Chúa Nhật 8 Mùa Thường Niên, Năm C

Lc 6: 39-45

Ông bà ta dạy: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Lời dạy này hàm nghĩa: Cẩn trọng khi phát ngôn hay xét đoán người ta. Vì sao phải dạy như vậy? Theo quan niệm của ông bà, trong ứng xử hàng ngày, việc phát ngôn và xét đoán rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến người khác.

Nói, là một trong những kỹ năng phải học từ lúc vỡ lòng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Phát ngôn không chỉ là việc truyền tin, còn là nghệ thuật giao tiếp: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Cho nên, trong đời sống chung, người ta rất tối kỵ việc buông lời xấu hay xét đoán cho người khác vì ông bà dạy: “Ngậm máu phun người trước dơ miệng mình”. Cho nên, khi nói hay xét đoán người khác, ta phải có trách nhiệm rõ ràng, trong sáng, tránh nói lửng lơ dẫn người ta đến tâm lý lo âu, hiểu sai lạc nên ông bà dạy: “Trách ai ăn nói lưng chừng. Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo”. Có lẽ, đó là lý do vì sao Thiên Chúa dựng nên con người có hai con mắt để nhìn cho kỹ, hai cái tai để nghe cho rõ, hai lỗ mũi để cảm nhận cho đúng mà chỉ có một cái miệng để nói hay xét đoán cho đúng.

Cho nên, Chúa Giêsu hôm nay dạy: “Anh chị em đừng xét đoán, sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới? Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em”. Những lời Chúa nói hôm nay không đơn thuần chỉ là bài học có tính cách luân lý rằng Chúa Giêsu không chỉ khuyên chúng ta không nên xét đoán người khác. Ngài còn mời gọi chúng ta tự đặt mình vào mối tương quan với Thiên Chúa: Chỉ có Thiên Chúa, Đấng thấu suốt lòng con người mới có thể xét xử con người. Khi chỉ chúng ta nhìn nhận quyền xét xử của Thiên Chúa, chúng ta cũng sẽ nhận ra thân phận tội lỗi yếu hèn của mình. “Hãy lấy cái dằm ra khỏi mắt ngươi trước đã”, nghĩa là hãy nhận ra thân phận bất toàn của mình trước rồi mới xét đoán người ta.

Qủa thế, ngày xưa, nhà hiền triết Hy Lạp Socrate đã đề ra khẩu hiệu như bài học vỡ lòng cho các môn sinh của mình: “Hỡi người, hãy tự biết mình”. Chúa Giêsu của chúng ta cũng đề cao sự sám hối: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. “Hãy sám hối” trước tiên là nhận ra thân phận bất toàn đầy dẫy những lỗi lầm thiếu xót của mình, để rồi từ đó chúng ta sẽ biết sống cảm thông, kiên nhẫn, bao dung và tha thứ đối với người khác hơn. Sống như thế, chúng ta mới đạt được cùng đích của mình là trở nên giống Thiên Chúa, chứ không phải trở thành Thiên Chúa để gạt bỏ chính Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống và rồi xét đoán phạt anh chị em mình không thương tiếc.

Cho nên, Chúa Giêsu dạy hãy tự sửa mình nhiều hơn sửa người khác. Vâng, con người thường có tính tự nhiên quan tâm phô trường, khoe khoan tới hành động, thành công, việc làm của mình luôn luôn là tốt hơn người ta cho nên dễ xét nét hành động của người khác. Chúng ta hay tự cho mình là hoàn hảo hơn người khác trong khi đó mình còn thiếu sót sai lầm, cần phải sửa đổi trước đã rồi hẳn phê phán, xét đoán anh chị em khác. Cho nên, chúng ta dễ thấy những lầm lỗi của người khác, cho dù lầm lỗi ấy rất nhỏ. Còn những lầm lỗi của chính mình thì mình lại không thấy, cho dù rất lớn. Nếu một tập thể hay một gia đình mà trong đó ai cũng đều có tính chỉ nhìn thấy lỗi của người khác mà không thấy lỗi của chính mình thì đời sống chung sẽ rất khó chịu, dễ dàng trách móc, bực bội, hờn giận người khác. Thật là thật đau khổ khi phải sống chung với những người không có tự biết mình, không biết uốn lưỡi 7 lần trước khi nói và không nhìn lại mình trước khi xét đoán. Cho nên, Lời Chúa trong bài đọc 1, Sách Huấn Ca dạy: “Sàng rồi, trấu ở lại sàng, nói ra, cái dở rõ ràng thấy ngay. Có thử lửa mới biết bình thợ gốm, nghe lời miệng nói biết ngay lòng người. Chớ vội khen, khi người chưa lên tiếng: muốn biết người, phải nghe miệng nói năng”. Vì thế, Chúa Giêsu khẳng định: “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra”.

Vì vậy, việc nhìn thấy và sửa đổi chính bản thân mình thì dễ thực hiện vì điều ấy tùy thuộc vào chính mình, do mình làm chủ, nên hễ mình muốn sửa là sửa được. Còn sửa lỗi người khác thì khó hơn rất nhiều vì điều ấy không tùy thuộc vào mình, không do mình làm chủ. Vả lại, chính mình nên thánh trước đã rồi thì cảm hóa hay sửa chữa người khác sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Cho nên, ông bà ta bảo: “Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy mình đã, đừng làm theo kiểu chân mình những lấm bê bê, lại cầm bó đuốc mà rê chân người”. Ước gì qua Lời Chúa hôm nay, là những Kitô hữu chúng ta hãy hãy tự xét lỗi chính bản thân mình đã, chứ đừng vội xét lỗi người khác. Lạy Chúa, nhân vô thập toàn, đã là người thì ai cũng có những sai lỗi và khuyết điểm của mình. Đứng trước những khuyết điểm của người khác, xin Chúa cho chúng con biết cảm thông và tha thứ, như Chúa đã từng cảm thông và tha thứ cho chúng con cũng như cho những kẻ tội lỗi trong Phúc âm. Còn đứng trước những sai lỗi của bản thân, xin Chúa giúp chúng con biết nhận lỗi, xin lỗi và nhất là sửa lỗi, để nhờ đó chúng con thăng tiến bản thân, đổi mới cuộc đời và luôn làm đẹp lòng Chúa. Amen.

Lm. Joshepus Quang Nguyễn

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch