Chúa Nhật 29 Mùa Thường Niên, Năm C

Lc 18: 1-8

Tôn giáo nào cũng đề cao việc cầu nguyện. Cầu nguyện là xác lập mối tương giao giữa con người với Thượng đế, giữa thụ tạo với Đấng Tạo thành. Trong Kitô giáo, cầu nguyện không những là bổn phận, nhưng còn là một nhu cầu thiết yếu để tăng triển đức tin. Như nước cần cho cá, hơi thở cần cho các sinh vật, việc cầu nguyện cũng cần thiết để chúng ta được sống và sống dồi dào.

Các tác giả Tin Mừng cũng nhiều lần thuật lại mẫu gương cầu nguyện nơi Chúa Giêsu. Chính Ngài cũng dạy các học trò phương thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa nhấn mạnh đến sự kiên trì trong việc cầu nguyện qua dụ ngôn về một người đàn bà góa đến trước cửa quan để khẩn nài. Vậy, chúng ta phải thực hành việc cầu nguyện như thế nào?

Cầu nguyện với tâm tình con thảo cách đơn thành.

Việc cầu nguyện trong Kitô giáo khác xa với việc cầu nguyện nơi các tôn giáo khác. Sự khác biệt lớn nhất chính là đối tượng. Đấng mà chúng ta cầu khẩn không phải là một vị thần ở tít trên cao, nhưng là một người Cha rất gần gũi và thân tình. Chúa Giêsu đã nói khá nhiều về điều ấy trong cả 4 sách Tin Mừng. Một người con đến thưa chuyện với cha của mình không cần phải nhiều lời, khi người con biết rằng người bố rất yêu thương nó và biêt rõ nó đang cần gì. Thiên Chúa của chúng ta không phải là một vị quan tòa khó tính hay cáu gắt, nhưng là một người Cha nhân hậu lúc nào cũng dang rộng đôi tay ôm đón chúng ta vào lòng. Vì thế khi đến với Chúa, chúng ta phải loại bỏ sự sợ hãi, nhưng cần đơn thành trải lòng mình ra để đón nhận tình yêu mà Thiên Chúa hiến trao. Chúng ta cũng cần thâm tín rằng cầu nguyện không phải chỉ là xin xỏ điều này hay điều nọ. Chúa biết rõ chúng ta đang thiếu thốn những gì. Thái độ nội tâm căn bản cần phải có khi cầu nguyện là hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa là Cha nhân lành, rất quảng đại và giàu lòng thương xót. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 kể lại một kinh nghiệm mà Ngài không bao giờ quên. Lúc còn nhỏ, Ngài đi tham dự một cuộc hành hương cùng với thân phụ. Giữa một biển người mênh mông, đứa bé đứng dưới đất không nhìn thấy gì. Thấy vậy, thân phụ của Đức Thánh Cha đã đặt Ngài trên đôi vai mình. Ngài cảm thấy rất tuyệt vời. Cũng vậy, khi chúng ta đến với Chúa, Chúa ôm chúng ta trong vòng tay trìu mến. Chúa cũng đặt chúng ta trên đôi vai Ngài. Trong vòng tay yêu thương của Chúa, chúng ta không còn lý do để sợ hãi.

Cầu nguyện với tâm tình phó thác và tin tưởng.

Tại một giáo xứ nọ, người ta tổ chức học hỏi và hội thảo về việc cầu nguyện. Câu hỏi gợi ý được nêu ra là, chúng ta phải có thái độ như thế nào khi cầu nguyện? Một vị đứng lên chia sẻ như sau: “Khi cầu nguyện, chúng ta phải quỳ gối xuống, tay chắp lại để tôn thờ Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta đang đối diện. Đây là thái độ khiêm cung mà Đức Maria đã nêu gương, đặc biệt trong biến cố truyền tin”. Một vị khác nói: “Không đúng. Khi cầu nguyện chúng ta phải đứng thẳng lên, 2 tay giang rộng, đôi mắt hướng lên trời như Moise khi quân đội của ông tiến đánh quân A-ma-lếch (bài đọc 1 hôm nay). Có như thế, Môise mới chiến thắng. Khi mỏi chân và mỏi đôi tay, Moise ngồi xuống, 2 tay buông thõng và quân đội của ông bị thua tan tác”. Cuộc tranh luận khá sôi nổi với nhiều ý kiến trái chiều. Cuối cùng một chàng thanh niên đứng lên trình bày: “Kính thưa quý vị, khi cầu nguyện không biết chúng ta nên đứng hay nên quỳ, đôi tay giang ra hay chắp lại, cặp mắt mở to hướng về trời hay nhắm lại và cúi xuống cách khiêm cung. Quý vị đã tranh cãi khá nhiều. Riêng tôi, tôi đã trải qua một kinh nghiệm cụ thể. Tôi là thợ điện, một lần trèo lên cao để sửa chữa, tôi trượt chân và rơi xuống. Rất may, tôi bám được một cành cây. Hai chân chổng lên trời vướng vào một cành cây khác, đầu chúi xuống đất. Một tay tôi bám chặt vào thân cây, còn tay kia giơ ra vung vẩy để kêu cứu. Trong lúc nguy kịch, tôi đã cầu nguyện xin Chúa đến giúp. Không biết ở trong tư thế như vậy để cầu nguyện, tôi có đẹp lòng Chúa hay không, nhưng chắc chắn Chúa đã nhận lời tôi, bằng chứng là tôi còn được sống đến ngày hôm nay”. Lời kết luận của chàng thanh niên rất ý nghĩa để chúng ta suy nghĩ. Đến nhà thờ cầu nguyện với quần áo lịch sự và thái độ trang nghiêm sốt sắng là điều rất tốt cần phải làm. Nhưng quan trọng hơn cả là thái độ nội tâm của cõi lòng chúng ta đối với Chúa. Nếu chúng ta đến với Chúa với quần áo sạch sẽ mà tâm hồn lại quá bẩn thỉu, đầy dối gian lọc lừa, thì chúng ta cầu nguyện làm sao được. Chúng ta không thể cầu nguyện với Chúa mà tâm hồn nhét đầy dao găm hay lựu đạn của oán thù, thì những lời cầu nguyện của chúng ta hoàn toàn giả dối và rống tuếch.

Cầu nguyện với tâm tình biết ơn.

Có một bà cụ quê mùa nhưng rất đạo đức. Nhà bà quá nghèo phải đong gạo từng bữa. Một hôm nhà hết gạo, bà không biết xoay sở cách nào, nhưng vẫn thành tâm cầu nguyện xin Chúa ban lương thực hằng ngày. Anh chàng thanh niên bặm trợn nhà kế bên nghe thấy bà cầu nguyện như thế liền lấy một bịch gạo quẳng sang, lúc bà không để ý tới. Khi vừa thấy bịch gạo, bà dâng lời tạ ơn Chúa ngay lập tức. Thấy vậy, chàng thanh niên nói vọng sang: “Bà ơi, không phải Chúa cho bà đâu, bịch gạo của cháu đấy, chẳng có Chúa nào hết”. Nghe nói vậy, bà cụ lại ngước mắt lên trời và cầu nguyện tiếp: “Lạy Chúa, con cám ơn Chúa đã xui khiến anh chàng Giuđa này đem gạo đến cho con. Chúa có nhiều cách để thi ân. Con xin cảm tạ Chúa.” Tâm tình biết ơn là chìa khóa để chúng ta có thể mở toang cánh cửa của ân sủng. Mọi sự chúng ta có đều là của Chúa. Chúng ta hãy học lấy thái độ khiêm cung của người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện chứ đừng bắt chước thái độ kiêu căng trịch thượng của ông Pharisiêu. Cũng vậy, người Samari phong hủi sau khi được chữa lành đã quay lại cám ơn Chúa, được Chúa trân quý và xem đó như động thái biểu tỏ đức tin nơi anh ta. Chúa nói: “Hãy đứng dậy mà về, lòng tin của anh đã cứu chữa anh”.

Kết luận

Pascal đã nói: “Con người nhỏ bé và yếu ớt như cây sậy. Nhưng chúng ta sẽ trở nên vĩ đại khi chúng ta biết cầu nguyện” Xin Chúa giúp chúng ta biết siêng năng cầu nguyện với sự kiên trì và thành tâm như lời Chúa dạy hôm nay.

Lm. G.B. Trần Văn Hào

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch