Chúa Nhật 33 Thường Niên, Năm C

Lc 21: 5-19.

Khi chia sẻ bài Tin Mừng hôm nay (Lc 21, 5-19), đã có nhiều người cho rằng thành Giê-ru-sa-lem mà Đức Giê-su nói đến là thành phố hiện thực tại Do-thái, để rồi từ đó loay hoay tìm những chứng cớ lịch sử có thật (chẳng hạn như sự kiện thành Giê-ru-sa-lem bị cháy vào năm 70 sau công nguyên) để chứng minh lời tiên báo của Đức Giê-su là chính xác.

Thực ra, đọc kỹ bài giàng về “sự sụp đổ của thành Giê-ru-sa-lem” sẽ thấy Đức Giê-su dùng hình ảnh có thật trước mắt mọi người để nói đến một hình ảnh ẩn dụ bên trong, đó là ngày tận thế, ngày cánh chung của vũ trụ. Mặc dù Đức Giê-su có nói: “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.” (Lc 21, 6), nhưng đó chỉ là cách Người muốn cho mọi người hình dung được ngày chung cuộc, mà ngày đó sẽ có những điềm báo trước (Lc 21, 8-19).

Trước hết, Lời dạy của Đức Ki-tô tiên báo gần đến ngày cánh chung sẽ xảy ra bắt bớ, ngược đãi, gông cùm, tù tội, mà nhiều khi chính những người thân cận nhất lại là những kẻ tố cáo, bắt nộp con em mình cho quan quyền hành tội. Cũng giống như đã có lần Đức Ki-tô dạy: “Quả vậy, Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng. Kẻ thù của mình chính là người nhà.” (Mt 10, 35-36). Khi nghe bài Tin Mừng hôm nay, đã có ý kiến phản biện: Cha mẹ nào mà chẳng thương con, “Có người nào khi con mình xin cái bánh, mà lại cho nó hòn đá? Hoặc nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn?” (Mt 7, 9-10), chẳng lẽ khi con mình bị trù dập, đã không che giấu thì chớ, mà lại còn nhẫn tâm đi tố cáo, bắt con em mình nộp cho thế lực thù địch hay sao?

Vì thế, mới thoạt nghe Lời Chúa, thấy có vẻ nghịch lý, khó lòng chấp nhận được, và chính điều này tác động mãnh liệt vào bộ não khiến người ta phải dốc tâm suy niệm để tìm cho ra đáp án. Quả thực, khi phải dốc hết tâm trí ra suy nghĩ về một vấn đề nào đó thì việc đầu tiên là phải nhìn lại mình trước, nhiên hậu nhìn lại những người thân cận và môi trường mình đang sống, đang hoạt động. Nhìn lại để thấy được không hẳn là viết đơn hoặc đến thẳng quan quyền tố cáo con em mình mới là “tố cáo, bắt nộp” (Nhiều khi chỉ vì cha mẹ chưa tin vào những điều con mình đã tin, ra mặt không chấp nhận hành động của con em mình, tạo nên một hố sâu chia rẽ trong gia đình, thì như thế đã là “vạch áo cho người xem lưng”, khiến kẻ thủ ác có cớ để bắt bớ, tra tấn con em mình). Nhìn lại còn để cảnh giác và sẵn sàng đối phó, chớ không phải nhìn lại để trốn chạy, chối bỏ. Nhìn lại còn để thấy được sự yếu đuối, mỏng giòn của bản thân cũng như những người thân cận ruột thịt và rộng ra là của con người thụ tạo trên trái đất này, nên rất có thể “Kẻ thù của mình chính là người nhà” (Mt 10, 36).

Như thế, nhìn lại mình chính là để vượt thắng được chính mình, mà muốn được vậy thì phải biết kiên trì cầu nguyện xin ơn soi sáng để nhìn cho rõ con đường chân lý mà mình sẵn sàng nhập cuộc, đồng thời cầu nguyện xin Thần Khí Chúa tăng thêm sức mạnh và dũng khí để sẵn sàng đối mặt với nghịch cảnh, chấp nhận hy sinh để bảo vệ đức tin, bởi chính “Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy. Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào. Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được” (Lc 21, 13-15).

Điều cần suy gẫm tiếp theo, đó là vấn đề cho đến tận ngày nay, những Lời tiên báo của Đức Giê-su (“Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có hững trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện” – Lc 21, 10-11) đã thực sự xảy ra và xảy ra thật nhiều trên trái đất này. Và tất nhiên, Lời cảnh báo của Người về những người thân cận ruột thịt (cha mẹ, anh em, họ hàng, bè bạn) sẽ bắt nộp con em của mình vì đã dám làm chứng cho niềm tin về một Đấng Ki-tô Cứu Thế, cũng đã xảy ra không ít. Chính Đức Giê-su cũng đã từng bi quan về thời suy tàn ấy: “Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18, 8). Vì người mang danh có đức tin thì vô số, nhưng người thật sự tin – nghĩa là thể hiện đức tin bằng cuộc sống – thì chẳng bao nhiêu. Chính Thánh Phao-lô cũng nói với tín hữu Ti-mô-thê: “Anh hãy biết điều này: vào những ngày sau hết sẽ có những lúc gay go. Hình thức của đạo thánh thì họ còn giữ, nhưng cái chính yếu thì đã chối bỏ” (2Tm 3,1.5).

Bài đọc 2 CN. XXXIII/TN-C hôm nay, với tiêu đề “Đề phòng lối sống vô kỷ luật: cơn sốt quang lâm!” có đoạn viết: “Thật vậy, khi còn ở với anh em, chúng tôi đã chỉ thị cho anh em: ai không chịu làm thì cũng đừng ăn! Thế mà chúng tôi nghe nói: trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giê-su Ki-tô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân.” (2Tx 3, 10-12). Quả thật vào thời gian cận kề ngày chung thẩm, sẽ xảy ra đủ thứ chuyện “vô kỷ luật” khiến thế giới như lên cơn sốt và cao trào nhất sẽ là giờ phút “Con Người quang lâm”, chẳng hiểu lúc ấy “liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18, 8).

Tóm lại, biết lắng nghe, biết suy niệm và luôn biết tỉnh thức, sẵn sàng thực hành theo Lời Chúa dạy, “ hãy làm việc thiện, đừng sờn lòng nản chí!” (2Tx 3, 13), thì mọi kẻ thù hung ác, mọi thử thách nghiệt ngã, mọi chông gai nguy hiểm, cũng đều có thể vượt qua, bởi “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu.” (Lc 21, 17-18). Câu kết của bài giảng (“Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình” – Lc 21, 19) đã cho thấy ai kiên trì cầu nguỵên để có thể kiên trì đối diện với mọi thử thách nghiệt ngã, vượt thắng được nghịch cảnh, vượt thắng được chính mình, thậm chí hy sinh cả tính mạng mình cho chân lý mình đang theo đuổi, thì sẽ gặt hái được vinh quang trong ngày sau hết. “Giữ được mạng sống mình” phải được hiểu là cuộc sống mai hậu trên Nước Trời vinh hiển. Chúa đã từng dạy hãy kiên trì trong cầu nguyện (dụ ngôn “Người bạn quấy rầy”, “Người đàn bà quấy rầy”), nay Người lại dạy hãy kiên trì làm nhân chứng cho Tin Mừng cứu độ. Rõ ràng trong tư tưởng hay trong hành động, ở bất cứ hoàn cảnh nào, anh hãy biết KIÊN nhẫn bảo TRÌ đức tin mà anh đã chọn cho cuộc đời mình.

Ôi! Lạy Chúa! Chúng con “đang sống những ngày đen tối” (Ep 5, 15) đúng như lời Thánh Phao-lô Tông đồ gửi tín hữu Ê-phê-sô. Cúi xin Chúa ban Thần Khí cho con để con biết “cẩn thận xem xét cách ăn nết ở của mình, đừng sống như kẻ khờ dại, nhưng hãy sống như người khôn ngoan”, đồng thời luôn luôn “biết tận dụng thời buổi hiện tại” (Ep 5, 16), sẵn sàng đối diện với mọi thử thách nghiệt ngã, nhất là những thử thách đến từ chính “cái tôi” ích kỷ, đớn hèn của con. Hy vọng với cách đó, con sẽ luôn luôn sẵn sàng trở về với Chúa bất cứ giây phút nào. Ôi! “Lạy Thiên Chúa là nguồn phát sinh mọi điều thiện hảo, được phụng sự Chúa quả là một hạnh phúc tuyệt vời: xin cho chúng con tìm được niềm vui khi hết dạ trung thành với Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con. Amen.” (Lời nguỵên nhập lễ Chúa nhật XXXIII mùa Thường niên).

  1. Lam Thy ĐVD

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch