LE_LEN_TROIChúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, Năm C

Cv 1:1-11; Ep 1:17-23; Lc 24:46-53

Con người ngày nay dù đã có thể dùng phi thuyền để bay vào không gian, có thể đi bộ ra ngoài vũ trụ bằng những trang thiết bị cao, nhưng bầu trời vẫn là huyền bí, giới hạn vẫn còn đó cho nên đã biết bao lần bay lên rồi lại phải vội vàng bay về, trời cao vẫn là sự xa xôi, khó hiểu, không như ở dưới đất.

Trong cuộc sống của quảng đại quần chúng, thì khái niệm về trời đất khá thân thiện, gần gũi và dễ thương, vưa coi Ông như người nhà vừa là Đấng phải tôn thờ, thể hiện qua các sinh hoạt. Ở các vùng quê nhà nào mà chẳng có bàn Thiên để cúng với Trời đất; đi xa đi gần, làm ăn ruộng rẫy ai mà chả cầu Trời; Trời rất gần vì Ông Trời biết đến con người và vạn vật: "Trời cao có mắt” “Lạy trời mưa xuống”. Bình thường con người cảm thấy Ông trời rất là dễ thương, chẳng hạn như trai gái yêu nhau họ nói duyên trời se định, may mắn điều gì đó thì nói trời cho, ý trời, và khi hoạn nạn gian truân thì chẳng biết đổ đâu thôi đổ vạ cho trời, khi mưa gió lụt lội gọi là thiên tai, lâu lâu buồn thì cũng trách trời chút ít. Nói chung khái niệm về ông trời nơi chúng ta rất bộc bạch, chân chất, mang tính yên ủi và pha lẫn sự sợ sệt.

Chúa Giêsu khi đến trong thế gian, luôn luôn chỉ vẽ cho con người con đường về Trời, đó là con đường nhận ra Thiên Chúa là Cha, và mọi người là anh em. Hôm nay khi hoàn tất sứ vụ ở trần gian Ngài giã biệt mọi người để về Trời là nơi Ngài đã từ đó mà đến với chúng ta. Giáo lý mà Dức Giêsu dạy dỗ không mông lung khó hiểu, cõi trời không xa xăm, nước Trời ở trong lòng các ngươi. Chúa cũng chả dạy chúng ta phải đi bằng phương tiện khoa học như: Phi thuyền, hay một lực đẩy mạnh nào đó để đưa chúng ta ra khỏi trái đất này, cũng không cỡi cá chép như ông táo để về trời, mà bằng sự nhận ra Chúa và thi hành mệnh lệnh Chúa. Hôm nay trước lúc chia tay Chúa lại xác định thêm một lần nữa với nhóm tông đồ : “Hãy nhân danh Thầy mà rao giảng việc sám hối và ơn tha tội trong mọi dân…” Thì ra Đấng từ trời cao đến không muốn gì khác hơn là làm cho mọi người dưới thế này có cơ hội để về nơi mà chính họ đã được hứa ban, Ngài chết cho họ là nhằm xoá bỏ những trắc trở trên đường đi. Ngài đã đổ máu cứu chuộc duy nhất một lần và có giá trị vĩnh hằng. Tuy nhiên bước đường này sẽ được các tông đồ và chúng ta tiếp nối, kéo dài cho đến khi Ngài quang lâm, cho nên Chúa đi nơi xa xét theo phương diện con người cảm thấy nhưng Chúa luôn mãi ở gần “Này Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20). Cái quan trọng của chúng ta hôm nay là đừng sao nhãng lời nhắn nhủ của Chúa, bởi vì con đường đi lên trời của Chúa vẽ cho chúng ta không phải là một đường thẳng băng, chính Chúa Giêsu là Thiên Chúa cũng đã phải cố gắng mới hoàn tất, huống chi chúng ta là con người đầy trì trệ, nhiều khi chúng ta cũng cố gắng chấp cánh bay nhưng tội lỗi lại lôi chúng ta xuống, có khi đã chạm đến trời cao nhưng vì kiêu căng lại té xuống.

Cuộc chia tay Thầy trò không phải đã chấm dứt bằng sự kiện người về trời cao, người ở lại dưới thế, mà này đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế. Rõ ràng cõi trời mà Chúa trình bày chẳng xa xôi mà rất gần gũi, gần gũi đến độ thân tình tin tưởng nên Chúa mời gọi cộng tác qua việc làm cho nhiều người biết Chúa, hãy đi rao giảng cho muôn dân luôn là mệnh lệnh lên đường cho các môn đệ và cũng là mệnh lệnh cho chúng ta hôm nay. Và hơn thế nữa trong một xã hội tục hoá và kém tin, mệnh lệnh này vẫn mang tính thời sự. Ngày nay người ta ngại lên đường khi mà các phương tiện, tiện ích không đáp ứng nhu cầu, và người ta cũng ngại đối diện với sự thực, đó chẳng qua là sự ru ngủ và yên nghỉ với những cái đã đạt được và cũng là sự ươn lười, cái sức ỳ đó sẽ không là lực đẩy để chúng ta vươn lên cõi trời cao đâu.

Lúc còn nhỏ khi nhìn lên bầu trời quả là một cõi xa vời và thi vị và ước vọng đi lên cõi trời luôn là những khát khao rất trẻ con là để được thấy tất cả mọi người phía dưới. Ước vọng vươn đến trời cao cũng là ước mơ của nhân loại vì cõi trần quá phức tạp và đã bị xấu đi, người ta mơ tưởng đến một cõi khác có sự công bằng hơn. Nhưng cõi trời vẫn là cái gì đó xa xôi huyền bí, nhân loại chưa thể khám phá và chẳng biết gì hơn. Sự kiện Thăng Thiên của Chúa không phải là cú ngoạn mục để lòe các môn đệ, mà là chân lý của tình yêu: Thầy đi có lợi cho anh em. Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Thầy đi để Đấng an ủi sẽ đến. Chúa về trời là nhằm thiết lập vĩnh viễn cho chúng ta một đường đi lên. 

Lm. Nguyễn Đức Trung

 

 

 

 

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch