CN 27 TN, A: Câu chuyện vườnh nho - câu chuyện đời ta

ThuongNien27Chúa Nhật 27 Thường Niên, Năm A

Mt 21:33-43

Vườn nho là một hình ảnh quen thuộc đối với người Do Thái. Chúa đã dùng hình ảnh quen thuộc này để thính giả dễ hiểu điều Chúa nói về Nước Trời. Ý nghĩa dụ ngôn này như sau. Thiên Chúa là chủ vườn nho. Vườn nho thoạt tiên được dùng để chỉ dân Do Thái. Dân Do Thái được Chúa chọn là dân riêng. Lịch sử dân Do Thái là lịch sử tình yêu thương của Chúa. Vì yêu thương Chúa đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ Ai Cập. Vì yêu thương Chúa đã dành sẵn cho họ một đất nước. Vì yêu thương Chúa bảo vệ họ khỏi sự quấy phá của các nước lân bang. Vì yêu thương Chúa đã sai khiến các tiên tri đến dạy dỗ họ. Quả thật dân Do Thái là một vườn nho được Chúa trồng, chăm sóc từng li từng tí. Từ rào dậu chung quanh đến xây tháp canh giữ. Từ xây bồn ép nho đến tưới bón cắt tỉa. Nhưng sự thương yêu của Chúa được đáp lại bằng sự phản bội. Người Do Thái không công nhận quyền làm chủ của Chúa. Họ giết các tiên tri được sai đến dạy dỗ họ. Họ còn giết cả Chúa Giêsu là Con Một Thiên Chúa để chiếm lấy vườn nho làm của riêng họ. Nhưng họ có biết đâu rằng nếu để Chúa là chủ thì vườn nho còn được bảo vệ, được chăm sóc và họ còn được hưởng hoa lợi. Nhưng từ chối quyền làm chủ của Chúa, vườn nho rơi vào cảnh hoang tàn, đổ nát, không còn hoa trái. Và vì thế cuộc đời họ cũng bị diệt vong.

Xem thêm: CN 27 TN, A: Câu chuyện vườnh nho - câu chuyện đời ta

Write comment (0 Comments)

CN 21 TN, A: Phêrô, Đấng làm đầu Giáo Hội

ThuongNien21_copyChúa Nhật 21 Thường Niên, Năm A

Mt 16, 13-20

Trong ba năm đi rao giảng về Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã tuyển chọn một số môn đệ đi theo Ngài. Chúa Giêsu đã dạy dỗ dân chúng, đã chữa lành những bệnh hoạn tật nguyền cho dân, đã làm nhiều phép lạ. Tiếng tăm và danh thơm tiếng tốt của Ngài đã lan tỏa khắp nơi. Nhiều tiếng đồn đoán về lai lịch, sự nghiệp của Ngài. Có người cho Ngài là Gioan Tẩy Giả, có người nói Ngài là Isaia, Giêrêmia hay là một ngôn sứ nào đó. Thực tế, Chúa rất muốn biết suy nghĩ của các môn đệ về Ngài…

Xem thêm: CN 21 TN, A: Phêrô, Đấng làm đầu Giáo Hội

Write comment (0 Comments)

CN 26 TN, A: Nguy cơ tự mãn

21092011tailieuChúa Nhật 26 Thường Niên, Năm A

Mt 21:28-32

“Các ông nghĩ sao?”. Ngay từ đầu câu chuyện, Chúa Giêsu đã đưa ra lời hỏi đột ngột như một lời thẩm vấn buộc người nghe phải động não, phải tự đặt vấn đề cho mình. Có thể nói lời hỏi đột ngột của Chúa Giêsu như muốn gây giật mình, cùng lúc lôi cuốn sự chú ý của người nghe vào trong câu chuyện mà Người sắp nói nhằm giúp họ tra xét chính bản thân họ.

“Các ông nghĩ sao? Người kia có hai con trai”. Cả hai con trai đều được ông sai đi làm vườn nho. Nhưng các con của ông sao mà tính khí bất định, để rồi tiếng vâng mà thực là không, tiếng không lại là vâng. Đứa thứ nhất trả lời không, cuối cùng đi làm. Đứa thứ hai trả lời có, cuối cùng bất tuân. Dù tính cách và những câu trả lời của những người con bất định đến thế, nhưng theo mạch văn của Tin Mừng, đối với Chúa Giêsu, hình như cái làm cho chúng trở nên đúng hay sai, tốt hay xấu, không thuộc về tính cách và càng không phải là lời những người con ấy nói, nhưng là rốt cuộc chúng làm hay không làm theo ý của cha mình.

Xem thêm: CN 26 TN, A: Nguy cơ tự mãn

Write comment (0 Comments)

CN 20 TN, A: Lòng tin và tình yêu

09082011tailieuChúa Nhật 20 Thường Niên, Năm A

Mt 15:21-28

"Này bà, bà có lòng tin mạnh'

Trong thư gởi cho giáo đoàn Rôma, Thánh Phaolô đã nhắc nhở: “Người Do thái muốn nên công chính, nhưng không thực hiện được bởi họ tìm cách nên công chính nhờ luật, những người ngoại họ nên công chính được là vì họ tin” hoặc “Đức tin là bằng chứng cho những gì anh em không thấy, là bảo chứng cho những gì anh em trông đợi”

Xem thêm: CN 20 TN, A: Lòng tin và tình yêu

Write comment (0 Comments)

CN 25 TN, A: Lòng tốt của Thiên Chúa

15092011tailieuChúa Nhật 25 Thường Niên, Năm A

Mt 20: 1-16

1. Tư tưởng Của Thiên Chúa không giống tư tưởng loài người

Loài người chúng ta suy nghĩ giống như một người buôn bán: món hàng trị giá thế nào, vậy phải mua thế nào, bán thế nào? bao nhiêu thì đúng, bao nhiêu thì sai?

Chúng ta áp dụng suy nghĩ ấy chẳng những trong đối xử với người khác, mà còn cho cả Thiên Chúa nữa: tôi đã làm gì và làm bao nhiêu, cho nên Thiên Chúa phải ban cho tôi ơn gì và ban bao nhiêu. Chúng ta cho rằng như thế là công bằng.

Xem thêm: CN 25 TN, A: Lòng tốt của Thiên Chúa

Write comment (0 Comments)

CN 19 TN, A: Đêm Tối Của Niềm Tin

04082011tailieuChúa Nhật 19 Thường Niên, Năm A

1V 19,9.11-13; Rm 9,1-5; Mt 14,22-33

Ông Phê-rô và các môn đệ khác hẳn đã rất đỗi kinh ngạc về phép lạ hoá bánh ra nhiều nuôi sống đám đông dân chúng như bài đọc tuần trước ta đã nghe. Trong con mắt của nhiều người, Đức Giê-su hẳn là Đấng Mê-si-a, là Đấng phải đến. Nhưng cũng với những con mắt ấy, họ nhìn Đức Giê-su như là một Đấng quyền năng, một nhà lãnh đạo chính trị hơn là Đấng Cứu Độ trần gian (x. Ga 6,15). Chính vì thế, Đức Giê-su đã giải tán đám đông ngay sau khi cho họ ăn no. Đến đây, vấn đề gợi ra là ông Phê-rô hẳn đã tin nhận Đức Giê-su là Đấng quyền năng, là người được Thiên Chúa sai đến. Thế nhưng để có thể thốt lên lời tuyên xưng: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16) -  lời tuyên xưng căn tính của Đức Giê-su là Con Thiên Chúa, là Đấng Tối Cao, ông còn phải trải qua những kinh nghiệm khác về niềm tin của mình. Rõ ràng nhất, ông đã gặp thấy đêm tối của niềm tin. Các nhà thần học tâm linh đã nhắc nhở mọi tín hữu rằng bất kỳ ai cũng có thể gặp thấy những khoảnh khắc đêm tối của niềm tin.

Xem thêm: CN 19 TN, A: Đêm Tối Của Niềm Tin

Write comment (0 Comments)

CN 24 TN, A: Tha Thứ Cho Nhau Để Được Thiên Chúa Thứ Tha

08092011tailieuChúa Nhật 24 Thường Niên, Năm A

Mt 18, 21-35

Trong cuộc sống Gia đình hay Cộng đoàn đều không thể tránh khỏi có những va chạm,  nhưng điều quan trọng là chúng ta có bỏ đi được lòng tự ái của bản thân, hạ mình mà tha thứ, đón nhận nhau trong tình anh em, bạn hữu như các chi thể trên một thân thể hay không ?

Qua trình thuật Tin Mừng theo Thánh Matthêu hôm nay, Chúa Giêsu dạy phải biết tha thứ cho nhau : “Ông Phêrô đến gần Đức Giêsu mà hỏi rằng: “thưa Ngài, nếu Anh em con cứ xúc phạm đến con, thì phải tha đến mấy lần? Có phải đến bảy lần không?” Đức Giêsu đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần nhưng là đến bảy mươi lần bảy.” (Mt 18: 21-22).

Xem thêm: CN 24 TN, A: Tha Thứ Cho Nhau Để Được Thiên Chúa Thứ Tha

Write comment (0 Comments)

CN 18 TN, A: Cộng tác trong việc cho người đó ăn

ThuongNien18Chúa Nhật 18 Thường Niên, Năm A

Mt 14,13-21

Trong ba năm giảng dạy của Chúa Giêsu, các sách Tin Mừng kể lại hai lần Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều. Phép lạ kể lại trong bài Tin Mừng hôm nay là lần thứ nhất, xảy ra vào tháng Tư, gần lễ Vượt Qua của năm 29, tức là vào năm thứ hai giảng dạy của Chúa Giêsu. Chúa muốn nói gì với chúng ta khi làm phép lạ này ?

Điều thứ nhất, Chúa muốn nói với chúng ta về lòng thương xót. Xưa kia trong sa mạc, trên đường về Đất Hứa, dân Do Thái đã kêu xin Chúa ban lương thực cho họ. Trước những lời kêu xin đó Thiên Chúa đã không làm ngơ và đã ban man-na cho họ. Cũng vậy, Chúa Giêsu đã không làm ngơ trước cảnh dân chúng đi theo Ngài để nghe Ngài giảng dạy ở một nơi đồng không mông quạnh mà không có gì ăn, Ngài đã hóa bánh ra nhiều cho họ ăn no, Ngài đã thương xót họ. Trong bối cảnh của phép lạ này, chúng ta thấy có hai thứ thương xót, Các môn đệ thấy trời đã về chiều và người ta mệt mỏi rồi, các ông tội nghiệp họ và đã thưa với Chúa : “Xin Thầy giải tán dân chúng để họ vào các làng mạc mua thức ăn”. Đó là thứ thương xót thứ nhất, thứ thương xót nhập đề. Lòng thương xót nầy cần thiết vì là khởi điểm. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thôi thì chưa đủ. Vì thế, Chúa muốn các môn đệ bước qua thứ thương xót khởi điểm đó, đem thứ thương xót nhập đề vào thứ thương xót thứ hai, thứ thương xót nhập cuộc : “Các con hãy lo cho họ ăn”.

Xem thêm: CN 18 TN, A: Cộng tác trong việc cho người đó ăn

Write comment (0 Comments)

CN 23 TN, A: Sửa lỗi cho nhau

01092011tailieuChúa Nhật 23 Thường niên, Năm  A

Mt 18:15-20

Thời đại hôm nay là thời đại kinh tế thị trường. Mọi quan hệ giữa người với người đều dựa trên lợi nhuận kinh tế. Tôi quan hệ với anh tôi có lợi điều gì? Tôi làm việc này tôi có hưởng được lợi lộc gì? Tôi đầu tư công sức vào việc này, tôi sẽ được lời lãi bao nhiêu?

Thế nên, những việc không có lợi, người ta thường tìm cách tránh né. Người ta thường suy xét thiệt hơn. Không ai dại gì gánh nợ cho người khác. Không ai dại gì can thiệp vào chuyện của người khác. Con người hôm nay là vậy, nhưng bác ái kytô giáo không cho phép chúng ta dửng dưng với đồng loại. Một tình yêu đích thực không thể làm ngơ trước nguy hiểm của người mình yêu. Đức ái đòi hỏi phải dấn thân và làm cho người anh em của mình được sống và sống ngập tràn hạnh phúc.

Xem thêm: CN 23 TN, A: Sửa lỗi cho nhau

Write comment (0 Comments)

CN 17 TN, A: Kho tàng vô giá

ThuongNien17Chúa Nhật 17 Thường Niên, Năm A

Mt 13,44-52

Nhân loại đang trải qua một cơn khủng hoảng lớn về các giá trị. Cuộc khủng hoảng đó bắt nguồn từ cái nhìn hời hợt về những thực tại trần gian. Nhưng một giá trị đích thực không dễ nắm bắt như người ta tưởng. Nhất là khi giá trị đó là Nước Trời.

CUỘC SĂN ÐUỔI KỲ THÚ

Cuộc săn đuổi những của cải vật chất đôi khi rất gay gắt. Anh thương gia cố ý săn lùng ngọc quí. Cuối cùng anh đã đạt được như ý. Còn một người vô danh chắc vô tình "gặp được (kho báu) chôn giấu trong ruộng" (M6 13:44). Có thể anh là một nông dân (?) Nhưng chắc chắn anh phải là người có khả năng thẩm định giá trị kho báu đó. Bởi thế, anh "liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy" (Mt 13:44). Anh thương gia cũng có một khả năng và thái độ tương tự. Ðầu óc rất sáng suốt và khôn ngoan. Ý chí rất mãnh liệt đến nỗi dám đánh đổi một mất một còn. Kho báu và viên ngọc là những giá trị tuyệt đối. Gia tài hiện tại cũng không thể so sánh được !

Xem thêm: CN 17 TN, A: Kho tàng vô giá

Write comment (0 Comments)

CN 22 TN, A: Mỗi ngày lại bước vào con đường thập giá

24082011tailieu_copyChúa Nhật 22 Thường Niên, Năm A

Mt 16,21-27

Từ viên đá góc trở thành viên đá gây vấp phạm

Trong trình thuật về cuộc tuyên xưng tại thành Xê-da-rê, nhân vật chính không phải là Ðức Giêsu và các mầu nhiệm của Người, nhưng là Phêrô, vị tông đổ kiểu mẫu. Trình thuật Tin Mừng hôm nay cũng cho người đọc một cảm nghĩ tương tự. Trong trình thuật trước, người ta đã thấy ông Phêrô bước đi trên sóng nước và sợ hãi. Trong trình thuật sau, người ta lại ngạc nhiên vì đức tin của ông cũng như sự yếu kém lòng tin của ông.

Xem thêm: CN 22 TN, A: Mỗi ngày lại bước vào con đường thập giá

Write comment (0 Comments)

CN 16 TN, A: Giống lúa mà không phải

13072011tailieuChuá Nhật 16 Thường Niên, Năm A

Mt 13:24-43 

“Nước Trời ví như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Khi mọi người đang ngủ, kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất. Lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện”. (Mt 13, 25-27) 

Nối tiếp dụ ngôn người gieo giống, Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn “lúa và cỏ lùng”. Trong khi “ông chủ ruộng” gieo giống lúa tốt trong ruộng mình, thì kẻ thù của ông, lại gieo cỏ lùng, với mục đích làm cho cây lúa kém sinh hoa kết hạt.

Xem thêm: CN 16 TN, A: Giống lúa mà không phải

Write comment (0 Comments)

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch