Chúa Nhật 3 Mùa Chay, Năm B

Ga 2: 3-25

Trong các sách Tin Mừng, chúng ta thấy Đức Giêsu là Đấng từ bi và nhân hậu, luôn đón tiếp và tha thứ những kẻ tội lỗi, chữa lành các bệnh nhân… Thế mà, trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nổi giận “khi thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền.

Người liền lấy dây làm roi xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ.” Người còn nói với những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”. Tại sao Đức Giêsu lại giận dữ như thế?

Chúng ta thường hiểu sai câu chuyện Đức Giêsu đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ. Sự hiện diện của họ rất cần thiết vì họ phục vụ khách hành hương đến từ xa, cần mua thú vật tại chỗ để dâng của lễ trong Đền Thờ theo Luật Chúa truyền. Khi bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem để tiến dâng cho Chúa, chắc hẳn rất hài lòng khi mua được cặp bồ câu non ngay trong Đền Thờ (Lc 2,22-24).

Thật ra, khi đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ, Đức Giêsu chống đối việc thờ phượng của người Do Thái. Khi lật nhào các quầy hàng, Người muốn lật nhào thứ tôn giáo hám lợi, mà Đền Thờ là tượng trưng. Mỗi lần Đền Thờ bị phá đổ, người Do Thái luôn xây cất lại. Lần này xây mất bốn mươi sáu năm mới xong. Thế mà Đức Giêsu nói phải phá hủy nó đi: “Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại”. Thánh sử Gioan giải thích ngay sau đó: Đền Thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là thân thể Người, là chính Người. Đức Giêsu ám chỉ sự thương khó và phục sinh của Người.

Đức Giêsu muốn nói với họ rằng: “Bây giờ tôi đã ở đây, các ông có thể phá hủy Đền Thờ được rồi!” Nếu đền thờ là nơi Thiên Chúa hiện diện, thì bây giờ chính Người là sự hiện diện của Thiên Chúa. Nếu đền thờ là nơi Lời Thiên Chúa, thì bây giờ chính Người là Lời Chúa.

Sau khi Đức Giêsu sống lại, các môn đệ mới hiểu ra lời nói của Người, cũng như lời Người nói với người phụ nữ miền Samari: “Đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem…” (Ga 4,21). Đã đến giờ họ nhận ra Đền Thờ Thiên Chúa là chính Đức Kitô, là tất cả những ai tin vào Người như theo lời thánh Thánh Phaolô: “Các anh em là thân thể Đức Kitô” (1 Cr 12,27), “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?” (1 Cr 3,16-17).

Đền Thờ mới này là nhiệm thể của Chúa Kitô, nghĩa là Giáo Hội, được xây dựng không bằng những viên gạch vô tri, nhưng bằng những viên đá sống động (1 P,2-5), đó là những môn đệ của Người, tất cả các tín hữu được Người cứu chuộc bằng cái chết của Người, tất cả những ai tuân theo giới răn của Người, như bài đọc I (trích sách Xuất Hành) đã nhắc nhở chúng ta. Và xi-măng gắn chặt các viên đá sống động này để làm nên Đền Thờ tuyệt hảo đó, chính là Tình Yêu.

Nếu khi xưa, Đức Giêsu tuyên bố với những người buôn bán ở đền thờ Giêrusalem, hôm nay Người cũng phán với chúng ta: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”. Đừng lấy danh nghĩa Giáo Hội, danh nghĩa giáo xứ hay cộng đoàn công giáo của mình để làm việc thương mại, kinh doanh và mưu ích cá nhân. Đừng biến lời cầu nguyện thành chuyện buôn bán. Nói cách khác, cầu nguyện, không có nghĩa là mặc cả với Chúa. Không phải tôi dâng cúng cho nhà thờ hoặc cho người nghèo là Chúa phải nhận lời cầu xin của tôi! Không! cầu nguyện không phải là chuyện thương mại!

Đức Giêsu muốn chúng ta cầu nguyện với niềm tin tưởng như đứa con thơ ngỏ lời với cha mẹ mình. Chúng ta cầu nguyện, vì biết rằng Chúa biết những gì chúng ta cần (Mt 6,8), vì biết Người chọn điều tốt nhất cho mình (Mt 7,11), vì biết Người luôn ở với chúng ta trong lúc hạnh phúc cũng như trong lúc gian nan thử thách (Mt 28,20).

Trong lời cầu nguyện, không phải chúng ta thay đổi Chúa, nhưng để Chúa hành động trong tâm hồn và trong đời sống chúng ta. Cũng như mỗi sáng, khi mở cửa sổ, không phải chúng ta làm cho mặt trời mọc lên, nhưng để mặt trời chiếu sáng khắp căn nhà. Cầu nguyện là mở rộng những cánh cửa tâm hồn chúng ta để đón nhận ánh sáng của Chúa. Do đó, cầu nguyện không phải là việc mặc cả với Chúa, nhưng là sự đón nhận tình yêu bao la của Người.

Ước gì trong Mùa Chay này, mỗi người chúng ta siêng năng cầu nguyện để Thiên Chúa chiếu sáng tâm hồn chúng ta hầu chuẩn bị đón mừng Chúa phục sinh là Đền Thờ Vĩnh Cửu.

Lm. Vũ Thái Hoà

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch