Chúa Nhật 15 Thường Niên, Năm C

Lc 10: 25-37

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Thương người như thể thương thân”, câu tục ngữ này hàm súc một lời nói chân thành, tự nhiên khuyên người ta phải biết thương yêu, đồng cảm với đồng loại như yêu thương chính bản thân mình, coi nỗi đau của người khác như nỗi đau của mình để từ đó biết chia sẻ, cảm thông, ủi an, nâng đỡ và đồng hành.

Tác giả dân gian khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thật so sánh “thương người” với “thương thân” muốn nhấn mạnh nếu ta thương bản thân mình như thể nào thì hãy thương những người xung quanh ta như thế. Chẳng hạn, thân thể ta mỗi khi bị đau do trầy xước, té ngã… khiến ta phải quan tâm, lo lắng chăm sóc cẩn tthận thì khi thấy người xung quanh mình không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương họ như chính bản thân mình vì ông bà ta dạy: “Bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống như chung một dàn”. Còn Lời Chúa trong bài đọc 2, Thánh Phaolô dạy: “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người” (Cl 1,15-16). Như vậy, “Tất cả mọi người đã được Thiên Chúa nhận làm con, được Người cho thấy vinh quang, ban tặng các giao ước, lề luật, một nền phụng tự và các lời hứa; và sau hết, chính Đức Ki-tô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với chúng ta” (Rm 9,4-5).

Cho nên, động lực nồng cốt và mạnh mẽ nhất của Kitô hữu là lửa thương người. Lửa thương người này chính Chúa Giêsu đã đem từ trời xuống và làm cho nó bừng cháy lên giữa lòng nhân thế. Vì vậy, động lực thúc đẩy chúng ta hôm nay sống Lời Chúa giữa gia đình, thôn xóm, giáo xứ hay giữa lòng dân tộc là thương người như thể thương thân. Vậy, tôi xin hỏi thương người là gì? Nhà thơ Xuân Diệu nói: “Yêu là chết trong lòng một ít”. Còn nhà thơ Saint-Exupéry nói: “Yêu là cùng nhìn về một hướng”. Cố Tổng Thống Ganđi nói: “Yêu là sức mạnh khiêm tốn nhất, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có”. Một thi sĩ khác nói: “Yêu là cảm giác được trở về với chính mình khi ở bên người mình yêu, và tìm thấy hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của người mình yêu”. Còn Chúa Giêsu hôm nay dạy cho chúng ta một lối hiểu và sống của yêu thương rất thiết thực nhưng thật cao siêu, rất đơn sơ nhưng thật ý nghĩa và mang lại hạnh phúc cho chính mình và tha nhân ngay đời này và đời sau.

Tin Mừng hôm nay kể người thanh niên đến hỏi Chúa Giêsu “Tôi phải làm gì để được sự sống đời”. Chúa Giêsu trả lời: “Hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức… và yêu người thân cận như chính mình”. Anh ta mới hỏi Chúa: “Ai là người thân cận tôi”. Chúa Giêsu trả lời bằng dụ ngôn người Samari đồng thời Ngài vạch cho chúng ta thấy đâu là sự thương người đích thực và đáng trân trọng.

Chúng ta nên biết vào thời Chúa Giêsu, người Do thái cho rằng dân Samaria là dân phối hợp giữa người Do thái và dân ngoại. Người Do thái coi dân Samari là dân không thuần chủng và là dân tội lỗi. Cho nên, dân Samari không lên Giêrusalem để tôn thờ Thiên Chúa mà chỉ thờ Thiên Chúa ở núi Gariza. Do sự khác biệt đó mà nẩy sinh các mối thù nghịch, xung khắc với nhau. Vì vậy, không lạ gì khi Chúa Giêsu và các môn đệ đi ngang qua làng Samari, họ không tiếp đón Chúa, các môn đệ xin Chúa sai lửa xuống thiêu rụi làng này đi. Ấy thế mà hôm nay, người Samari này không phân biệt chúng tộc, tôn giáo hay ý thức hệ nên ông thương người nạn nhân này như thể thương thân, ông động lòng thương và ra tay giúp đỡ. Qủa thật, tình thương đó phản ánh tình yêu của Thiên Chúa là Đấng mà Thánh kinh nói Ngài cho mặt trời mặt lên trên người lành cũng như kẻ dữ. Cho mưa xuống trên kẻ liêm khiết cũng như kẻ gian ác. Tình yêu đó còn thể hiện trong thiên nhiên nơi cánh hoa hồng, nơi cây đa đầu làng phủ bóng che nắng che mưa hết mọi người dù kẻ đó chặt đốn phá nó.

Người Samari đã giúp đỡ nạn nhân tận tâm tận tình thậm chí không tính toán và không chờ đợi đáp trả gì. Đó là tình yêu của Thiên Chúa được Chúa Giêsu thể hiện trước và nêu gương cho chúng ta khi Ngài còn ở thế gian thế gian qua việc yêu thương, chăm sóc, rao giảng, chữa lành bệnh, cho kẻ đói ăn, tha tội cho kẻ có tội dù đó là kẻ pxúc phạm đến Ngài, cho kẻ chết sống lại, chịu nạn chịu chết và sống lại cho để mọi người được giao hòa với Chúa và anh chị em với nhau, đồng thời nhờ Chúa Giêsu, Thiên Chúa ban muôn ơn lành dồi dào cho cho mọi người trên trời cũng như dưới đất hôm nay.

Thiên Chúa thương ta là thế, nhìn lại tình thương của chúng ta dành cho tha nhân như thế nào? Ai là người thân cận của chúng ta?. Người thân cận, cận thân, cận lân chính là người đang cần được giúp đỡ. Người đó cần tình thương của chúng ta, tình thương đó phải được thi hành cấp thời, đúng lúc, hữu hiệu và vô vị lợi, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giàu nghèo, là bạn hay thù. Đàng khác, chúng ta phải yêu thương người thân cận như chính mình, nghĩa là chúng ta phải cảm thông, dễ dãi với họ như mình vẫn thông cảm với chính mình. Cũng như chúng ta, họ có những sở trường sở đoản, những khó khăn riêng, do đó, chúng ta sẽ không vội phê phán khi thấy họ khác mình, chúng ta cũng không vội kết án họ khi họ lầm lỗi, chính chúng ta cũng có nhiều khuyết điểm và lỗi lầm, nên chúng ta phải hiểu cho sự yếu đuối của người khác. Chúng ta cũng cần nhớ rằng trọng tâm của tình thương là chấp nhận những khuyết điểm hay ưu điểm của nhau để cùng nhau xây dựng, đồng hành, sẻ chia, an ủi, nâng đỡ nhau và thương nhau một cách chân thành, tự đáy lòng, không so đo tính toán, không đòi người khác phải xin lỗi mới tha thứ, không đòi người khác phải xử tốt với mình, chúng ta mới yêu thương họ. Đó là mới là yêu thương như Chúa đã yêu thương chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết thể hiện những lời Chúa dạy hôm nay bằng hành động cụ thể trong cuộc sống. Biết sẵn sàng đón nhận, chia sẻ những yếu đuối của nhau. Biết sẵn sàng mở lòng yêu thương với tinh thần quảng đại, không loại trừ. Biết mau mắn nhạy cảm trước những nhu cầu cần sự nâng đỡ, trợ giúp của người người thân cận. Biết mau mắn đưa vai đón nhận, sẻ chia và gánh lấy thập giá của nhau trên hành trình trở nên người mộn đệ đích thật của Chúa. Amen.

Lm. Joshepus Quang Nguyễn

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch