Lễ Mình Máu Thánh Chúa, Năm B

Mc 14:12-16:22-26

Cuộc sống mỗi ngày quanh ta kết thành vô vàn dấu chỉ. Một tấm biển báo trên đường đi: dấu chỉ của luật giao thông; Một cử chỉ cúi chào: dấu chỉ của lòng kính trọng; Một bông hoa, một cánh thiệp: dấu chỉ của lòng yêu thương, tình bạn, sự luyến nhớ.

Đời sống của Giáo Hội cung không hề khác. Để diễn tả một chân lý đức tin nào đó, Thiên Chúa, Chúa Kitô và Giáo Hội đã sử dụng rất nhiều biểu tượng và dấu chỉ. Chẳng hạn: Cột lửa, cột mây đồng hành với dân Chúa suốt bốn mươi năm trường trong sa mạc là dấu chỉ của sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa dân Người; Hòm bia thánh chứa đựng Thập điều là dấu chỉ của giao ước mà Thiên Chúa đã ký kết với dân; Ngón tay, cánh tay, chim bồ câu, lưỡi lửa là dấu chỉ của ơn Thánh Thần; Ánh lửa, nến cháy sáng là biểu trưng của đức tin, của lòng mến…

Và trong muôn vàn biểu tượng ấy, có một biểu tượng trở thành dấu chỉ chất chứa nơi mình nó ơn cứu độ đời đời, mang lại ơn cứu độ cho bất cứ ai tin tưởng và lãnh nhận bằng tất cả lòng thành kính, tất cả tình yêu và tôn thờ Thiên Chúa. Tôi muốn nói đến các bí tích Chúa Kitô đã thiết lập và trao lại cho Giáo Hội.

Vậy bí tích là gì? Thánh Augustinô định nghĩa rất đơn giản: bí tích là DẤU CHỈ HỮU HIỆU.

Dấu chỉ là điều gì đó hữu hình giác quan có thể tiếp thu: mắt có thể nhìn thấy, tay có thể đụng chạm… Nhưng không chỉ có thế. Dấu chỉ dù chỉ là một thực tại hữu hình nhưng bản thân nó lại nói cho ta biết một điều gì đó lớn lao, vượt ra ngoài trí hiểu và sự khôn ngoan của ta. Nói chính xác, dấu chỉ của bí tích là biểu tượng của lòng tin cho ta biết những thực tại thuộc về Thiên Chúa, những thực tại dẫu vô hình nhưng là những thực tại có thực mà ta không thể nhìn thấy, chỉ có thể chấp nhận trong đức tin.

Cuộc sống nói chung và cuộc sống đức tin của người Công giáo được đan kết bằng những dấu chỉ, để từ những dấu chỉ đó, diễn tả một chiều kích cao sâu xuyên qua cái hữu hình.

Nhưng không đơn thuần là dấu chỉ, mà bí tích còn là dấu chỉ hữu hiệu. Hữu hiệu vì nó sinh hiệu quả, nó có cả một thực tại ở phía sau những gì nó diễn tả. Nói như thế hơi khó hiểu. Bạn có thể hiểu nôm na thế này: ví dụ bạn tặng người yêu một bông hoa. Bông hoa ấy, tự nó không nói lên điều gì, nhưng khi bạn cầm lấy nó mà tặng cho người yêu, bông hoa ấy có một giá trị. Bông hoa ấy trở nên biểu trưng của lòng yêu thương, quý mến mà bạn dành cho người yêu của mình.

Nhưng đấy chỉ mới là dấu chỉ. Chẳng hạn sau khi nhận bông hoa, tự dưng người yêu của bạn cảm động, nghe tâm hồn ấm áp. Chỉ với một bông hoa nhỏ bé ấy thôi, nhưng cả hai dù là người tặng lẫn người nhận sao mà sung sướng, hạnh phúc và gần gũi lạ thường. Bạn ạ, đấy chính là sự hiệu nghiệm của một dấu chỉ, là hiệu quả, là thực tại phía sau những gì mà cành hoa diễn tả.

Bí tích là như thế: những dấu chỉ hữu hiệu. Hữu hiệu vì khi lãnh bí tích, ta cũng đồng thời lãnh nhận tình yêu của Chúa, lãnh nhận sức sống thần linh Thiên Chúa ban tặng cho ta, làm tâm hồn ta mạnh mẽ, đủ cứng cát mà chống lại cám dỗ, chống lại thói hư tật xấu nơi chính bản thân mình. Ngang qua những dấu chỉ của bí tích, ơn Bảo Trợ lớn lao là chính Thánh Thần được ban cho ta. Và ngang qua dấu chỉ của bí tích, ta tham dư vào sự sống hạnh phúc vĩnh cửu của Chúa chúng ta. Bởi đó, một thực tại hữu hiệu thật lớn lao mà bí tích là dấu chỉ đã diễn tả.

Bí tích Thánh Thể cũng là một dấu chỉ: DẤU CHỈ CỦA SỰ HIỆP THÔNG. Hiệp thông có nghĩa là nên một. Nói cách khác: bí tích Thánh Thể là dấu chỉ của sự nên một, như Hội Thánh luôn tuyên xưng và cầu nguyện rằng: “Chúng con cúi xin Cha cho Thánh Thần liên kết chúng con chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình và Máu Đức Kitô” (Kinh Tạ Ơn II). Hay: “Và khi chúng con được Mình và Máu Con Cha bổ dưỡng, được đầy tràn Thánh Thần của Người, xin cho chúng con trở nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô” (Kinh Tạ Ơn III). Chính Chúa Giêsu đã từng nói: “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy” (Ga 6, 56). Động từ “ở trong” mà Chúa nói, diễn tả mạnh mẽ ơn hiệp thông. Có ai trong chúng ta dám khẳng định dứt khoát và mạnh mẽ như Chúa Giêsu? Dẫu là tình yêu mặn nồng của đôi lứa yêu nhau hay ngay cả vợ chồng đi nữa, có chắc là họ ở trong nhau như Chúa trong ta và ta trong Chúa? Chỉ có bí tích Thánh Thể làm nên sự hiệp thông kỳ diệu, sự hiệp thông toàn vẹn: Chúa với ta và ta với Chúa: một thân thể không thể tách lìa.

Trong bí tích Thánh Thể, ta không chỉ nên một với Chúa mà thôi, nhưng còn với anh chị em của mình nữa. Vì khi cùng chia sẻ một tấm bánh là chính thân mình Chúa Kitô, tất cả mọi người sẽ nên những chi thể của Người. Thánh Phaolô đã từng nói: tất cả chúng ta tuy nhiều nhưng cùng chia sẻ một tấm bánh, vì thế chúng ta làm nên một thân mình. Thân mình mầu nhiệm này sẽ được sống nhờ sức sống của Chúa Kitô là chính Thánh Thần của Chúa Kitô mà Người ban cho ta.

Bởi thế, trong Chúa Kitô, nhờ Thánh Thể của Người, tất cả chúng ta thật xứng đáng gọi Thiên Chúa là Cha còn ta chỉ là một với nhau, cùng làm con của Cha.

Nói như thế, không có nghĩa là trong thực tế, chúng ta đã có thể hiệp thông hoàn toàn với nhau. Hiệp thông toàn vẹn là một ước mơ lớn lao của người Kitô hữu. Bởi trong Giáo Hội vẫn còn đó nhieu chia rẽ, mà nỗi đau không phải chỉ một ngày, hai ngày mà nỗi đau bởi thiếu hiệp thông, thiếu sự nên một, trở thành vết thương lở lói qua từng thế kỷ, qua mỗi thế hệ: hết cha ông đến con cháu, vậy mà vẫn chưa có thể lành lặn.

Hiệp thông vẫn là ước mơ bởi lòng ta vẫn còn đó nỗi oán hận anh em, vẫn còn đó sự ganh ghét, và không thể tha thứ cho nhau. Bởi trong gia đình ta còn đó nhiều chia rẽ, đố kỵ. Gia đình ta còn quá coi trọng đồng tiền, vì thế kẻ có tiền trở thành chủ gia, người già yếu, người thất nghiệp bị coi là phế nhân. Quá coi trọng vật chất cho nên trật tự gia đình bị đảo ngược: đứa con có tiền cho nên mặc sức đi sớm về khuya, mặc sức tự tung tự tác, dẫu là cha mẹ cũng trở nên người phục phụ cho nó thay vì nó phải đền ơn báo nghĩa.

Hơn ai hết, Chúa Giêsu hiểu rõ sự giằn co giữa ranh giới của hiệp thông và chia rẻ. Vì thế nơi Thánh Thể của Người, Chúa ban tang cho ta tình yêu vàsức mạnh. Tình yêu ấy, sức mạnh ấy đã đưa Người hiến dâng mạng sống để làm bùng lên một sức sống mới, một sức sống mãnh liệt có khả năng phá tan hận thù, phá tan chia rẽ cho ta đến gần với ơn hiep thông. Ay chính là sức sống của người biết tha thứ, biết đặt tình yêu lên trên mọi hố sâu của hận thù, chia rẻ và dám hiến thân cho anh chị em, cho chân lý, cho lẽ sống, để tình yêu, sự hiệp thông được nêu cao và bền vững. Bởi thế mỗi một lần tham dự thánh lễ, mỗi một lần rước lấy Chúa Giêsu Thánh Thể, là mỗi một lần ta học lấy và tập tành lối sống của Chúa Giêsu, đó là một lối sống biết ra khỏi con người mình, biết vượt lên trên mọi ích kỷ, mọi vụ lợi riêng tư mà đến với anh chị em bằng một tấm lòng yêu thương chân thành, một tấm lòng đã mang lấy sự sống của Chúa Giêsu, hơn thế nữa: mang lấy chính Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng ngự trong ta và ta trong Người.

Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch