửa cho muôn dân được tha tội và được ơn cứu độ.

Vì thế, sứ vụ chính yếu của Người Tông đồ là rao giảng sự thống hối và cầu bình an cho mọi người. Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Corintô đã quả quyết: “mọi sự đều do tự Thiên Chúa, Đấng đã giảng hoà ta lại với chính mình Người nhờ Đức Kitô và đã ban cho chúng tôi được giúp việc giảng hòa” (2Cr 5,18). Nhưng chỉ trong sức mạnh của Thánh Thần, người Tông đồ mới đảm nhận được sứ vụ cao cả ấy. Chính Thánh Phaolô đã cảm nghiệm được những hoa trái phát sinh khi có Thánh Thần trong mình, Ngài nói: “Hoa trái của Thánh Thần là bác ái, hoan lạc, bình an, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ”.

Ngày xưa, Thánh Thần của Đấng Phục Sinh đã đến, Ngài mở ra cho các môn đệ một chân trời mới của cuộc sống mới. Các môn đệ đã mạnh dạn đi vào thế giới, mang tin vui đến cho mọi người, dù hoàn cảnh có thuận buồm xuôi gió hay gặp những trắc trở gian nan. Ngày nay, người Kitô hữu cũng lãnh nhận Thánh Thần, để có thể đi ra khỏi cánh cửa khép kín vì sợ hãi, mà mở rộng cõi lòng đón nhận và đến với tha nhân với vòng tay nối kết mang nguồn vui ơn cứu độ của Chúa đến cho con người. Do đó, lễ Hiện xuống không chỉ là ngày khai sinh Giáo hội, mà lễ Hiện xuống vẫn đang tiếp diễn, nghĩa là, Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động trong Giáo hội, để canh tân thế giới ngày nay.

  1. Vai trò thiết yếu của Chúa Thánh Thần trong đời sống Kitô hữu:

Ngày nay trước viễn cảnh một thế giới ngập tràn bạo lực và khủng bố, chỉ dựa vào những giải pháp trần thế nhân loại không thể đẩy lùi được bao lực và khủng bố, bởi vì “oán không bao giờ diệt được oán”. Vậy chỉ có tình thương tha thứ “dĩ hòa vi quý” mới là giải pháp tối ưu giải quyết tận căn của chủ nghĩa bạo lực và khủng bố.

Do đó, điều quan trong trong công việc: “Tông đồ giáo dân” người Kitô hữu phải trở nên “khí cụ bình an của Chúa” (Mt 10,12; Rm 12,18) phải cảm nghiệm được tình yêu thương của Thiên Chúa đang ở trong mình và biết chia sẻ tình yêu đó với mọi người xung quanh (1Tx 2,8). Để thực thi được sứ mạng đó, Giáo hội phải truyền giáo, nhất là: “Giáo hội tại Châu Á phải là một Giáo hội truyền giáo. Theo ý định của Thiên Chúa là cứu độ hết mọi người, thế mà hôm nay rất ít người Châu Á biết Chúa và tin theo Chúa”. Quả thật Châu Á, trong đó có Việt Nam, có số dân đông nhất năm châu, mà chỉ có 3% dân số tin theo Chúa. Đó là nỗi thao thức của Người Kitô hữu trong Giáo hội.

Vì thế, hơn bao giờ hết, người tín hữu cần ý thức vai trò quan trọng thiết yếu của Chúa Thánh Thần, vì Ngài chính là căn nguyên sự sống và hoạt động của Giáo hội. Không có Thánh Thần thì cũng chẳng có điều chi thành tựu. Ngài đến để thông ban sự sống, để thánh hóa, để canh tân, để khai mở một cộng đoàn gia đình nhân loại mới trong Đức Kitô. Là Thần Chân Lý, Ngài đến để soi sáng cho mọi người biết điều hay lẽ phải, thúc giục người tội lỗi trở về nẻo chính đường ngay, hướng dẫn và đổi mới tâm tư nên người thánh thiện, biến đổi thế giới nên công bình bác ái.

Vậy cộng đoàn phụng vụ hãy mở rộng cõi lòng để đón Chúa Thánh Thần. Xin Người ban lửa thiêng để tấm lòng được ấm áp và lộ trình cuộc đời được soi sáng, tránh xa u mê lầm lạc, luôn biết đi theo và đi đúng con đường Ngài chỉ dẫn.

Hãy canh tân và đổi mới tâm hồn ngõ hầu người tín hữu trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần.

Hãy làm điều gì cho Chúa, cho Hội Thánh và có ích cho anh chị em mình. Cụ thể như tận tình yêu thương, kính trọng phẩm giá của những người bất hạnh, nghèo khổ…

“Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” lệnh truyền đó của Chúa Giêsu hôm nay cũng được chuyển đạt đến người Kitô hữu chúng ta, để chúng ta lên đường với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, chúng ta nhiệt tâm làm chứng cho sự thật, cho Tin Mừng cứu độ của Thiên Chúa trong thời đại hôm nay như các Tông đồ ngày xưa.

Lm. Giuse Phạm Thanh Minh

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch