06102011tailieuChúa Nhật 28 Thường Niên, Năm A

Mt 22:1-14

Được một ông vua đích thân mời đến dự tiệc cưới của hoàng tử, nhưng các thần dân không những khước từ lời mời mà còn nhục mạ giết các sứ giả, đây quả là tột cùng của sự khiếm nhã. Qua dụ ngôn, chúng ta thấy rõ Chúa Giêsu nhắm vào dân Do Thái. Câu truyện gợi lên một sự đau thương của cả một dân tộc mà Thiên Chúa đã chọn họ làm dân riêng để thực hiện công cuộc cứu rỗi, nhưng họ đã khước từ ơn cứu rỗi ấy. Nhưng có lẽ trọng tâm của bài Tin Mừng được Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay không hẳn là mời dự tiệc cưới cho bằng chiếc áo cưới.

Hai câu truyện xem ra bất thường, được Vua mời đến dự tiệc cưới, thần dân lại khước từ. Đây quả là một hành động nhục mạ đối với nhà Vua. Nhưng thách thức không kém là khi vào phòng cưới mà không chịu mặc y phục lễ cưới do nhà Vua qui định, thái độ này khiêu khích đến nhà Vua phải truyền lệnh cho gia nhân trói tay chân người đó lại và ném ra ngoài.

Hình ảnh người thực khách vào dự tiệc cưới mà không chịu mặc y phục lễ cưới của nhà Vua qui định, gợi lại cho chúng ta lời khẳng định của Chúa Giêsu: "Không phải những ai nói "Lạy Chúa, Lạy Chúa" mà được vào Nước Trời đâu, mà chỉ có những ai thực thi ý Chúa muốn, mới được vào mà thôi" (Mt 7,21).

Anh chị em thân mến,

Mang danh hiệu Kitô nhưng sống hoàn toàn ngược lại với Tin Mừng, đây vốn là điều thường xảy ra trong cuộc sống của mỗi người chúng ta cũng như trong lịch sử của Giáo Hội. Trong Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II kêu gọi con cái Giáo Hội sám hối và thanh luyện ký ức lịch sử. Trong suốt 2,000 năm lịch sử của Giáo Hội, con cái Giáo Hội không biết bao nhiêu lần hành động hoàn toàn ngược lại với Tin Mừng. Những cuộc thập tự viễn chinh để sát hại người Hồi Giáo, các tòa điều tra thời Trung Cổ để kết án, ngay cả thiêu sống những người lạc giáo, các cuộc chém giết giữa các tín hữu Công Giáo và Tin Lành.

Đó là những vết nhơ trong lịch sử của Giáo Hội, nhưng gần đây là chủ nghĩa bài trừ Do Thái thời đệ nhị thế chiến, trong cuộc sát tế 6,000,000 người Do Thái, dĩ nhiên do Đức Quốc Xã chủ xướng, nhưng nó lại diễn ra ngay trong lục địa tự xưng là Kitô giáo. Không ai tự mình có thể trở thành độc tài và đồ tể. Hitler chắc chắn không có đủ ba đầu sáu tay mà hiện diện khắp cả Âu Châu để truy lùng và sát hại người Do Thái. Đức Quốc Xã không chỉ là một mình Hitler tích cực hay tiêu cực, do xác tín hay do hèn nhát, do ác ý hay vì dửng dưng, biết bao người tín hữu trên khắp lục địa Âu Châu đã nhúng tay vào tội ác của Đức Quốc Xã, tự xưng là người tín hữu Kitô nhưng hành động hoàn toàn ngược lại với Tin Mừng.

Đây là cách cư xử mà Chúa Giêsu muốn ám chỉ qua người thực khách không chịu mặc y phục lễ cưới do nhà Vua qui định, một cách cư xử thiếu nhất quáng như thế vẫn xảy ra trong Giáo Hội ngày nay. Tại những nước vẫn tự xưng là Kitô giáo, đa số là những người tín hữu hữu danh vô thực, phép Rửa Tội chỉ còn là một nghi thức xã hội, ai sinh ra cũng phải đem đến nhà thờ để được rửa tội, nhưng suốt một đời nhiều người chỉ đến nhà thờ để được rửa tội, để được cưới hỏi và cuối cùng để gọi là được chết trong Giáo Hội.

Biết bao nhiêu đảng phái tự xưng là Kitô giáo nhưng đường hướng hoàn toàn ngược lại với Tin Mừng. Không ngược lại với Tin Mừng là gì khi những người mang danh hiệu Kitô lại cổ võ cho ly dị, phá thai, sinh hoạt đồng tính luyến ái v.v... Còn những nước trong đó Kitô giáo là thiểu số thì người ta thường tự hào về việc giữ đạo của các tín hữu Kitô, nhà thờ lúc nào cũng chật ních người, các cuộc biểu dương và rước sách lúc nào cũng đông người tham dự. Thế nhưng, chúng ta nghĩ gì về các tệ nạn xã hội đầy dẫy trong các giáo xứ, những người ngoài Công Giáo thấy gì về các tín hữu đến nhà thờ mỗi ngày Chúa Nhật, tối sớm đọc kinh làu làu, tích cực trong các buổi rước sách, nhưng sống ích kỷ, lường gạt, mánh mung như mọi người. Một cách sống như thế quả thực làm ố danh sự đạo. Không thể mang danh hiệu Kitô mà hoàn toàn xa lạ với Tin Mừng Kitô, không thể là người Công Giáo mà chủ trương sống ngược lại với giáo huấn của Giáo Hội, bỉ ổi hơn cả là khi người ta dùng danh hiệu Công Giáo để phục vụ cho một chế độ chủ trương bách hại Giáo Hội.

Lời Chúa hôm nay nhắc nhở cho chúng ta về những lời cam kết khi chịu Phép Rửa Tội, một trong những ý tưởng đầy ý nghĩa của Bí Tích này là chiếc áo trắng mà Giáo Hội phủ lên người chúng ta. Chiếc áo trắng ấy là căn cước Kitô của chúng ta, chúng ta không chỉ mang nó mỗi năm một lần, mỗi tuần một lần hay thậm chí chờ cho đến khi ta nhắm mắt lìa đời. Chiếc áo trắng ấy là từng hơi thở của chúng ta, chiếc áo trắng ấy là Tin Mừng Chúa Kitô mà chúng ta phải sống từng giây phút trong cuộc sống. Có sống như thế chúng ta mới thật sự cảm nhận được niềm vui khi tham dự vào bàn tiệc Thánh Thể mà Chúa dọn ra cho chúng ta mỗi ngày, nhất là ngày Chúa Nhật. Có sống như thế những người xung quanh mới nhìn vào chúng ta mà ngợi khen Cha chúng ta ở trên trời. Amen.

R. Veritas

(Trích trong ‘Sống Tin Mừng’)

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch