100712goodsamaritanChúa Nhật 16 Thường Niên, Năm C

St 18:1-10a; Cl 1:24-28; Lc 10,38-42

1. Dân gian có câu: “Khách tới nhà không gà thì vịt”, câu nói nầy thể hiện lòng hiếu khách của chủ nhà. Trong bài đọc I, cho thấy tổ phụ Abraham cũng rất hiếu khách, ông đang ngồi trong lều giữa trưa nóng, thì thấy bên ngoài có 3 người đàn ông. Ông vội vàng lấy bột làm bánh, bắt một con bê tốt nhất làm thịt để tiếp đãi họ. Những người nầy là sứ giả của Thiên Chúa. Trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Martha cũng thể hiện lòng hiếu khách của mình, chị lo dọn tiệc thết đãi Chúa, thế nhưng người em là Maria phục vụ Chúa bằng cách khác, ngồi nghe Chúa giảng dạy và được khen. Tại sao Chúa khen Maria ? Và qua hình ảnh của Matha và Maria tiếp đón Chúa mỗi người mỗi cách, Chúa muốn dạy chúng ta điều gì ?

2. Chắc hẳn không chỉ một mình Đức Giêsu ghé qua nhà chị em Martha, Maria và Lagiarô (người đã chết và chôn được 4 ngày mà được Chúa cho sống lại), mà còn các tông đồ nữa. Việc chuẩn bị chỗ nghỉ ngơi và ăn uống cho ít là 13 người khách và 3 người nhà làm cho Martha, người chị, người chủ nhà tất nhiên phải rất bận rộn. Cho nên chúng ta không lạ gì Martha trách em mình không phụ giúp gì với mình! Dường như trách cả Chúa nữa là không biết nhắc Maria phụ với chị, mà chỉ ngồi nghe Chúa nói chuyện, trong khi gần tới bữa ăn rồi! Rõ ràng Martha làm việc phải làm của người chủ nhà, thế nhưng Chúa không khen, mà Chúa còn bảo: “Martha, Martha ơi ! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá. Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất”(Lc 10,42). Câu nói này hẳn làm cho Martha và cả chúng ta cũng phải suy nghĩ nữa!

3. Xét về phương diện xã hội, khách đến nhà chúng ta thường thấy có hai phương cách phục vụ. Phương cách giống như của Martha: lo ăn, lo chỗ nghỉ cho khách. Theo cách nghĩ thông thường càng lo thức ăn thịnh soạn, chỗ nghỉ càng chu đáo chừng nào chứng tỏ mình càng trân trọng, quý mến khách. Phương cách giống của Maria : lắng nghe những điều chia sẻ của khách. Càng thâm giao, càng tri kỷ khi đến thăm nhau dường như cần có nhiều thời giờ để tâm sự, để chia sẻ nhau hơn là vấn đề ăn uống.

4. Xét về phương diện thiêng liêng, Martha tiêu biểu cho người hoạt động, lo lắng về những nhu cầu vật chất. Còn Maria tiêu biểu cho những người lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện. Tuy việc hoạt động phục vụ không phải là không cần thiết, nhưng phải coi chừng kẻo chúng làm ta phân tâm mà không để ý đến điều quan trọng hơn đó là lắng nghe Lời Chúa. Chính Chúa Giêsu đã nhắc lại lời Thiên Chúa dạy từ thời Cựu Ước: "Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4).

5. Hoạt động và cầu nguyện hai việc không thể tách rời nơi đời sống của người Kitô hữu, mà cần bổ túc cho nhau. Trong đó việc cầu nguyện phải làm nền tảng hoạt động cho đời sống của Kitô hữu. Thật vậy, ta hãy xem qua một vài lĩnh vực để thấy rõ:

- Nhờ gắng bó với Đấng Tối Cao làm cho người sống đúng với phẩm giá cao quý của mình hơn. Tháng 07 năm 2004, trung tâm nghiên cứu Howard thuộc Đại học Austin, Texas, Hoa Kỳ đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy giới thanh thiếu niên có đời sống tôn giáo mạnh thì vấn đề phạm pháp, vấn đề dục tính tiền hôn nhân, lạm dụng chất kích thích, phạm pháp đều giảm đáng kể.

- Nhờ cầu nguyện nên giải quyết những vấn đề trong cuộc sống được tốt hơn. Charles de Foucauld có phương cách giải quyết các vấn đề khó khăn như sau: (1) Thưa với Chúa những điều mình gặp phải. (2) Cầu nguyện (thinh lặng) lắng nghe Chúa hướng dẫn. (3) Đưa ra hướng để giải quyết vấn đề. Nhờ vậy mà ngài đã giải quyết thành công nhiều điều. Điều nầy ai trong chúng ta cũng có thể học hỏi để áp dùng cho đời sống của ta.

- Nhờ cầu nguyện nên việc phục vụ tha nhân được tốt hơn. Mẹ Têrêsa Calcutta và các nữ tu dòng của Mẹ dù bận rộn công việc hằng ngày như thế nào, nhưng luôn luôn dành thời giờ tham dự Thánh lễ, chầu Thánh Thể. Người ta ghi nhận rằng Mẹ Têrêsa luôn là người có mặt ở nhà nguyện sớm nhất !

6. Như vậy cầu nguyện và hoạt động là hai việc không thể tách rời nơi một Kitô hữu, giống như một đồng tiền phải có hai mặt. Có thể nói cầu nguyện như là phần chìm, nền móng, của tòa nhà; hoạt động như là phần trên của tòa nhà; toà nhà muốn vững phải nhờ móng chắc chắn. Nhờ cầu nguyện mới có thể phân định được những việc nên làm và không nên làm, nếu thế thì cầu nguyện còn có thể nói như tay lái của chiếc xe để dìu dắt cả chiếc xe đi đúng hướng, an toàn. Nhờ cầu nguyện mà chúng ta có thể phục vụ, cư xử với nhau theo tinh thần người con Chúa được tốt hơn.

Đừng tiếc gì một ít thời giờ đọc kinh hôm, kinh mai, xét mình hằng ngày, đừng tiếc gì phải dành một vài tiếng đồng hồ tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật... Đức Giêsu là mẫu gương cho cầu nguyện và hoạt động. Người muốn việc hoạt động của người tông đồ phải bắt nguồn từ sự cầu nguyện và cần có những giây phút nhìn lại việc mình làm, vậy hãy dành thời gian tâm sự với Chúa, như là Maria ; để rồi mới có thể có được sức mạnh phục vụ Chúa và tha nhân như Martha, cách bền bỉ.

- Toà Giám Mục Vĩnh Long

 

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch